Hoạt động 2 trang 86 Toán 12 Tập 1 Cánh diều
Xét mẫu số liệu ghép nhóm cho bởi .
Giải Toán 12 Bài 1: Khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm - Cánh diều
Hoạt động 2 trang 86 Toán 12 Tập 1: Xét mẫu số liệu ghép nhóm cho bởi Bảng 5.
a)
- Nhóm 2 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng n4=364=9 có đúng không?
- Tìm đầu mút trái s, độ dài h, tần số n2 của nhóm 2; tần số tích lũy cf1 của nhóm 1. Sau đó, hãy tính tứ phân vị thứ nhất Q1 của mẫu số liệu đã cho theo công thức sau:
Q1=s+(9−cf1n2)⋅h.
b)
- Nhóm 3 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng n2=362=18 có đúng không?
- Tìm đầu mút trái r, độ dài d, tần số n3 của nhóm 3; tần số tích lũy cf2 của nhóm 2. Sau đó, hãy tính tứ phân vị thứ hai Q2 của mẫu số liệu đã cho theo công thức sau:
Q2=r+(18−cf2n3)⋅d.
c)
- Nhóm 4 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng 3n4=3⋅364=27 có đúng không?
- Tìm đầu mút trái t, độ dài l, tần số n4 của nhóm 4; tần số tích lũy cf3 của nhóm 3. Sau đó, hãy tính tứ phân vị thứ hai Q3 của mẫu số liệu đã cho theo công thức sau:
Q2=t+(27−cf3n4)⋅l.
d) Tìm hiệu Q3 – Q1.
Lời giải:
a) - Tần số tích lũy của nhóm 1 là 6 < 9, tần số tích lũy của nhóm 2 là 17 > 9.
Vậy nhóm 2 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng n4=364=9.
- Nhóm 2 có đầu mút trái s = 163, độ dài h = 163 – 160 = 3, tần số n2 = 11; tần số tích lũy của nhóm 1 là cf1 = 6.
Tứ phân vị thứ nhất Q1 của mẫu số liệu đã cho là
Q1=s+(9−cf1n2)⋅h=163+(9−611)⋅3=180211≈163,82.
b) - Tần số tích lũy của nhóm 1 là 6 < 18, tần số tích lũy của nhóm 2 là 17 < 18, tần số tích lũy của nhóm 3 là 26 > 18.
Vậy nhóm 3 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng n2=362=18.
- Nhóm 3 có đầu mút trái r = 166, độ dài d = 169 – 166 = 3, tần số n3 = 9; tần số tích lũy của nhóm 2 là cf2 = 17.
Tứ phân vị thứ hai Q2 của mẫu số liệu đã cho là
Q2=r+(18−cf2n3)⋅d=166+(18−179)⋅3=4993≈166,33.
c) - Tần số tích lũy của nhóm 1 là 6 < 27, tần số tích lũy của nhóm 2 là 17 < 27, tần số tích lũy của nhóm 3 là 26 < 27, tần số tích lũy của nhóm 4 là 33 > 27.
Vậy nhóm 4 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng 3n4=3⋅364=27.
- Nhóm 4 có đầu mút trái t = 169, độ dài l = 172 – 169 = 3, tần số n4 = 7; tần số tích lũy của nhóm 3 là cf3 = 26.
Tứ phân vị thứ ba Q3 của mẫu số liệu đã cho là
Q3=t+(27−cf3n4)⋅l=169+(27−267)⋅3=11867≈169,43.
d) Ta có Q3 – Q1 = 11867−180211=43277 ≈ 5,61.
Lời giải bài tập Toán 12 Bài 1: Khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm hay, chi tiết khác: