Bài 9 trang 120 Toán 7 Tập 2 Cánh diều
Cho tam giác ABC có G là trọng tâm, H là trực tâm, I là giao điểm của ba đường phân giác, O là giao điểm của ba đường trung trực. Các điểm A, G, H, I, O phân biệt. Chứng minh rằng:
Giải Toán 7 Bài tập cuối chương 7 - Cánh diều
Bài 9 trang 120 Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có G là trọng tâm, H là trực tâm, I là giao điểm của ba đường phân giác, O là giao điểm của ba đường trung trực. Các điểm A, G, H, I, O phân biệt. Chứng minh rằng:
a) Nếu tam giác ABC cân tại A thì các điểm A, G, H, I, O cùng nằm trên một đường thẳng.
b) Nếu các điểm A, H, I cùng nằm trên một đường thẳng thì tam giác ABC cân tại A.
Lời giải:
a)
Gọi K là trung điểm của BC.
Do G là trọng tâm của tam giác ABC nên A, G, K thẳng hàng (1).
Do K là trung điểm của BC nên BK = CK.
Do tam giác ABC cân tại A nên AB = AC và .
Xét ∆AKB và ∆AKC có:
AK chung.
BK = CK (chứng minh trên).
AB = AC (chứng minh trên).
Do đó ∆AKB = ∆AKC (c - c - c).
Suy ra , mà nên .
Do đó AK ⊥ BC.
H là trực tâm của tam giác ABC nên AH ⊥ BC.
Ta có AK ⊥ BC và AH ⊥ BC nên A, H, K thẳng hàng (2).
O là giao điểm ba đường trung trực của tam giác ABC nên OA = OB = OC.
Xét ∆OKB và ∆OKC có:
OK chung.
OB = OC (chứng minh trên).
BK = CK (chứng minh trên).
Do đó ∆OKB = ∆OKC (c - c - c).
Suy ra , mà nên .
Do đó OK ⊥ BC.
Lại có AK ⊥ BC nên A, O, K thẳng hàng (3).
Do BI là tia phân giác của nên .
Do CI là tia phân giác của nên .
Mà nên .
Tam giác IBC có nên tam giác IBC cân tại I.
Do đó IB = IC.
Xét ∆IBK và ∆ICK có:
IB = IC (chứng minh trên).
(chứng minh trên).
BK = CK (chứng minh trên).
Do đó ∆IBK = ∆ICK (c - g - c).
Suy ra , mà nên .
Do đó IK ⊥ BC.
Lại có AK ⊥ BC nên A, I, K thẳng hàng (4).
Từ (1), (2), (3) và (4) ta có A, G, H, I, O thẳng hàng khi tam giác ABC cân tại A.
b)
Gọi K là chân đường cao kẻ từ H vuông BC.
H là trực tâm của tam giác ABC nên A, H, K thẳng hàng.
Mà A, H, I thẳng hàng nên A, H, I, K thẳng hàng.
Mà AI là tia phân giác của nên AK là đường phân giác của .
Do đó .
Xét ∆AKB vuông tại K và ∆AKC vuông tại K có:
(chứng minh trên).
AK chung.
Do đó ∆AKB = ∆AKC (góc nhọn - cạnh góc vuông).
Suy ra AB = AC (2 cạnh tương ứng).
Tam giác ABC có AB = AC nên tam giác ABC cân tại A.
Lời giải bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 7 trang 119, 120 hay, chi tiết khác: