X

Toán 9 Chân trời sáng tạo

Bài 5 trang 63 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo


Gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

Giải Toán 9 Bài tập cuối chương 8 - Chân trời sáng tạo

Bài 5 trang 63 Toán 9 Tập 2: Gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

A: “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 12”;

B: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 8”.

Lời giải:

Kí hiệu (i; j) là kết quả hai con xúc xắc có số chấm xuất hiện là i và j.

Số phần tử của không gian mẫu n(Ω) = 36.

Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: (2; 6); (6; 2); (3; 4); (4; 3).

Suy ra n(A) = 4.

Do đó P(A)=n(A)n(Ω)=436=19.

Các kết quả thuận lợi cho biến cố B là: (2; 6); (3; 5); (4; 4); (5; 3); (6; 2).

Suy ra n(B) = 5.

Do đó P(B)=n(B)n(Ω)=536.

Vậy P(A)=19  ;  P(B)=536.

Lời giải bài tập Toán 9 Bài tập cuối chương 8 hay, chi tiết khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: