X

Toán 9 Chân trời sáng tạo

Giải Toán 9 trang 77 Tập 2 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Toán 9 trang 77 Tập 2 trong Bài 3: Đa giác đều và phép quay Toán 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 9 trang 77.

Giải Toán 9 trang 77 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Thực hành 1 trang 77 Toán 9 Tập 2: Cho đường tròn (O; R), trên đó lấy các điểm M, N, P, Q, R sao cho số đo các cung MN,  NP,  PQ,​​  QR,  RM bằng nhau. Đa giác MNPQR có là đa giác đều không? Vì sao?

Lời giải:

Thực hành 1 trang 77 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9 

Các cung MN,  NP,  PQ,​​  QR,  RM chia đường tròn (O; R) thành 6 cung có số đo bằng nhau, suy ra số đo mỗi cung là 360° : 5 = 72°.

Ta có MON^ là góc nội tiếp chắn cung MN suy ra MON^ = 72o.

Xét ΔMON, có: OM = ON = R suy ra ΔMON cân tại O.

Suy ra OMN^=ONM^ (tính chất tam giác cân).

Do đó OMN^=ONM^=180°MON^2=54°.

Tương tự, ta có OPN^=ONP^=54°.

Suy ra MPN^=OPN^+ONP^=54°+54°=108°.

Xét ΔOMN và ΔONP có:

MON^=NOP^; OM = OP; ON chung.

Do đó ΔOMN = ΔONP (c.g.c).

Suy ra MN = NP (hai cạnh tương ứng).

Chứng minh tương tự, ta thu được ngũ giác MNPQR có các cạnh bằng nhau và các góc đều bằng nhau (đều bằng 108°).

Vậy MNPQR là một đa giác đều.

Vận dụng 1 trang 77 Toán 9 Tập 2: Cho lục giác đều ABCDEF có M, N, P, Q, R, S lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, DE, EF, FA. Đa giác MNPQRS có là đa giác đều không? Vì sao?

Lời giải:

Vận dụng 1 trang 77 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

Do ABCDEF là lục giác đều nên

• A^=B^=C^=D^=E^=F^=120°.

AB = BC = CD = DE = EF = FA.

Vì M, N, P, Q, R, S lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, DE, EF, FA.

Suy ra AM = MB = BN = NC = CP = PD = DQ = QE = ER = RF = FS = SA.

Xét ΔSAM và ΔMBN có:

A^=B^ (chứng minh trên);

AM = BN (chứng minh trên);

SA = MB (chứng minh trên).

Do đó ΔSAM = ΔMBN  (c.g.c).

Suy ra SM = MN (hai cạnh tương ứng).

Chứng minh tương tự ta được: MN = NP, NP = PQ, QR = RS, RS = SM.          (1)

Vì AS = AM (chứng minh trên) suy ra ΔASM cân tại A.

Suy ra ASM^=ASM^ (tính chất tam giác cân).

Do đó ASM^=ASM^=180°A^2=30° (tổng 3 góc trong của tam giác).

Tương tự ta thu được:

BMN^=BNM^=180°B^2=30°;

CNP^=CPN^=180°C^2=30°;

DPQ^=DQP^=180°D^2=30°;

EQR^=ERQ^=180°E^2=30°;

FRS^=FSR^=180°F^2=30°.

Ta có RSM^=180°FSR^ASM^=180°30°30°=120°.

Tương tự, ta được: AMN^=MNP^=NQP^=PQR^=QRS^=120°. (2)

Từ (1) và (2), suy ra MNPQRS là đa giác đều.

Khám phá 2 trang 77 Toán 9 Tập 2: Vẽ hình vuông ABCD tâm O (Hình 5a). Cắt một tấm bìa hình vuông (gọi là ) cùng độ dài cạnh với hình vuông ABCD (Hình 5b). Đặt hình vuông  trùng khít lên hình vuông ABCD sao cho tại đỉnh M của H trùng với điểm A, rồi dùng đinh ghim cố định tâm của  tại tâm O của hình vuông ABCD (Hình 5c). Quay hình vuông  quanh điểm O ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi đỉnh M của  trùng lại với đỉnh A (Hình 5d).

Khám phá 2 trang 77 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

a) Khi điểm M trùng với B thì M vạch lên một cung tròn có số đo bằng bao nhiêu?

b) Trong quá trình trên, hình vuông  trùng khít với hình vuông ABCD bao nhiêu lần (không tính vị trí ban đầu trước khi quay)? Ứng với mỗi lần đó, điểm M vạch nên cung có số đo bao nhiêu?

Lời giải:

a) Khi điểm M trùng với B thì M vạch lên một cung tròn có số đo bằng 270°.

b) Trong quá trình trên, hình vuông H trùng khít với hình vuông ABCD 4 lần (không tính vị trí ban đầu trước khi quay).

• Lần 1, điểm M vạch lên cung số đo 90°.

• Lần 2, điểm M vạch lên cung số đo 180°.

• Lần 3, điểm M vạch lên cung số đo 270°.

• Lần 4, điểm M vạch lên cung số đo 360°.

Lời giải bài tập Toán 9 Bài 3: Đa giác đều và phép quay hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: