X

Toán 9 Chân trời sáng tạo

Giải Toán 9 trang 79 Tập 2 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Toán 9 trang 79 Tập 2 trong Bài 3: Đa giác đều và phép quay Toán 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 9 trang 79.

Giải Toán 9 trang 79 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Thực hành 3 trang 79 Toán 9 Tập 2: Em hãy tìm một số hình phẳng đều trong thực tế.

Lời giải:

Hình phẳng đều trong thực tế: mỗi mặt của rubik, bàn cờ, hộp mứt tết, viên gạch trang trí, biển báo giao thông,...

   Thực hành 3 trang 79 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

Bài 1 trang 79 Toán 9 Tập 2: Gọi tên đa giác đều trong mỗi hình sau và tìm các phép quay có thể biến mỗi hình dưới đây thành chính nó.

Bài 1 trang 79 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

Lời giải:

Hình 11a) là tam giác đều.

Các phép quay biến tam giác đều thành chính nó là các phép quay 120°, 240° hoặc 360° tâm O cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ.

• Hình 11b) là hình vuông.

Các phép quay biến hình vuông thành chính nó là các phép quay 90°, 180°, 270°, 360° tâm I cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ.

• Hình 11c) là ngũ giác đều.

Các phép quay biến ngũ giác đều thành chính nó là các phép quay 72°, 144°, 216°, 288°, 360° tâm A cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ.

• Hình 11d) là lục giác đều.

Các phép quay biến lục giác đều thành chính nó là các phép quay 60°, 120°, 180°, 240°, 300°, 360° tâm B cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ.

• Hình11 e) là bát giác đều.

Các phép quay biến bát giác đều thành chính nó là các phép quay 45°, 90°, 135°, 180°, 225°, 270°, 315°, 360° tâm C cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ.

Bài 2 trang 79 Toán 9 Tập 2: Cho đa giác đều 9 cạnh có tâm O và AB, BC là hai cạnh đa giác (Hình 12).

Bài 2 trang 79 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

a) Tìm số đo các góc AOB^,  ABO^,  ABC^.

b) Tìm các phép quay biến đa giác thành chính nó.

Lời giải:

a) Ta có 9 đỉnh của đa giác chia đường tròn thành 9 phần bằng nhau, số đo mỗi cung là:

360° : 9 = 40°.

Vì AOB^ là góc nội tiếp chắn cung AB nhỏ nên AOB^=40°.

Do OA = OB = R nên tam giác AOB cân tại O

Suy ra OAB^=OBA^=180°AOB^2=70°.

Tương tự, ta có COB^=40°.

Suy ra OBC^=OCB^=180°BOC^2=70°.

Ta có ABC^=OBA^+OBC^=70°+70°=140°.

b) Các phép quay 40°, 80°, 120°, 160°, 200°, 240°, 280°, 320° hoặc 360° tâm O cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ biến đa giác thành chính nó.

Lời giải bài tập Toán 9 Bài 3: Đa giác đều và phép quay hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: