Lý thuyết Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian hay, chi tiết nhất - Toán lớp 11


Lý thuyết Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian hay, chi tiết nhất

Tài liệu Lý thuyết Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian hay, chi tiết nhất Toán lớp 11 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vứng kiến thức môn Toán lớp 11.

Lý thuyết Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian hay, chi tiết nhất

1. Phép chiếu song song.

    + Cho đường thẳng Δ và mặt phẳng (α). Lấy một điểm M trong không gian.

    + Từ M dựng đường thẳng d (d // Δ hoặc d ≡ Δ). Đường thẳng d ⋂ (α) = {M’}..

    + Ta nói M’ là hình chiếu của M theo phép chiếu song song là đường thẳng Δ.

    + Ta kí hiệu CHΔ(α) (M) = M’.

Hay lắm đó

2. Tính chất.

    + Bảo toàn sự thẳng hàng và thứ tự các điểm.

    + Biến đường thẳng thành đường thẳng, biến tia thành tia, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng.

    + Biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau.

    + Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng nằm trên hai đường thẳng song song hoặc cùng nằm trên một đường thẳng.

3. Hình biểu diễn của một hình không gian trên mặt phẳng.

    + Hình biểu diễn của một hình trong không gian là chiếu song song của hình đó lên mặt phẳng hoặc đồng dạng với hình chiếu đó.

    + Hình biểu diễn của tam giác cân, tam giác vuông, tam giác đều thường là một tam giác bất kỳ.

    + Hình biểu diễn của hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông thường là hình bình hành.

    + Hình biểu diễn của hình thang là một hình thang.

    + Hình biểu diễn của hình tròn là hình elip hay hình tròn.

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 11 chọn lọc, có lời giải hay khác: