Nhận biết các quan hệ: điểm thuộc, không thuộc đường thẳng; đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt; ba điểm thẳng hàng lớp 6 (bài tập + lời giải)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm chuyên đề phương pháp giải bài tập Nhận biết các quan hệ: điểm thuộc, không thuộc đường thẳng; đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt; ba điểm thẳng hàng lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Nhận biết các quan hệ: điểm thuộc, không thuộc đường thẳng; đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt; ba điểm thẳng hàng.
- Cách giải bài tập Nhận biết các quan hệ: điểm thuộc, không thuộc đường thẳng; đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt; ba điểm thẳng hàng
- Ví dụ minh họa bài tập Nhận biết các quan hệ: điểm thuộc, không thuộc đường thẳng; đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt; ba điểm thẳng hàng
- Bài tập tự luyện Nhận biết các quan hệ: điểm thuộc, không thuộc đường thẳng; đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt; ba điểm thẳng hàng
Nhận biết các quan hệ: điểm thuộc, không thuộc đường thẳng; đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt; ba điểm thẳng hàng lớp 6 (bài tập + lời giải)
1. Phương pháp giải
* Nhận biết điểm thuộc đường thẳng và điểm không thuộc đường thẳng
- Xét xem trên đường thẳng có những điểm nào thì những điểm đó thuộc đường thẳng và đường thẳng đi qua điểm đó.
- Xét xem ngoài đường thẳng có những điểm nào thì những điểm đó không thuộc đường thẳng và đường thẳng không đi qua điểm đó.
* Đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt
Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
* Nhận biết ba điểm thẳng hàng
- Xét xem nếu ba điểm thẳng hàng thì chúng cùng thuộc một đường thẳng, ba điểm không thẳng hàng thì chúng không cùng thuộc bất kỳ đường thẳng nào.
2. Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1. Cho hình vẽ sau:
Điền ϵ, ∉ vào chỗ trống.
N … m |
E … m |
F … m |
M … a |
F …a |
N … a |
M … n |
E … a |
Hướng dẫn giải:
Điểm thuộc đường thẳng m là E.
Các điểm thuộc đường thẳng n là M, F.
Các điểm thuộc đường thẳng a là: E, F.
Điểm N không thuộc đường thẳng nào.
Vậy ta điền vào chỗ trống như sau:
N ∉ m |
E ϵ m |
F ∉ m |
M ∉ a |
F ϵ a |
N ∉ a |
M ϵ n |
E ϵ a |
Ví dụ 2. Cho hình vẽ sau:
a) Kể tên các đường thẳng.
b) Điểm I nằm trên đường thẳng nào?
c) Điểm K không thuộc đường thẳng nào?
d) Kể tên ba điểm thẳng hàng.
Hướng dẫn giải:
a) Các đường thẳng là: a, b, c, d.
b) Điểm I nằm trên các đường thẳng là: a, b, d.
c) Điểm K không thuộc đường thẳng a, d.
d) Vì ba điểm J, K, L cùng nằm trên đường thẳng c nên ba điểm J, K, L thẳng hàng.
3. Bài tập tự luyện
Bài 1. Cho hình vẽ sau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Có một đường thẳng mn;
B. Điểm H không thuộc đường thẳng nào ;
C. Có 3 điểm cùng nằm trên một đường thẳng;
D. Đường thẳng m đi qua điểm A.
Bài 2. Cho đường thẳng d không chứa điểm B và đi qua điểm A, điểm C nằm trên đường thẳng d và không thuộc đường thẳng c. Kí hiệu nào dưới đây diễn đạt đúng?
A. B ϵ d, A ∉ d, C ϵ d, C ∉ d;
B. B ∉ d, A ϵ d, C ϵ d, C ∉ d;
C. B ϵ d, A ϵ d, C ∉ d, C ϵ d;
D. B ∉ d, A ϵ d, C ∉ d, C ϵ d.
Bài 3. Cho hình vẽ sau:
Kết luận nào dưới đây là đúng?
A. N ϵ m;
B. N ϵ t;
C. N ϵ n;
D. Không có đáp án đúng.
Bài 4. Cho hình vẽ sau:
Đường thẳng n đi qua những điểm nào?
A. Điểm O và điểm H;
B. Điểm H và điểm I;
C. Điểm I và điểm M;
D. Điểm M.
Bài 5. Cho hình vẽ sau:
Bộ ba điểm thẳng hàng là
A. O, H, I;
B. H, N, K;
C. O, N, M;
D. O, H, N.
Bài 6. Cho hình vẽ sau:
Điểm N không thuộc các đường thẳng nào?
A. a, b, c, d;
B. b, d;
C. a, b, d;
D. c.
Bài 7. Cho hình vẽ sau:
Có bao nhiêu bộ ba điểm thẳng hàng?
A. 2;
B. 3;
C. 4;
D. 5.
Bài 8. Có bao nhiêu đường thẳng trong hình vẽ sau?
A. 3;
B. 4;
C. 5;
D. 6.
Bài 9. Cho hình vẽ sau. Có mấy đường thẳng chứa điểm O?
A. 2;
B. 3;
C. 4;
D. 5.
Bài 10. Trong các kết luận dưới đây, kết luận nào đúng?
A. Có nhiều đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt;
B. Ba điểm thẳng hàng cùng nằm trên nhiều đường thẳng;
C. Ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng;
D. Ba điểm không cùng nằm trên một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng.