Tính chu vi và diện tích của hình thoi lớp 6 (bài tập + lời giải)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm chuyên đề phương pháp giải bài tập Tính chu vi và diện tích của hình thoi lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Tính chu vi và diện tích của hình thoi.
Tính chu vi và diện tích của hình thoi lớp 6 (bài tập + lời giải)
1. Phương pháp giải
Áp dụng công thức tính chu vi và diện tích của hình thoi để giải bài toán.
+ Chu vi: C = 4a
+ Diện tích:
Trong đó: d1, d2 là độ dài hai đường chéo.
+ Có thể tính diện tích hình thoi theo công thức tính diện tích hình bình hành là:
S = a.h
Trong đó: a là cạnh hình thoi, h là chiều cao.
2. Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1.Cho hình thoi có cạnh là 7 dm. Tính chu vi hình thoi.
Hướng dẫn giải:
Chu vi hình thoi là: 7.4 = 28 (dm)
Vậy chu vi hình thoi là 28 dm
Ví dụ 2.Cho hình thoi có độ dài đường chéo thứ nhất là 19 cm. Đường chéo thứ hai gấp đôi độ dài đường chéo thứ nhất. Tính diện tích hình thoi.
Hướng dẫn giải:
Độ dài đường đường chéo thứ hai là: 19.2 = 38 (cm)
Diện tích hình thoi là: 19.38:2 = 361 (cm2)
Vậy diện tích hình thoi là: 361 cm2
Ví dụ 3.Hoa có dây thép dài 60 cm. Hoa gấp dây thép thành 1 hình thoi. Hỏi cạnh hình thoi đó dài bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Cạnh hình thoi dài là: 60:4 = 15 (cm)
3. Bài tập tự luyện
Bài 1. Hình thoi có cạnh 12 cm có chu vi là
A.12 cm2;
B.48 cm2;
C.48 cm;
D.24 cm.
Bài 2. Hình thoi có cạnh 8 dm và diện tích 56 dm2. Chiều cao của hình thoi là
A. 7 dm;
B. 8 dm;
C. 6 dm;
D. Không xác định.
Bài 3. Hình thoi có độ dài hai đường chéo lần lượt là 12 cm và 16 cm. Chiều cao 9,6 cm. Cạnh hình thoi là
A. 14 cm;
B. 20 cm;
C. 10 cm;
D. Không xác định.
Bài 4. Một miếng đất hình thoi, đường chéo thứ nhất có độ dài là 36m. Độ dài đường chéo thứ nhất bằng độ dài đường chéo thứ hai. Tính diện tích miếng đất đó?
A. 1800 m2;
B. 2610 m2;
C. 2160 m2;
D. 1080 m2.
Bài 5. Một chiếc diều hình thoi có cạnh 30 cm được làm bằng dây dù. Tính chiều dài dây dù cần dùng để căng các cạnh diều (Coi các nút buộc không đáng kể).
A. 30 cm;
B. 60 cm;
C. 90 cm;
D. 120 cm.
Bài 6. Cho hình chữ nhật có đường chéo 6 cm. Vẽ một hình thoi có cạnh là đường chéo hình chữ nhật đó. Hỏi tổng độ dài các cạnh của hình thoi là bao nhiêu?
A. 20 cm;
B. 12 cm;
C. 18 cm;
D. 24 cm.
Bài 7. Một miếng đất hình thoi có độ dài hai đường chéo là 30m và 40m, có chu vi là 100m. Tính chiều cao miếng đất của hình thoi đó.
A. 25 m;
B. 30 m;
C. 40 m;
D. 24 m.
Bài 8. Một hình bình hành có độ dài đáy là 8 dm, chiều cao là 3 dm. Một hình thoi có diện tích bằng diện tích của hình bình hành này, có độ dài một đường chéo là 6 dm. Tính độ dài đường chéo còn lại.
A. 12 dm;
B. 8 dm;
C. 4 dm;
D. 24 dm.
Bài 9. Một hình thoi có tổng độ dài hai đường chéo bằng 84m và hiệu số đo của chúng bằng 16m. Tính diện tích hình thoi.
A. 850 m2;
B. 1700 m2;
C. 1344 m2;
D. 672 m2.
Bài 10. Trong mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 6 m và chiều rộng 2 m. Người ta trồng hoa cúc trong một mảnh đất hình thoi như hình dưới đây. Nếu mỗi mét vuông trồng 8 cây hoa thì cần bao nhiêu cây hoa để trồng trên mảnh đất hình thoi đó?
A. 48 cây;
B. 96 cây;
C. 24 cây;
D. 12 cây.