Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 13 có đáp án Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức
Câu 13. Các khu vực như quần đảo In- đô-nê-xi-a, vùng bắc - đông bắc Ấn Độ Dương, tây bắc Nam Mĩ,… có lượng mưa trung bình nào dưới đây?
A. Từ 201 – 500 mm.
B. Từ 1001 – 2000 mm.
C. Từ 501 – 1000 mm.
D. Trên 2000 mm.
Đáp án D.
Giải thích:
B1. Quan sát bảng chú giải để nhận biết kí hiệu lượng mưa > 2000 mm.
B2. Các khu vực có lượng mưa trên 2000 mm là quần đảo In- đô-nê-xi-a, vùng bắc - đông bắc Ấn Độ Dương, tây bắc Nam Mĩ.
Câu 14. Các khu vực Tây Á, Trung Á, Bắc Phi có lượng mưa trung bình là
A. từ 201 – 500 mm.
B. dưới 200 mm.
C. từ 501 – 1000 mm.
D. trên 2000 mm.
Đáp án B.
Giải thích:
B1. Quan sát bảng chú giải để nhận biết kí hiệu lượng mưa < 200 mm
B2. Các khu vực có lượng mưa < 200 mm là Tây Á, Trung Á, Bắc Phi.
Câu 15: Các khu vực có lượng mưa trên 2000 mm là
A. Quần đảo In- đô-nê-xi-a, vùng bắc - đông bắc Ấn Độ Dương, tây bắc Nam Mĩ.
B. Quần đảo In-đô-nê-xi-a, Bắc Phi, Nam Mĩ.
C. Bắc Phi, quần đảo In- đô-nê-xi-a và Tây Á.
D. Quần đảo In- đô-nê-xi-a, tây bắc Nam Mĩ, Trung Á.
Đáp án A.
Giải thích:
B1. Quan sát bảng chú giải để nhận biết kí hiệu lượng mưa > 2000 mm.
B2. Các khu vực có lượng mưa trên 2000 mm là quần đảo In- đô-nê-xi-a, vùng bắc - đông bắc Ấn Độ Dương, tây bắc Nam Mĩ.
Câu 16:Các khu vực có lượng mưa dưới 200 mm là
A. Tây Á, Đông Nam Á, Bắc Phi.
B. Tây Á, Trung Á, Bắc Phi.
C. Tây Á, Bắc Mĩ, Nam Phi.
D. Trung Á, Bắc Mĩ, Nam Phi.
Đáp án B.
Giải thích:
B1. Quan sát bảng chú giải để nhận biết kí hiệu lượng mưa < 200 mm
B2. Các khu vực có lượng mưa < 200 mm là Tây Á, Trung Á, Bắc Phi.
Câu 17. Khu vực thống trị của các khu khí áp cao ở vùng cận chí tuyến thường là nơi
A. các hoang mạc lớn trên thế giới.
B. tập trung nhiều núi lửa, động đất.
C. nhiều thiên tai thiên nhiên.
D. lớp phủ thực vật rất phát triển.
Đáp án A.
Giải thích: Ở khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến -> nên mưa rất ít hoặc không có mưa. Do vậy, dưới các áp cao cận chí tuyến thường có các hoang mạc lớn. Một số hoang mạc tiêu biểu như Xahara, Gô-bi,…
Câu 18. Gió Tây ôn đới và gió mùa sẽ gây ảnh hưởng nào dưới đây cho vùng chúng thổi đến?
A. Gây ra hiện tượng phơn.
B. Gây nên khô hạn, nền nhiệt cao.
C. Gây mưa lớn, nhiều.
D. Gây tình trạng nồm, khô.
Đáp án C.
Giải thích:
- Miền có gió tây ôn đới thổi từ biển vào gây mưa nhiều (Tây Âu, tây Bắc Mĩ).
- Miền có gió mùa: mưa nhiều (vì một nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa).
=> Các loại gió mang mưa nhiều cho vùng chúng thổi đế là gió Tây ôn đới và gió mùa.
Câu 19. Nhận định nào dưới đây chính xác nhất?
A. Chỉ có frông nóng gây mưa còn frông lạnh không gây mưa.
B. Khi xuất hiện frông, không khí lạnh bị bốc lên cao hình thành mây, gây mưa.
C. Khi xuất hiện frông, không khí nóng luôn nằm trên khối không khí lạnh.
D. Khi xuất hiện frông, không khí sẽ không có sự nhiễu động nào.
Đáp án C.
Giải thích:
- Dọc các frông nóng và lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây ra mưa. Như vậy:
+ Cả frông nóng và lạnh đều gây mưa => Nhận xét A không đúng.
+ Khi xuất hiện frông, không khí nóng bị bốc lên cao hình thành mây, mưa => nhận xét B không đúng.
+ Khi xuất hiện frông, không khí nóng luôn nằm trên khối không khí lạnh => nhận xét C đúng.
- Dọc các frông là nơi tranh chấp giữa khối không khí nóng và lạnh dẫn đến nhiễu loạn không khí => Nhận xét D không đúng.
Câu 20: Các hoang mạc lớn trên thế giới thường phân bố ở khu vực cận chí tuyến là do:
A. Đây là khu vực nhận được nguồn bức xạ từ Mặt Trời lớn.
B. Chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh.
C. Đây là khu vực thống trị của các khu khí áp cao.
D. Có lớp phủ thực vật thưa thớt.
Đáp án C.
Giải thích: Ở khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến nên mưa rất ít hoặc không có mưa. Do vậy, dưới các áp cao cận chí tuyến thường có các hoang mạc lớn
Câu 21. Trên những sườn núi cao đón gió, càng lên cao lượng mưa trong năm càng lớn, nhưng đến một độ cao nhất định độ ẩm giảm nên
A. lượng mưa trong năm lại ít.
B. lượng mưa trong năm tăng mạnh.
C. có nhiệt độ thấp, khí áp cao và ít mưa.
D. không có hiện tượng mưa nữa.
Đáp án A.
Giải thích: Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, gây mưa lớn (đặc biệt ở sườn núi đón gió), đến một độ cao nhất định độ ẩm giảm (do gió gây mưa nhiều ở sườn núi, lên đến đỉnh độ ẩm giảm đi nhiều) nên lượng mưa giảm. Do vậy, ở đỉnh núi cao thường có mưa ít.
Câu 22: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác?
A. Chỉ có frông nóng gây mưa còn frông lạnh không gây mưa.
B. Khi xuất hiện frông, không khí nóng bị bốc lên cao hình thành mây, gây mưa.
C. Khi xuất hiện frông, không khí nóng luôn nằm trên khối không khí lạnh.
D. Khi xuất hiện frông, không khí sẽ có sự nhiễu động mạnh.
Đáp án A.
Giải thích:
- Dọc các frông nóng và lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây ra mưa. Như vậy:
+ Cả frông nóng và lạnh đều gây mưa => Nhận xét A không đúng.
+ Khi xuất hiện frông, không khí nóng bị bốc lên cao hình thành mây, mưa => nhận xét B đúng.
+ Khi xuất hiện frông, không khí nóng luôn nằm trên khối không khí lạnh => nhận xét C đúng.
- Dọc các frông là nơi tranh chấp giữa khối không khí nóng và lạnh dẫn đến nhiễu loạn không khí => Nhận xét D đúng.
Câu 23. Các vùng trên bền mặt Trái Đất sắp xếp theo lượng mưa tăng dần là
A. vùng cực, vùng chí tuyến, vùng ôn đới, vùng Xích đạo.
B. vùng cực, vùng ôn đới, vùng chí tuyến, vùng Xích đạo.
C. vùng ôn đới, vùng Xích đạo, vùng cực, vùng chí tuyến.
D. vùng chí tuyến, vùng ôn đới, vùng cực, vùng Xích đạo.
Đáp án A.
Giải thích: Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ: Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, mưa nhiều ở hai vùng ôn đới, mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam và mưa càng ít khi càng về gần hai cực. Như vậy, các vùng trên bền mặt Trái Đất sắp xếp theo lượng mưa tăng dần là vùng cực, vùng chí tuyến, vùng ôn đới, vùng Xích đạo.
Câu 24. Hiện tượng khô hanh và rất lạnh vào đầu đông ở miền Bắc nước ta có liên quan đến hoạt động của loại gió nào dưới đây?
A. Gió mùa Đông Nam.
B. Tín Phong Bắc bán cầu.
C. Gió mùa Tây Nam.
D. Gió mùa Đông Bắc.
Đáp án D.
Giải thích: Từ tháng 11 – 4 năm sau, nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc với hai thời kì:
- Nửa đầu mùa đông gió đi qua lục địa, mang lại thời tiết lạnh khô cho miền Bắc nước ta.
- Nửa sau mùa đông, gió này đi qua biển, được tăng ẩm, mang lại kiểu thời tiết lạnh ẩm và có mưa phùn đặc trưng cho khí hậu miền Bắc.
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: