Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 23 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 23 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 23 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 23. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Kết nối tri thức

Câu 1. Vai trò quan trọng nhất của nông nghiệp mà không ngành nào có thể thay thế được là

A. sản xuất ra những mặt hàng xuất khẩu chủ lực để tăng nguồn thu ngoại tệ lớn.

B. cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

C. tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, thu hút đầu tư, bảo vệ môi trường.

D. cung cấp lương thực, thực phẩm đảm bảo sự tồn tại, phát triển của loài người.

Câu 2. Vai trò nào sau đây không đúng với ngành sản xuất nông nghiệp?

A. Nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.

B. Cung cấp lương thực cho con người.

C. Tạo ra máy móc thiết bị cho sản xuất.

D. Mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn.

Câu 3. Xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh và năng suất cây trồng phụ thuộc vào yếu tố chủ yếu nào dưới đây?

A. Khí hậu.

B. Nguồn nước.

C. Đất đai.

D. Sinh vật.

Câu 4. Điểm khác nhau cơ bản dễ nhận thấy nhất về chăn nuôi giữa các nước phát triển và đang phát triển là

A. điều kiện chăn nuôi.

B. tỉ trọng trong cơ cấu.

C. cơ cấu ngành chăn nuôi.

D. phương pháp chăn nuôi.

Câu 5. Trong sản xuất nông nghiệp, quỹ đất, tính chất và độ phì của đất có không ảnh hưởng đến

A. năng suất cây trồng.

B. quy mô và cơ cấu cây trồng.

C. sinh trưởng của cây trồng.

D. sự phân bố cây trồng.

Câu 6. Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp là

A. ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất.

B. đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.

C. sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

D. sản xuất có tính mùa vụ, có sự phân bố tương đối rộng.

Câu 7. Sản xuất nông nghiệp có tính bấp bênh và không ổn định chủ yếu do

A. chịu ảnh hưởng của nguồn nước, đất đai.

B. tính bất bênh không ổn định của khí hậu.

C. chịu tác động trực tiếp của con người.

D. sản xuất phụ thuộc nhiều vào thị trường.

Câu 8. Đặc điểm nào sâu đây không đúng với ngành nông nghiệp?

A. Sản xuất có tính thời vụ, phân bố rộng.

B. Cây trồng, vật nuôi là đối tượng lao động.

C. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.

D. Sản xuất không phụ thuộc vào tự nhiên.

Câu 9. Biểu hiện của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là

A. hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa.

B. sản xuất theo hướng quảng canh để tăng sản xuất.

C. sử dụng nhiều công cụ thủ công và sức người.

D. chủ yếu tạo ta sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ.

Câu 10. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là

A. nguồn nước và sinh vật.

B. máy móc và phân bón.

C. đất trồng và khí hậu.

D. cây trồng và vật nuôi.

Câu 11. Nông nghiệp có vai trò nào sau đây?

A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

B. Tạo điều kiện khai thác các nguồn tài nguyên khác.

C. Tạo ra máy móc thiết bị cho các ngành sản xuất.

D. Sản xuất ra một khối lượng sản phẩm rất lớn.

Câu 12. Việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng.

B. Bảo vệ độ phì của tài nguyên đất.

C. Khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

D. Sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp.

Câu 13. Tai biến thiên nhiên và điều kiện thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến đặc điểm nào dưới đây?

A. Trồng trọt, chăn nuôi chỉ có thể phát triển ở một số đối tượng.

B. Tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm, tính mùa vụ sâu sắc hơn.

C. Tăng tính bấp bênh, không ổn định của sản xuất nông nghiệp.

D. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp ngày càng rõ rệt.

Câu 14. Năng suất cây trồng cao hay thấp phụ thuộc vào

A. độ phì của đất.

B. tính chất của đất.

C. quỹ đất.

D. quy mô của đất.

Câu 15. Chất lượng của đất ảnh hưởng tới đặc điểm nào dưới đây?

A. Năng suất cây trồng.

B. Sự phân bố cây trồng.

C. Sự phát triển của cây trồng.

D. Quy mô sản xuất nông nghiệp.

Trắc nghiệm Bài 23: Nguồn lực phát triển kinh tế - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Mối quan hệ chủ yếu giữa nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế được xác định là

A. quan hệ phụ thuộc.

B. quan hệ hợp tác, hỗ trợ.

C. quan hệ cạnh tranh.

D. quan hệ độc lập.

Câu 2. Nguồn lực phát triển kinh tế của một quốc gia không phải là

A. lịch sử phát triển lãnh thổ tự nhiên.

B. các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C. toàn bộ hệ thống tài sản quốc gia.

D. nguồn nhân lực chất lượng cao.

Câu 3. Các nguồn lực nào sau đây có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn?

A. Lao động, dân cư, công nghệ, đất đai.

B. Lao động, vốn, công nghệ, chính sách.

C. Chính sách, khoa học, đất, vị trí địa lí.

D. Chính sách, khoa học, biển, vị trí địa lí.

Câu 4. Nguồn lực nào sau đây được xác định là điều kiện cần cho quá trình sản xuất?

A. Dân cư và nguồn lao động.

B. Tài nguyên thiên nhiên.

C. Đường lối chính sách.

D. Vị trí địa lí.

Câu 5. Nguồn lực nào dưới đây vừa là đối tượng sản xuất vừa là đối tượng tiêu dùng các sản phẩm?

A. vốn.

B. Thị trường.

C. Sinh vật.

D. Lao động.

Câu 6. Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ các nguồn vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước khác ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước, được gọi là

A. nguồn lực kinh tế.

B. nguồn lực từ bên ngoài.

C. nguồn lực tự nhiên.

D. nguồn lực từ bên trong.

Câu 7. Các nguồn lực bên ngoài (ngoại lực) chủ yếu bao gồm có

A. khoa học và công nghệ, vốn, thị trường, kinh nghiệm quản lí sản xuất.

B. khí hậu, khoa học, công nghệ, khoáng sản, kinh nghiệm quản lí sản xuất.

C. đường lối chính sách, khoa học công nghệ, nguồn nước, vốn, thị trường.

D. vị trí địa lí, thị trường, kinh nghiệm quản lí sản xuất, nguồn lao động.

Câu 8. Trong các nguồn lực kinh tế - xã hội, nguồn lực nào quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển của một đất nước?

A. Chính sách và xu thế phát triển.

B. Khoa học kĩ thuật và công nghệ.

C. Thị trường tiêu thụ.

D. Dân số và nguồn lao động.

Câu 9. Tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nhất định được gọi là

A. nguồn nhân lực.

B. các nhân tố ảnh hưởng.

C. các điều kiện phát triển.

D. nguồn lực.

Câu 10. Cơ sở để phân chia nguồn lực thành các nguồn lực bên trong và bên ngoài là

A. nguồn gốc hình thành.

B. tính chất nguồn lực.

C. phạm vi lãnh thổ.

D. xu thế phát triển.

Câu 11. Nguồn lực nào sau đây góp phần định hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia?

A. Tự nhiên.

B. Nguồn vốn.

C. Thị trường.

D. Vị trí địa lí.

Câu 12. Để phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, loại nguồn lực có vai trò quyết định là

A. ngoại lực.

B. tài nguyên.

C. nội lực.

D. vị trí địa lí.

Câu 13. Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò nào sau đây?

A. Lựa chọn chiến lược phát triển đất nước phù hợp với từng giai đoạn.

B. Làm giàu có về nguồn tài nguyên cung cấp nguyên liệu cho sản xuất.

C. Tạo ra động lực thúc đẩy các cơ sở sản xuất hình thành và phát triển.

D. Vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ phát triển kinh tế.

Câu 14. Nguồn lực nào sau đây có vai trò quyết định trong sự phát triển của nền kinh tế?

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Vị trí địa lí và khí hậu.

C. Dân cư và nguồn lao động.

D. Khoa học và công nghệ.

Câu 15. Nguồn lực nào sau đây đóng vai trò là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất?

A. Dân số, nước, sinh vật.

B. Sinh vật, đất, khí hậu.

C. Khí hậu, thị trường, vốn.

D. Đất, khí hậu, dân số.

Trắc nghiệm Bài 23: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp - Cánh diều

Câu 1. Sản xuất nông nghiệp có đặc điểm nào dưới đây khác với sản xuất công nghiệp?

A. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên.

B. Sản xuất nông nghiệp tập trung vào một thời gian nhất định.

C. Sản xuất nông nghiệp gồm nhiều ngành phức tạp, phân công tỉ mỉ.

D. Sản xuất nông nghiệp có tính chất tập trung cao độ.

Câu 2. Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, sản xuất công nghiệp được chia thành các nhóm ngành nào sau đây?

A. Công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ.

B. Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ.

C. Công nghiệp nặng, công nghiệp khai thác.

D. Công nghiệp nhẹ, công nghiệp khai thác.

Câu 3. Nhân tố tác động tới việc lựa chọn vị trí các xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa trong sản xuất công nghiệp là

A. thị trường.

B. tiến bộ khoa học kĩ thuật.

C. dân cư - lao động.

D. chính sách phát triển.

Câu 4. Tại sao sản xuất công nghiệp có tính chất hai giai đoạn?

A. Máy móc, công nghiệp.

B. Trình độ sản xuất.

C. Đối tượng lao động.

D. Trình độ lao động.

Câu 5. Ngành công nghiệp dệt - may, da - giày thường phân bố ở những nước đang phát triển là do

A. thị trường tiêu thụ rộng lớn.

B. đòi hỏi không gian sản xuất rộng.

C. nguồn nguyên liệu dồi dào.

D. lao động dồi dào, trình độ không cao.

Câu 6. Các ngành công nghiệp khai khoáng thường được phân bố ở gần cảng biển, cảng sông thể hiện sự ảnh hưởng của nhân tố nào dưới đây?

A. Nguồn khoáng sản.

B. Dân cư và lao động.

C. Nguồn nước, đất đai.

D. Đầu mối giao thông.

Câu 7. Đặc điểm sản xuất của công nghiệp không phải là

A. gắn liền với việc sử dụng máy móc và áp dụng công nghệ.

B. sản xuất công nghiệp mang tính chất tập trung cao độ.

C. hai giai đoạn tiến hành tuần tự, tách xa nhau về không gian.

D. sản xuất công nghiệp ít chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.

Câu 8. Việc phát triển công nghiệp không gây ra tác động tiêu cực nào sau đây?

A. Ô nhiễm môi trường.

B. Suy giảm tài nguyên biển.

C. Cạn kiệt tài nguyên.

D. Gia tăng lượng chất thải.

Câu 9. Các ngành công nghiệp như dệt - may, da giày, công nghiệp thực phẩm thường phân bố ở

A. nông thôn.

B. vùng duyên hải.

C. gần nguồn nguyên liệu.

D. thị trường tiêu thụ.

Câu 10. Nhân tố nào dưới đây làm thay đổi việc khai tthác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp?

A. Dân cư và lao động.

B. Chính sách.

C. Thị trường.

D. Tiến bộ khoa học kĩ thuật.

Câu 11. Đối với ngành công nghiệp cơ khí, yếu tố nào dưới đây có ý nghĩa quyết định hàng đầu?

A. Tiến bộ khoa học kỹ thuật.

B. Dân cư và lao động.

C. Tài nguyên thiên nhiên.

D. Thị trường tiêu thụ.

Câu 12. Ngành nào sau đây không thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến?

A. Luyện kim.

B. Cơ khí.

C. Sản xuất hàng tiêu dùng.

D. Khai thác mỏ.

Câu 13. Công nghiệp mũi nhọn là những ngành công nghiệp có đặc điểm nào sau đây?

A. Có hàm lượng kỹ thuật cao và mới ra đời gần đây.

B. Quyết định việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội.

C. Phát triển chủ yếu nhằm mục đích phục vụ cho xuất khẩu.

D. Tốc độ phát triển nhanh nhất trong các ngành công nghiệp.

Câu 14. Điểm khác biệt lớn nhất giữa sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp là

A. phụ thuộc vào tự nhiên.

B. áp dụng tiến bộ khoa học.

C. các vùng chuyên môn hóa.

D. cần nhiều lao động.

Câu 15. Thị trường ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất công nghiệp?

A. Cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng và nguyên liệu cho công nghiệp.

B. Lựa chọn vị trí, hướng chuyên môn hóa trong sản xuất công nghiệp.

C. Quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp trong ngành công nghiệp.

D. Chi phối việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sản xuất của công nghiệp.




Lưu trữ: trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 23: Cơ cấu dân số(sách cũ)

Câu 1: Cơ cấu dân số được phân ra thành hai loại là

A. Cơ cấu sinh học và cơ cấu theo trình độ.

B. Cơ cấu theo giới và cơ cấu theo tuổi.

C. Cơ cấu theo lao động và cơ cấu theo trình độ.

D. Cơ cấu sinh học và cơ cấu xã hội.

Câu 2: Cơ cấu dân số theo giới là tương quan giữa

A. Giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.

B. Số trẻ em nam so với số trẻ em nữ trong cùng thời điểm.

C. Số trẻ em nam so với tổng số dân.

D. Số trẻ em nam và nữ trên tổng số dân ở cùng thời điểm.

Câu 3: Cơ cấu dân số theo giới không ảnh hưởng tới

A. Phân bố sản xuất

B. Tổ chức đời sống xã hội.

C. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.

D. Hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.

Câu 4: Cơ cấu dân sô thể hiện được tinh hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.

A. Cơ cấu dân số theo lao động.

B. Cơ cấu dân số theo giới.

C. Cơ cấu dân số theo độ tuổi.

D. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.

Câu 5: Thông thường, nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi được gọi là nhóm

A. Trong độ tuổi lao động.

B. Trên độ tuổi lao động.

C. Dưới độ tuổi lao động.

D. Độ tuổi chưa thể lao động .

Câu 6: Thông thường, nhóm tuổi từ 15 – 59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi) được gọi là nhóm

A. Trong độ tuổi lao động.

B. Trên độ tuổi lao động.

C. Dưới độ tuổi lao động.

D. Hết độ tuổi lao động.

Câu 7: Thông thường, nhóm tuổi từ 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên được gọi là nhóm

A. Trong độ tuổi lao động.

B. Trên độ tuổi lao động.

C. Dưới độ tuổi lao động.

D. Không còn khả năng lao động .

Câu 8: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là dưới 25 %, nhóm tuổi trên 60 trở lên là trên 15% thì được xếp là nước có

A. Dân số trẻ.

B. Dân số già.

C. Dân số trung bình.

D. Dân số cao.

Câu 9: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là trên 35% nhóm tuổi trên 60 tuổi trở lên là dưới 10% thì được xếp là nước có

A. Dân số trẻ.

B. Dân số già.

C. Dân số trung bình.

D. Dân só cao.

Câu 10: Sự khác biệt giữa tháp mở rộng với tháp thu hẹp là

A. Đáy rộng, đỉnh nhọn, hai cạnh thoải.

B. Đáy hẹp, đỉnh phinh to.

C. Đáy rộng, thu hẹp ở giữa, phía trên lại mở ra.

D. Hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.

Câu 11: Sự khác biệt giữa tháp thu hẹp với tháp mở rộng là

A. Đáy rộng, đỉnh nhịn, ở giữa thu hẹp.

B. Đáy hẹo, đỉnh phình to.

C. ở giữa tháp phình to, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp .

D. hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.

Câu 12: Kiểu tháp ổn định (Nhật) có đặc điểm là :

A. Đáy rộng, đỉnh nhọn, hai cạnh thoải.

B. Đáy hẹp, đỉnh phình to

C. ở giữa tháp thu hẹp, phình to ở phía hai đầu.

D. hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.

Câu 13: Bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động được gọi là

A. nguồn lao động.

B. Lao động đang hoạt động kinh tế .

C. Lao động có việc làm.

D. Những người có nhu cầu về việc làm.

Câu 14: Nguồn lao động được phân làm hai nhóm

A. Nhóm có việc làm ổn định và nhóm chưa có việc làm.

B. Nhóm có việc làm tạm thời và nhóm chưa có việc làm.

C. Nhóm dân số hoạt động kinh tế và nhóm dân số không hoạt động kinh tế.

D. Nhóm tham gia lao động và nhóm không tham gia lao động.

Câu 15: Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế ?

A. Nội trợ.

B. Những người tàn tật.

C. Học sinh, sinh viên.

D. Những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.

Câu 16: Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế ?

A. Những người đang làm việc trong các nhà máy.

B. Những người nông dân đang làm việc trên ruộng đồng.

C. Học sinh, sinh viên.

D. Có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.

Câu 17: Cho biểu đồ biểu thị : CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA ẤN ĐỘ, BRA – XIN VÀ ANH NĂM 2013 (%)

Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 10 | Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10

Dựa vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đay là đúng

A. Ở Ấn Độ, gần 50% lao động làm việc ở khu vực 2.

B. Ở Anh, có tới gần 80% lao động làm việc ở khu vực 1.

C. Ở Bra – xin ,tỉ lệ lao động ở khu vực 2 thấp hơn ở Ấn Độ nhưng cao hơn so với ở Anh.

D. Những nước phát triển có tỉ lệ lao động trong khu vực 1 thấp.

Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2014

Tên nướcChia ra
Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3
Pháp 3,8 21,3 74,9
Mê-hi-cô 14,0 23,6 62,4
Việt Nam 46,7 21,2 32,1

Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời các câu hỏi 18, 19

Câu 18: Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu lao dộng phân theo khu vực kinh tế của ba nước trên năm 2014 là

A. Biểu đồ miền.     B. Biểu đồ tròn.

C. Biểu đồ đường.     D. Biểu đồ cột ghép.

Câu 19: Nhìn vào cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ta có thể biết được

A. Pháp là nước phát triển

B. Mê-hi-cô là nước phát triển.

C. Việt Nam là nước phát triển.

D. Cả ba nước đều là nước phát triển.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: