Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 22 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 22 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 22 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 22. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 22: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia - Kết nối tri thức

Câu 1. Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh

A. trình độ phát triển, thế mạnh mỗi lãnh thổ.

B. sản phẩm phân công lao động theo lãnh thổ.

C. khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất.

D. trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội.

Câu 2. Theo cách phân loại phổ biến hiện nay, cơ cấu nền kinh tế không bao gồm bộ phận nào sau dây?

A. Cơ cấu thu nhập.

B. Cơ cấu ngành kinh tế.

C. Cơ cấu lãnh thổ.

D. Cơ cấu thành phần kinh tế.

Câu 3. Cơ cấu thành phần kinh tế phản ánh được rõ rệt điều gì sau đây?

A. Trình độ phân công lao động xã hội.

B. Việc sở hữu kinh tế theo thành phần.

C. Việc sử dụng lao động theo ngành.

D. Trình độ phát triển lực lượng sản xuất.

Câu 4. Cơ cấu ngành kinh tế không phản ánh

A. việc sử dụng lao động theo ngành.

B. trình độ phát triển lực lượng sản xuất.

C. trình độ phân công lao động xã hội.

D. việc sở hữu kinh tế theo thành phần.

Câu 5. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta từ khi đổi mới đến nay diễn ra theo xu hướng

A. tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp - xây dựng.

B. tăng tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

C. giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp - xây dựng.

D. giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp và dịch vụ.

Câu 6. Cơ cấu ngành kinh tế không bao gồm có

A. nông - lâm - ngư nghiệp.

B. công nghiệp - xây dựng.

C. dịch vụ.

D. kinh tế trong nước.

Câu 7. Thành phần nào sau đây không được xếp vào cơ cấu ngành kinh tế của một quốc gia?

A. Chăn nuôi.

B. Khai khoáng.

C. Trồng trọt.

D. Hộ gia đình.

Câu 8. Ngành kinh tế nào sau đây không thuộc nhóm ngành dịch vụ?

A. Xây dựng.

B. Thương mại.

C. Du lịch.

D. Vận tải.

Câu 9. Thành phần nào sau đây không được xếp vào cơ cấu lãnh thổ một quốc gia?

A. Khu chế xuất.

B. Vùng kinh tế.

C. Điểm sản xuất.

D. Ngành sản xuất.

Câu 10. Cơ cấu theo lãnh thổ phản ánh

A. các thành phần kinh tế có tác động qua lại.

B. trình độ phát triển, thế mạnh mỗi lãnh thổ.

C. khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất.

D. trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội.

Câu 11. Trong cơ cấu ngành kinh tế, nhóm ngành giữ vai trò chủ đạo của các nước phát triển là

A. lâm - ngư nghiệp.

B. dịch vụ.

C. công nghiệp - xây dựng.

D. nông nghiệp.

Câu 12. Cơ cấu lãnh thổ gồm có

A. công nghiệp - xây dựng, quốc gia.

B. nông - lâm - ngư nghiệp, toàn cầu.

C. toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng.

D. toàn cầu và khu vực, vùng, dịch vụ.

Câu 13. Thành phần nào sau đây không được xếp vào cơ cấu thành phần kinh tế của một quốc gia?

A. Nông - lâm - ngư nghiệp.

B. Nhà nước.

C. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

D. Ngoài nhà nước.

Câu 14. Cơ cấu theo ngành phản ánh

A. trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội.

B. trình độ phát triển, thế mạnh mỗi lãnh thổ.

C. sản phẩm phân công lao động theo lãnh thổ.

D. khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất.

Câu 15. Đặc điểm nổi bật về cơ cấu ngành kinh tế của các nước phát triển là

A. nông - lâm - ngư nghiệp rất lớn, dịch vụ rất nhỏ.

B. nông - lâm - ngư nghiệp rất nhỏ, dịch vụ rất lớn.

C. dịch vụ rất lớn, công nghiệp - xây dựng rất nhỏ.

D. công nghiệp - xây dựng rất lớn, dịch vụ rất nhỏ.

Trắc nghiệm Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp - Cánh diều

Câu 1. Ở nước ta, các nông trường quốc doanh được thành lập chủ yếu ở

A. gần các trung tâm công nghiệp chế biến.

B. vùng đông dân, thị trường tiêu thụ lớn.

C. vùng trung du, cao nguyên, các vùng đất mới khai khẩn.

D. vùng dân cư thưa thớt, gần biên giới.

Câu 2. Hình thức chăn nuôi gia cầm phổ biến nhất hiện nay là

A. bán chuồng trại.

B. tập trung công nghiệp.

C. chăn thả.

D. chuồng trại.

Câu 3. Ở các nước phát triển phần lớn nông phẩm cung cấp cho xã hội được sản xuất từ

A. hộ gia đình.

B. vùng nông nghiệp.

C. trang trại.

D. nông trường.

Câu 4. Hình thức tổ chức lãnh thổ vùng nông nghiệp có đặc điểm nào sau đây?

A. Sản xuất chủ yếu tự cấp tự túc.

B. Hình thức phát triển thấp nhất.

C. Hình thức phát triển cao nhất.

D. Có quy mô nhỏ, lẻ và phân tán.

Câu 5. Số lượng các vùng nông nghiệp hiện nay ở nước ta là

A. 6.

B. 4.

C. 5.

D. 7.

Câu 6. Hình thức nào sau đây thể hiện một nền nông nghiệp hiện đại, phát triển?

A. Luân canh.

B. Thâm canh.

C. Quảng canh.

D. Xen canh.

Câu 7. Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất hàng hóa với cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ dựa trên

A. nguồn nước, điều kiện thời tiết.

B. chuyên môn hóa và thâm canh.

C. quy mô đất, tính chất sản xuất.

D. dân cư và năng suất lao động.

Câu 8. Ý nghĩa của việc phân chia các vùng nông nghiệp là

A. phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp với các điều kiện sinh thái.

B. đảm bảo đủ nguồn lương thực, thực phẩm cho mỗi hộ gia đình.

C. loại bỏ tính bấp bênh, không ổn định của sản xuất nông nghiệp.

D. tự cung, tự cấp các sản phẩm nông nghiệp ở vùng nông nghiệp.

Câu 9. Hình thức tổ chức lãnh tổ nông nghiệp cao nhất là

A. vùng nông nghiệp.

B. hợp tác xã nông nghiệp.

C. khu nông nghiệp công nghệ cao.

D. thể tổng hợp nông nghiệp.

Câu 10. Dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu theo ngành của các trang trại ở nước ta trong giai đoạn 2011 - 2019 là

A. biểu đồ cột.

B. biểu đồ cột chồng.

C. biểu đồ miền.

D. biểu đồ tròn.

Câu 11. Dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện số lượng của các trang trại ở nước ta trong giai đoạn 2011 - 2019 là

A. biểu đồ cột.

B. biểu đồ đường.

C. biểu đồ miền.

D. biểu đồ tròn.

Câu 12. Trong giai đoạn 2011 - 2019, số lượng trang trại ở nước ta tăng khoảng

A. 1,5 lần.

B. 1,2 lần.

C. 1,8 lần.

D.2,1 lần.

Câu 13. Trong giai đoạn 2011 - 2019, loại hình trang trại có sự thay đổi tỉ trọng lớn nhất là

A. trang trại trồng trọt.

B. trang trại chăn nuôi.

C. trang trại nuôi trồng thuỷ sản.

D. trang trại khác.

Câu 14. Nhận định nào sau đây không đúngvề cơ cấu trang trại theo ngành ở nước ta trong giai đoạn 2011 - 2019?

A. Tỉ trọng trang trại trồng trọt có xu hướng giảm.

B. Tỉ trọng trang trại khác thấp và có xu hướng giảm.

C. Tỉ trọng trang trại chăn nuôi luôn lớn nhất và có xu hướng tăng.

D. Tỉ trọng trang trại nuôi trồng thuỷ sản đứng thứ ba và có xu hướng giảm.

Câu 15. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng trang trại ở nước ta biểu hiện điều gì?

A. Sản xuất nông nghiệp của nước ta ngày càng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.

B. Sản xuất nông nghiệp của nước ta đang chuyển nhanh sang nông nghiệp hàng hóa.

C. Số lượng lao động nông nghiệp của nước ta ngày càng tăng.

D. Ngành nông nghiệp của nước ta ngày càng được chú trọng.




Lưu trữ: trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số(sách cũ)

Câu 1: Dân số thế giới tăng hay giảm là do

A. Sinh đẻ và tử vong.

B. Số trẻ tử vong hằng năm.

C. Số người nhập cư.

D. Số người xuất cư.

Câu 2: Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra với

A. Số trẻ em bị tử vong trong năm.

B. Số dân trung bình ở cùng thời điểm.

C. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

D. Số phụ nữ trong cùng thời điểm.

Câu 3: Nhân tố nào làm cho tỉ suất sinh cao ?

A. Số người ngoài độ tuổi lao động nhiều.

B. Phong tục tập quán lạc hậu.

C. Kinh tế - xã hội phát triển ở trình độ cao.

D. Mức sống cao.

Câu 4: Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm với

A. Số dân trong độ tuổi từ 60 tuổi trở lên.

B. Số người trong độ tuổi lao động.

C. Số dân trung bình ở cùng thời điểm.

D. Số người ở độ tuổi từ 0 – 14 tuổi.

Câu 5: Hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất từ thô được gọi là

A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.

B. Gia tăng cơ học.

C. Số dân trung bình ở thời điểm đó.

D. Nhóm dân số trẻ.

Câu 6: Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư được gọi là

A. Gia tăng dân số.

B. Gia tăng cơ học.

C. Gia tăng dân số tự nhiên.

D. Quy mô dân số.

Câu 7: Tổng số giữa tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học của một quốc gia , một vùng được gọi là

A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên

B. Cơ cấu sinh học.

C. Gia tăng dân số.

D. Quy mô dân số.

Câu 8: Nhân tố nào làm cho tỉ suất từ thô trên thế giới giảm ?

A. Chiến tranh gia tăng ở nhiều nước .

B. Thiên tai ngày càn nhiều.

C. Phong tục tập quán lạc hậu.

D. Tiến bộ về mặt y tế và khoa học kĩ thuật.

Câu 9: Chỉ số phản ánh trình độ nuôi dưỡng và sức khỏe của trẻ em là

A. Tỉ suất sinh thô.

B. Tỉ suất tử thô.

C. Tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi).

D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.

Câu 10: Thông thường, mức sống của dân cư ngày càng cao thì tỉ suất từ thô

A. Càng cao.

B. Càng thấp.

C. Trung bình.

D. Không thay đổi.

Câu 11: Động lực làm tăng dân số thế giới là

A. Gia tăng cơ học

B. Gia tăng dân số tự nhiên.

C. Gia tăng dân số tự nhiên và cơ học.

D. Tỉ suất sinh thô.

Câu 12: Nguyên nhân làm cho tỉ lệ xuất cư của một nước hay một vùng lanh thổ tăng lên là

A. Môi trường sống thuận lợi.

B. Dễ kiếm việc làm.

C. Thu nhập cao.

D. Đời sống khó khăn , mức sống thấp.

Câu 13: Nguyên nhân làm cho tỉ lệ nhập cư của một nước hay vùng lãnh thổ giảm đi là

A. Tài nguyên phong phú.

B. Khí hậu ôn hòa.

C. Thu nhập cao.

D. Chiến tranh , thiên tai nhiều.

Cho bảng số liệu:

     Số dân trên thế giới qua các năm

Năm 1804 1927 1959 1974
Số dân (tỉ người) 1 2 3 4
Năm 1987 1999 2011 2025 (dự kiến)
Số dân (tỉ người) 5 6 7 8

Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời các câu hỏi 14, 15:

Câu 14: Nhận xét nào sau đây là đúng:

A. Thời gian để số dân tăng lên 1 tỉ người ngày càng tăng.

B. Thời gian để số dân tăng lên 1 tỉ người ngày càng giảm.

C. Thời gian để số dân tăng lên 1 tỉ người luôn bằng nhau.

D. Thời gian để số dân tăng lên 1 tỉ người tăng theo cấp số nhân.

Câu 15: Thời gian để dân số tăng lên gấp đôi lần lượt là:

A. 120 năm; 50 năm; 35 năm .

B. 123 năm; 47 năm; 51 năm .

C. 132 năm; 62 năm; 46 năm .

D. 127 năm; 58 năm; 37 năm .

Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 10 | Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10

Dựa vào biểu đồ trên , trả lời các câu hỏi từ 15 đến 18.

Câu 16: Biểu đồ trên là

A. Biểu đồ cột chồng

B. Biểu đồ cột ghép

C. Biểu đồ miền

D. Biểu đồ đường

Câu 17: Nhận xét nào sau đây là đúng ?

A. Tỉ suất sinh thô trên toàn thế giới, các nhóm nước phát triển và đang phát triển đều có xu hướng giảm.

B. Tỉ suất sinh thô trên toàn thế giới giảm, nhóm nước phát triển và đang phát triển đều có xu hướng tăng.

C. Tỉ suất sinh thô trên toàn thế giới, các nhóm nước phát triển giảm, nhôm nước đang phát triển có xu hướng tăng.

D. Tỉ suất sinh thô trên toàn thế giới tăng, các nhóm nước phát triển và đang phát triển đều có xu hướng giảm.

Câu 18: Cho biết nhận xét nào sau đây là đúng

A. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất thô thấp hơn của thế giới và cao hơn nhiều so với nhóm nước phát triển.

B. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất thô cao hơn của thế giới và thấp hơn nhiều so với nhóm nước phát triển.

C. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô thấp hơn của thế giới và thấp hơn nhiều so với nhôm nước phát triển.

D. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô thấp hơn của thế giới và nhóm nước phát triển.

Câu 19: Tỉ suất sinh thô của thế giới năm 2015 là 20% có nghĩa là

A. Trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em được sinh ra trong năm đó.

B. Trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em bị chết trong năm đó.

C. Trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em có nguy cơ tử vong trong năm đó.

D. Trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em dưới 5 tuổi trong năm đó.

Dựa vào biểu đồ trên , trả lời các câu hỏi từ 20 đến 22.

Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 10 | Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10

Câu 20: Hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng

Giai đoạn 1950 – 1955 đến giai đoạn 2010 – 2015, tỉ suất tử thô

A. Của thế giới giảm 17‰

B. Của các nước phát triển giảm 5‰

C. Của các nước phát triển giảm 21‰

D. Của thế giới và các nhóm nước giảm bằng nhau .

Câu 21: Hãy cho biết nhận xét nào sau đây là đúng.

A. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất tử thô tăng.

B. Nhóm nước phát triển có tỉ suất tử thô biến động ít hơn so với nhóm nước đang phát triển.

C. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất tử thô cao hơn của thế giới và nhóm nước phát triển.

D. Hóm nước đang phát triển có tỉ suất tử thô cao hơn của thế giới và cao hơn nhiều so với nhóm nước phát triển.

Câu 22: Tỉ suất tử thô của nhóm nước đang phát triển năm 2015 là 7‰ có nghĩa là

A. Trong năm 2015, trung bình 1000 dân, có 7 trẻ em chết.

B. Trong năm 2015, trung bình 1000 dân, có 7 người chết.

C. Trong năm 2015, trung bình 1000 dân, có 7 trẻ em có nguy cơ tử vong .

D. Trong năm 2015, trung bình 1000 dân, có 7 trẻ em sinh ra còn sống.

Câu 23: Giả sử tỉ suất gia tăng dân số của toàn thế giới năm 2015 là 1,2% và không thay đổi trong suốt thời kì 2000 – 2020 , biết rằng số dân toàn thế giới năm 2015 là 7346 triệu người . Số dân của năm 2014 là

A. 7257,8 triệu người.

B. 7287,8 triệu người.

C. 7169,6 triệu người.

D. 7258,9 triệu người.

Câu 24: Giả sử tỉ suất gia tăng dân số của toàn thế giới năm 2015 là 1,2% và không thay đổi trong suốt thời kì 2000 – 2020 , biết rằng số dân toàn thế giới năm 2015 là 7346 triệu người . Số dân của năm 2016 sẽ là

A. 7468,25 triệu người.

B. 7458,25 triệu người.

C. 7434,15 triệu người.

D. 7522,35 triệu người.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: