Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 3 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết,
thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 3. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Trắc nghiệm Bài 3: ử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống - Kết nối tri thức
Câu 1. Kí hiệu của bản đồ dùng để thể hiện
A. các đối tượng địa lí trên bản đồ.
B. bản chú giải cuả một bản đồ.
C. hệ thống đường kinh, vĩ tuyến.
D. tỉ lệ của bản đồ so với thực tế.
Đáp án đúng là: A
Kí hiệu của bản đồ dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Câu 2. Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ, cần phải dựa vào
A. chú giải và kí hiệu.
B. kinh tuyến và chú giải.
C. các đường kinh, vĩ tuyến.
D. kí hiệu và vĩ tuyến.
Đáp án đúng là: C
Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ, cần phải dựa vào mạng lưới các đường kinh, vĩ tuyến. Nếu bản đồ nào không có hệ thống đường kinh, vĩ tuyến thì dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc hoặc quy định phía trên tờ bản đồ là hướng Bắc.
Câu 3. Muốn tìm hiểu được nội dung của bản đồ, trước hết cần phải nghiên cứu kĩ phần
A. kí hiệu và vĩ tuyến.
B. vĩ tuyến và kinh tuyến.
C. kinh tuyến và chú giải.
D. chú giải và kí hiệu.
Đáp án đúng là: D
Muốn tìm hiểu được nội dung của bản đồ, trước hết cần phải nghiên cứu kĩ phần các đối tượng địa lí được thể hiện ở chú giải và hiểu về các kí hiệu thể hiện trên bản đồ -> Tìm hiểu được bản đồ thể hiện nội dung thế nào và mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí.
Câu 4. Thiết bị nào sau đây bay quanh Trái Đất và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất?
A. Vệ tinh nhân tạo.
B. Các loại ngôi sao.
C. Vệ tinh tự nhiên.
D. Trạm hàng không.
Đáp án đúng là: A
GPS là một hệ thống các vệ tinh bay xung quanh Trái Đất theo một quỹ đạo chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất. Các máy thu GPS nhận thông tin này để xác định vị trí của đối tượng trên mặt đất, được hiển thị thông qua hệ toạ độ địa lí và độ cao tuyệt đối.
Câu 5. Hệ thống định vị toàn cầu viết tắt là
A. GPS.
B. GPRS.
C. GSO.
D. VPS.
Đáp án đúng là: A
GPS (viết tắt của Global Positioning System) hay hệ thống định vị toàn cầu là hệ thống xác định vị trí của bất kì đối tượng nào trên bề mặt Trái Đất thông qua hệ thống vệ tinh.
Câu 6. Nhận định nào sau đây không đúng với GPS và bản đồ số?
A. Được sử dụng phổ biến trong đời sống.
B. Xác định vị trí của đối tượng địa lí bất kì.
C. Chỉ được sử dụng trong ngành quân sự.
D. Quản lí sự di chuyển của đối tượng địa lí.
Đáp án đúng là: C
Ngày nay, GPS và bản đồ số được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống. Ví dụ: xác định vị trí người dùng hoặc các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất, tìm kiếm đường đi, giám sát lộ trình, tốc độ di chuyển các phương tiện giao thông trên bản đồ trực tuyến,...
Câu 7. Ưu điểm lớn nhất của GPS là
A. GPS hoạt động trong mọi địa hình, nhiều ở nước phát triển, mất rất ít phí sử dụng
B. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mạnh nhất trên đất liền, không mất phí sử dụng.
C. GPS hoạt động trong mọi địa hình, mọi nơi trên Trái Đất, mất nhiều phí sử dụng.
D. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, không mất phí sử dụng.
Đáp án đúng là: D
GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, không mất phí sử dụng, chỉ cần có thiết bị thu tín hiệu và phần mềm hỗ trợ. Ngoài GPS, một số hệ thống khác cũng có chức năng tương tự như: GALILEO, GLONASS, BEIDOU,...
Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng với bản đồ số?
A. Là một tập hợp có tổ chức.
B. Lưu trữ các dữ liệu bản đồ.
C. Rất thuận lợi trong sử dụng.
D. Mất nhiều chi phí lưu trữ.
Đáp án đúng là: D
- Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức, lưu trữ các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả năng đọc như máy tính, điện thoại thông minh và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ.
- Bản đồ số rất thuận lợi trong sử dụng, lưu trữ và chỉnh sửa, vì vậy ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống.
Câu 9. Mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ thường hướng về phía
A. Tây.
B. Đông.
C. Bắc.
D. Nam.
Đáp án đúng là: C
Mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ thường hướng về phía Bắc. Dựa vào mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ, chúng ta có thể xác định được các hướng còn lại (Tây, Đông, Nam và các hướng phụ) trên bản đồ.
Câu 10. Hệ thống GPS thường được kết nối với bản đồ nào sau đây để tạo thành hệ thống bản đồ trực tuyến?
A. Bản đồ kinh tế.
B. Bản đồ số.
C. Bản đồ tự nhiên.
D. Bản đồ quân sự.
Đáp án đúng là: B
Hệ thống GPS thường được kết nối với bản đồ số và phát triển trên môi trường internet, tạo thành hệ thống bản đồ trực tuyến, được tích hợp sẵn trên máy tính hoặc các thiết bị điện tử thông minh.
Câu 11. GPS là một hệ thống các vệ tinh bay xung quanh
A. Trái Đất.
B. Sao Thủy.
C. Mặt Trăng.
D. Mặt Trời.
Đáp án đúng là: A
GPS là một hệ thống các vệ tinh bay xung quanh Trái Đất theo một quỹ đạo chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất. Các máy thu GPS nhận thông tin này để xác định vị trí của đối tượng trên mặt đất, được hiển thị thông qua hệ toạ độ địa lí và độ cao tuyệt đối.
Câu 12. Thiết bị thông minh nào sau đây được gắn định vị GPS?
A. Điện thoại thông minh.
B. Tủ lạnh samsung lớn.
C. Nồi chiêm không dầu.
D. Máy lọc không khí.
Đáp án đúng là: A
Trên tất cả các thiết bị điện thoại thông minh đều có gắn định nvij GPS và bản đồ số -> Giúp người sử dụng dễ dàng tìm đường đi, định vị vị trí và sử dụng các ứng dụng đi kèm (gọi đồ ăn, xe công nghệ,…).
Câu 13. GPS do quốc gia nào sau đây xây dựng, vận hành và quản lí?
A. Liên bang Nga.
B. Nhật Bản.
C. Trung Quốc.
D. Hoa Kì.
Đáp án đúng là: D
GPS do Bộ Quốc phòng Hoa Kì thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lí. Ban đầu GPS phục vụ cho mục đích quân sự, nhưng từ năm 1980, Chính phủ Hoa Kì cho phép sử dụng trong dân sự.
Câu 14. GPS và bản đồ số dùng để điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiết bị định vị với không có chức năng nào sau đây?
A. Các cung đường có thể sử dụng, lưu trữ lộ trình.
B. Tìm thiết bị đã mất, biết danh tính người trộm đồ.
C. Chống trộm cho các phương tiện, tính cước phí.
D. Xác định điểm cần đến, quãng đường di chuyển.
Đáp án đúng là: B
- GPS và bản đồ số dùng để dẫn đường, quản lý và điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiết bị định vị với các chức năng như: xác định điểm cần đến, quãng đường di chuyển, các cung đường có thể sử dụng; quản lý, giám sát, lưu trữ lộ trình đường đi của đối tượng (phương tiện giao thông, các cơn bão,...); tính số ki-lô-mét đã di chuyển và cước phí cho xe buýt, xe khách, xe taxi, xe ôm công nghệ,..., chống trộm cho các phương tiện,...
- Ngoài ra, GPS và bản đồ số còn dùng để tìm người, thiết bị đã mất hay để đánh dấu địa điểm khi chụp ảnh cũng như tối ưu hoá kết quả tìm kiếm dựa trên khu vực,...
Câu 15. Kĩ năng nào được xem là phức tạp hơn cả trong số các kĩ năng sau đây?
A. Mô tả vị trí đối tượng.
B. Xác định hệ toạ độ địa lí.
C. Phân tích mối liên hệ.
D. Tính toán khoảng cách.
Đáp án đúng là: C
Kĩ năng bản đồ phức tạp và khó trong bản đồ là phân tích, tìm được các mối liên hệ của các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Trắc nghiệm Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ trong đời sống - Chân trời sáng tạo
Câu 1. Thiết bị nào sau đây bay quanh Trái Đất và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất?
A. Vệ tinh tự nhiên.
B. Vệ tinh nhân tạo.
C. Trạm hàng không.
D. Các loại ngôi sao.
Đáp án đúng là: B
GPS là một hệ thống các vệ tinh bay xung quanh Trái Đất theo một quỹ đạo chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất. Các máy thu GPS nhận thông tin này để xác định vị trí của đối tượng trên mặt đất, được hiển thị thông qua hệ toạ độ địa lí và độ cao tuyệt đối.
Câu 2. Ứng dụng nào sau đây không thuộc bản đồ số?
A. Apple Maps.
B. Google Maps.
C. Here Maps.
D. Book Maps.
Đáp án đúng là: D
Bằng các thiết bị điện tử thông minh, chúng ta có thể tự lựa chọn những địa điểm mà mình muốn đến. Nhiều loại bản đồ khác nhau như Google Maps, Apple Maps, Here Maps,... sẽ giúp chọn tuyến đường ngắn nhất, thuận tiện nhất, xác định phương hướng và điều hướng cho người sử dụng.
Câu 3. GPS do quốc gia nào sau đây xây dựng, vận hành và quản lí?
A. Hoa Kì.
B. Trung Quốc.
C. Liên bang Nga.
D. Nhật Bản.
Đáp án đúng là: A
GPS do Bộ Quốc phòng Hoa Kì thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lí. Ban đầu GPS phục vụ cho mục đích quân sự, nhưng từ năm 1980, Chính phủ Hoa Kì cho phép sử dụng trong dân sự.
Câu 4. Mục đích ban đầu ra đời của GPS phục vụ
A. kinh tế.
B. quân sự.
C. giáo dục.
D. dân sự.
Đáp án đúng là: B
GPS do Bộ Quốc phòng Hoa Kì thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lí. Ban đầu GPS phục vụ cho mục đích quân sự, nhưng từ năm 1980, Chính phủ Hoa Kì cho phép sử dụng trong dân sự.
Câu 5. GPS và bản đồ số dùng để điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiết bị định vị với không có chức năng nào sau đây?
A. Xác định điểm cần đến, quãng đường di chuyển.
B. Chống trộm cho các phương tiện, tính cước phí.
C. Các cung đường có thể sử dụng, lưu trữ lộ trình.
D. Tìm thiết bị đã mất, biết danh tính người trộm đồ.
Đáp án đúng là: D
- GPS và bản đồ số dùng để dẫn đường, quản lý và điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiết bị định vị với các chức năng như: xác định điểm cần đến, quãng đường di chuyển, các cung đường có thể sử dụng; quản lý, giám sát, lưu trữ lộ trình đường đi của đối tượng (phương tiện giao thông, các cơn bão,...); tính số ki-lô-mét đã di chuyển và cước phí cho xe buýt, xe khách, xe taxi, xe ôm công nghệ,..., chống trộm cho các phương tiện,...
- Ngoài ra, GPS và bản đồ số còn dùng để tìm người, thiết bị đã mất hay để đánh dấu địa điểm khi chụp ảnh cũng như tối ưu hoá kết quả tìm kiếm dựa trên khu vực,...
Câu 6. Thiết bị thông minh nào sau đây được gắn định vị GPS?
A. Nồi chiêm không dầu.
B. Máy lọc không khí.
C. Tủ lạnh samsung lớn.
D. Điện thoại thông minh.
Đáp án đúng là: D
Trên tất cả các thiết bị điện thoại thông minh đều có gắn định nvij GPS và bản đồ số -> Giúp người sử dụng dễ dàng tìm đường đi, định vị vị trí và sử dụng các ứng dụng đi kèm (gọi đồ ăn, xe công nghệ,…).
Câu 7. Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là
A. định tính.
B. định lượng.
C. định vị.
D. định luật.
Đáp án đúng là: C
GPS và bản đồ số được sử dụng nhiều trong cuộc sống hiện đại với nhiều ứng dụng hữu ích. Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là định vị, nhằm xác định vị trí chính xác của các đối tượng trên bản đồ.
Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng với GPS và bản đồ số?
A. Quản lí sự di chuyển của đối tượng địa lí.
B. Chỉ được sử dụng trong ngành quân sự.
C. Xác định vị trí của đối tượng địa lí bất kì.
D. Được sử dụng phổ biến trong đời sống.
Đáp án đúng là: B
Ngày nay, GPS và bản đồ số được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống. Ví dụ: xác định vị trí người dùng hoặc các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất, tìm kiếm đường đi, giám sát lộ trình, tốc độ di chuyển các phương tiện giao thông trên bản đồ trực tuyến,...
Câu 9. Bộ phận sử dụng có vai trò nào sau đây?
A. Các trạm theo dõi, giám sát hoạt động của GPS.
B. Nhiều vệ tinh hợp lại, thông tin đến người dùng.
C. Tiếp nhận, theo dõi những tín hiệu GPS phát ra.
D. Truyền tín hiệu và thông tin đến người sử dụng.
Đáp án đúng là: C
- Bộ phận không gian gồm nhiều vệ tinh hợp lại, truyền tín hiệu và thông tin đến người sử dụng.
- Bộ phận điều khiển gồm các trạm theo dõi, giám sát hoạt động của GPS.
- Bộ phận sử dụng gồm các máy thu tín hiệu GPS, phần mềm xử lý số liệu và những thiết bị sử dụng tương ứng, làm nhiệm vụ tiếp nhận, theo dõi và đo đạc những tín hiệu do GPS phát ra, nhằm mục đích định vị và dẫn đường.
Câu 10. Công cụ truyền tải và giám sát tính năng định vị của GPS là
A. bản đồ số.
B. các vệ tinh.
C. trạm điều khiển.
D. thiết bị thu.
Đáp án đúng là: A
GPS và bản đồ số được sử dụng nhiều trong cuộc sống hiện đại với nhiều ứng dụng hữu ích. Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là định vị, nhằm xác định vị trí chính xác của các đối tượng trên bản đồ. Nếu như GPS có tính năng định vị thì bản đồ số là công cụ truyền tải, giám sát tính năng đó.
Câu 11. Hệ thống định vị toàn cầu BEIDAU là của quốc gia nào sau đây?
A. Liên bang Nga.
B. Trung Quốc.
C. Ấn Độ.
D. Hoa Kì.
Đáp án đúng là: B
Ngày nay, bên cạnh GPS của Hoa Kì, còn có nhiều hệ thống định vị toàn cầu như GLONASS của Liên bang Nga, GALILEO của châu Âu, BEIDAU của Trung Quốc, NAVLC của Ấn Độ,... được gọi chung là hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GNSS (Global Navigation Satellite System).
Câu 12. Bắt đầu từ năm nào sau đây GPS được sử dụng vào mục đích dân sự?
A. 1990.
B. 1970.
C. 1980.
D. 2000.
Đáp án đúng là: C
GPS do Bộ Quốc phòng Hoa Kì thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lí. Ban đầu GPS phục vụ cho mục đích quân sự, nhưng từ năm 1980, Chính phủ Hoa Kì cho phép sử dụng trong dân sự.
Câu 13. Nhận định nào sau đây không đúng với bản đồ số?
A. Rất thuận lợi trong sử dụng.
B. Lưu trữ các dữ liệu bản đồ.
C. Mất nhiều chi phí lưu trữ.
D. Là một tập hợp có tổ chức.
Đáp án đúng là: C
- Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức, lưu trữ các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả năng đọc như máy tính, điện thoại thông minh và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ.
- Bản đồ số rất thuận lợi trong sử dụng, lưu trữ và chỉnh sửa, vì vậy ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống.
Câu 14. Ưu điểm lớn nhất của GPS là
A. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, không mất phí sử dụng.
B. GPS hoạt động trong mọi địa hình, nhiều ở nước phát triển, mất rất ít phí sử dụng
C. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mạnh nhất trên đất liền, không mất phí sử dụng.
D. GPS hoạt động trong mọi địa hình, mọi nơi trên Trái Đất, mất nhiều phí sử dụng.
Đáp án đúng là: A
GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, không mất phí sử dụng, chỉ cần có thiết bị thu tín hiệu và phần mềm hỗ trợ. Ngoài GPS, một số hệ thống khác cũng có chức năng tương tự như: GALILEO, GLONASS, BEIDOU,...
Câu 15. Hệ thống định vị toàn cầu GLONASS là của quốc gia nào sau đây?
A. Liên bang Nga.
B. Hoa Kì.
C. Trung Quốc.
D. Hàn Quốc.
Đáp án đúng là: A
Ngày nay, bên cạnh GPS của Hoa Kì, còn có nhiều hệ thống định vị toàn cầu như GLONASS của Liên bang Nga, GALILEO của châu Âu, BEIDAU của Trung Quốc, NAVLC của Ấn Độ,... được gọi chung là hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GNSS (Global Navigation Satellite System).
Câu 1. Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là
A. tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng granit.
B. tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.
C. tầng badan, tầng granit, tầng đá trầm tích.
D. tầng granit, Tầng đá trầm tích, tầng badan.
Đáp án đúng là: C
Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là: tầng badan, tầng granit, tầng đá trầm tích.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng với lớp Manti dưới?
A. Vật chất không lỏng mà ở trạng thái rắn.
B. có vị trí ở độ sâu từ 2900 đến 5100 km.
C. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.
D. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.
Đáp án đúng là: A
Lớp Manti dưới có độ sâu từ 700 đến 2900 km, tồn tại ở trạng thái rắn chắc.
Câu 3. Đặc điểm của lớp Manti dưới là
A. cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.
B. hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.
C. có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2900 km.
D. không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.
Đáp án đúng là: C
Lớp Manti trên tồn tại ở trạng thái quánh dẻo, hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng và Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển. Độ dày của lớp Manti trên khoảng từ 15 - 700 km và Manti dưới có độ sâu từ 700 đến 2900 km, tồn tại ở trạng thái rắn chắc.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp Manti trên?
A. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.
B. Không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.
C. Có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2900 km.
D. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.
Đáp án đúng là: C
Lớp Manti trên tồn tại ở trạng thái quánh dẻo, hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng và Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển. Độ dày của lớp Manti trên khoảng từ 15 - 700 km và Manti dưới có độ sâu từ 700 đến 2900 km.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng với nhân trong Trái Đất?
A. Vật chất lỏng.
B. Nhiều Ni, Fe.
C. Nhiệt độ rất cao.
D. Áp suất rất lớn.
Đáp án đúng là: A
Nhân trong có độ sâu từ 5100 đến 6370km, nhiệt độ rất cao, áp suất rất lớn (3 - 3,5 triệu atm), tồn tại ở dạng rắn và chứa nhiều kim loại nặng Ni, Fe.
Câu 6. Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng
A. Âu - Á, Nam Mĩ với các mảng xung quanh.
B. Ấn Độ - Ôxtrâylia với các mảng xung quanh.
C. Phi, các mảng nhỏ với các mảng xung quanh.
D. Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.
Đáp án đúng là: D
Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh. Điển hình là vành đai lửa Thái Bình Dương, đây là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vùng lòng chảo Thái Bình Dương, hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000 km.
Câu 7. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Tạo các dãy núi cao, núi lửa và siêu bão.
B. Nhiều siêu bão, mắc ma phun trào mạnh.
C. Động đất, núi lửa và lũ lụt thường xuyên.
D. Mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm.
Đáp án đúng là: D
Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp vỏ Trái Đất?
A. Giới hạn vỏ Trái Đất không trùng với thạch quyển.
B. Trên cùng là đá ba dan, dưới cùng là đá trầm tích.
C. Vỏ cứng, mỏng, độ dày ở đại dương khoảng 5 km.
D. Dày không đều, cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau.
Đáp án đúng là: B
- Vỏ Trái Đất là lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo và độ dày, vỏ Trái Đất được chia thành hai kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương. Giới hạn vỏ Trái Đất không trùng với thạch quyển.
- Trên cùng là tầng trầm tích, do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành; tầng này không liên tục và có độ dày không đều. Tầng granit gồm các loại đá nhẹ (như đá granit và các loại đá có tính chất tương tự như đá granit) tạo nên; lớp vỏ lục địa được cấu tạo chủ yếu bằng granit. Tầng badan gồm các loại đá nặng hơn (như đá badan và các loại đá có tính chất tương tự như đá badan) tạo nên; lớp vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan.
Câu 9. Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và
A. phần dưới của lớp Manti.
B. nhân trong của Trái Đất.
C. nhân ngoài của Trái Đất.
D. phần trên của lớp Manti.
Đáp án đúng là: D
Thạch quyển của Trái Đất bao gồm lớp vỏ Trái Đất và lớp phủ trên cùng, tạo thành lớp ngoài cứng và cứng của Trái Đất. Các thạch quyển được chia thành các mảng kiến tạo. Phần trên cùng của thạch quyển phản ứng hóa học với khí quyển, thủy quyển và sinh quyển thông qua quá trình hình thành đất được gọi là tầng sinh quyển.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng với nhân ngoài Trái Đất?
A. Vật chất rắn.
B. Nhiệt độ rất cao.
C. Nhiều Ni, Fe.
D. Áp suất rất lớn.
Đáp án đúng là: A
Nhân ngoài có độ sâu từ 2900 đến 5100km, nhiệt độ rất cao (khoảng 50000C), áp suất rất lớn (1,3 - 3,1 triệu atm), tồn tại ở thể lỏng và chứa nhiều kim loại nặng Ni, Fe.
Câu 11. Cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương có điểm khác nhau cơ bản là
A. lớp vỏ đại dương chiếm diện tích lớn và phân bố rộng hơn lớp vỏ lục địa.
B. lớp vỏ lục địa mỏng hơn lớp vỏ đại dương nhưng có thêm tầng đá granit.
C. vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng trầm tích, vỏ lục địa chủ yếu là badan.
D. vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng granit.
Đáp án đúng là: D
- Lớp vỏ lục địa gồm 3 tầng: trầm tích, tầng granit (dày nhất), cuối cùng là tầng badan
- Lớp vỏ đại dương gồm 2 tầng: trầm tích, tầng badan (dày nhất).
=> Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa cấu tạo chủ yếu bằng granit.
Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng với vận động kiến tạo?
A. Các vận động do ngoại lực gây ra, làm cho cấu tạo lớp manti có nhiều biến đổi mạnh.
B. Các vận động do ngoại lực gây ra làm địa hình biến đổi và đã kết thúc vài trăm năm.
C. Các vận động do nội lực sinh ra, làm địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn.
D. Các vận động do nội lực sinh ra, xảy ra cách đây hàng trăm triệu năm và đã kết thúc.
Đáp án đúng là: C
Vận động kiến tạo được hiểu là các vận động do nội lực sinh ra, làm cho địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn và hiện nay vẫn đang tiếp diễn nhưng xảy ra chậm.
Câu 13. Dãy núi trẻ Hi-ma-lay-a ở châu Á được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào sau đây?
A. Mảng Âu-Á và mảng Nam Cực.
B. Mảng Âu-Á và mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia.
C. Mảng Âu-Á và mảng Thái Bình Dương.
D. Mảng Âu-Á và mảng Phi-lip-pin.
Đáp án đúng là: B
Dãy núi trẻ Hi-ma-lay-a ở châu Á được hình thành do sự tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo là mảng Âu-Á với mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia.
Câu 14. Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo thường là nơi
A. con người tập trung đông.
B. vùng bất ổn của Trái Đất.
C. tập trung nhiều đồng bằng.
D. có cảnh quan rất đa dạng.
Đáp án đúng là: B
Các mảng kiến tạo luôn dịch chuyển trên lớp vật chất quánh dẻo của Manti trên:
- Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách dãn, macma sẽ phun trào lên, tạo thành các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất, núi lửa...
- Khi hai mảng lục địa xô vào nhau, chỗ tiếp xúc bị nén ép, dồn lại và nhô lên (mảng nọ xô chờm hoặc luồn xuống dưới mảng kia), hình thành các dãy núi, sinh ra động đất, núi lửa...
=> Như vậy, ở vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo thường là vùng bất ổn của Trái Đất.
Câu 15. Dựa vào tiêu chí nào sau đây để phân chia vỏ Trái Đất thành vỏ lục địa và vỏ đại dương?
A. Sự phân chia của các tầng.
B. Đặc tính vật chất, độ dẻo.
C. Đặc điểm nhiệt độ lớp đá.
D. Cấu tạo địa chất, độ dày.
Đáp án đúng là: D
Do có sự khác biệt về cấu tạo địa chất, về độ dày… nên vỏ Trái Đất được phân ra thành hai kiểu chính là vỏ lục địa và vỏ đại dương.
Lưu trữ: trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống(sách cũ)
Câu 1: Cho biết ý nào dưới đây là không đúng ?
A. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn.
B. Bản đồ có tỉ lệ càng lớn mức độ chi tiết càng cao.
C. Bản đồ Quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới.
D. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ càng dễ xác định đặc điểm của các đối tượng.
Đáp án: D
Giải thích: Bản đồ là hình thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay cả Trái Đất từ mặt cong lên mặt phẳng giấy. Vì vậy, bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn nhưng mức độ chi tiết càng thấp và các loại bản đồ Quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới.
Câu 2: Để tìm hiểu về chế độ nước ta của một con sông , cần phải sử dụng bản đồ nào ?
A. Bản đồ khí hậu.
B. Bản đồ địa hình.
C. Bản đồ địa chất.
D. Bản đồ nông nghiệp.
Đáp án: A
Giải thích: Sông ngòi là hàm số của khí hậu, chính vì vậy các đặc điểm của sông ngòi do các đặc điểm của khí hậu quyết định. Để tìm hiểu về chế độ nước ta của một con sông thì cần phải sử dụng bản đồ khí hậu.
Câu 3: Loại bản đồ nào dưới đây thường xuyên được sử dụng trong quân sự ?
A. Bản đồ dân cư.
B. Bản đồ khí hậu.
C. Bản đồ địa hình.
D. Bản đồ nông nghiệp.
Đáp án: C
Giải thích: Trong quân sự người ta thường dùng bản dồ địa hình để xây dựng các phương án tác chiến, cần lợi dụng địa hình và địa vật trong phòng thủ và tấn công,…
Câu 4: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 3 000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được là 3 cm điều đó có nghĩa là trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố đó là
A. 9 km. B. 90 km. C . 900 km. D. 9000 km.
Đáp án: B
Giải thích: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 3 000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được là 3 cm thì trên thực tế 1cm trên bản đồ bằng 30km trên thực tế và 3cm trên bản đồ bằng 90km trên thực tế. Như vậy, trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố đó là 90 km.
Câu 5: Để xác định chính xác phương hướng trên bản đồ cần dựa vào
A. Các cạnh của bản đồ.
B. Bảng chú giải trên bản đồ.
C. Hệ thống kinh vĩ tuyến trên bản đồ.
D. Các đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ.
Đáp án: C
Giải thích: Mục II, SGK/16 địa lí 10 cơ bản.
Câu 6: Để giải thích tình hình phân bố Mưa của một khu vực cần kết hợp sử dụng những bản đồ nào
A. Bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình.
B. Bản đồ địa hình và bản đồ địa chất.
C. Bản đồ thủy văn và bản đồ địa hình.
D. Bản đồ địa chất và bản đồ thổ nhưỡng.
Đáp án: A
Giải thích: Sự phân bố mưa chịu tác động của nhiều nhân tố như hoàn lưu gió, địa hình, dòng biển, khí áp,… và đề giải thích tình hình phân bố mưa của một khu vực thì cần kết hợp sử dụng những bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình.
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: