Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 6 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 6 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 6 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 6. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 6: Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng - Kết nối tri thức

Câu 1. Chuỗi hồ Lớn ở cao nguyên Đông Phi được hình thành do tác động của

A. sự vận động nâng lên, hạ xuống.

B. các khúc uốn của sông, địa hình.

C. động đất, thiên tai và con người.

D. các vận động đứt gãy, tách giãn.

Câu 2. Dãy núi trẻ Hi-ma-lay-a ở châu Á được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào sau đây?

A. Mảng Âu-Á và mảng Thái Bình Dương.

B. Mảng Âu-Á và mảng Nam Cực.

C. Mảng Âu-Á và mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia.

D. Mảng Âu-Á và mảng Phi-lip-pin.

Câu 3. Nhận định nào sau đây đúng với vận động kiến tạo?

A. Các vận động do nội lực sinh ra, xảy ra cách đây hàng trăm triệu năm và đã kết thúc.

B. Các vận động do nội lực sinh ra, làm địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn.

C. Các vận động do ngoại lực gây ra, làm cho cấu tạo lớp manti có nhiều biến đổi mạnh.

D. Các vận động do ngoại lực gây ra làm địa hình biến đổi và đã kết thúc vài trăm năm.

Câu 4. Thuyết kiến tạo mảng xuất hiện khi các nhà khoa học nhận thấy hình thái các bờ nào sau đây có thể khớp nhau?

A. Bờ phía đông của châu Âu và bờ phía tây của châu Phi.

B. Bờ phía đông của Bắc Mỹ và bờ phía tây của châu Phi.

C. Bờ phía đông của Nam Mỹ và bờ phía tây của châu Phi.

D. Bờ phía đông của Nam Mỹ và bờ phía tây của châu Á.

Câu 5. Theo thuyết kiến tạo mảng, mảng kiến tạo nào sau đây là mảng kiến tạo nhỏ?

A. Âu-Á.

B. Bắc Mĩ.

C. Nam Cực.

D. Phi-lip-pin.

Câu 6. Ở bờ Tây Thái Bình Dương, vành đai động đất và núi lửa hình thanh do sự tiếp xúc của các địa mảng nào dưới đây?

A. Mảng Âu-Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi-lip-pin, mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia.

B. Mảng Phi, mảng Âu-Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi-lip-pin, mảng Cô-cốt.

C. Mảng Âu-Á mảng Thái Bình Dương, mảng Nam cực, mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia.

D. Mảng Âu-Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi-lip-pin, mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia.

Câu 7. Việt Nam nằm ở mảng kiến tạo nào sau đây?

A. Nam Cực.

B. Phi.

C. Âu-Á.

D. Bắc Mĩ.

Câu 8. Theo thuyết kiến tạo mảng, mảng kiến tạo nào sau đây là mảng kiến tạo lớn?

A.Nam Mĩ.

B. Ca-ri-bê.

C. Phi-lip-pin.

D. Cô-cốt.

Câu 9. Thuyết kiến tạo mảng được xây dựng trên cơ sở tiếp nối

A. thuyết Căng - Laplat.

B. thuyết Bic Bang.

C. thuyết Ôttô -Xmit.

D. thuyết “lục địa trôi”.

Câu 10. Theo thuyết kiến tạo mảng, cấu tạo của thạch quyển bao gồm bao nhiêu mảng kiến tạo lớn?

A. 5.

B. 8.

C. 7.

D. 6.

Câu 11. Ở đại dương trong lớp vỏ Trái Đất không có tầng nào sau đây?

A. Badan.

B. Trầm tích.

C. Granit.

D. Macma.

Câu 12. Mảng có kí hiệu A trên lược đồ sau là

Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 6 (có đáp án): Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng

A. Mảng Bắc Mĩ.

B. Mảng Nam Mĩ.

C. Mảng Phi.

D. Mảng Nam Cực.

Câu 13. Mảng Thái Bình Dương trên lược đồ sau có kí hiệu là

Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 6 (có đáp án): Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng

A. (C).

B. (H).

C. (B).

D. (G).

Câu 14. Mảng có kí hiệu B trên lược đồ sau là

Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 6 (có đáp án): Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng

A. Mảng Bắc Mĩ.

B. Mảng Nam Mĩ.

C. Mảng Phi.

D. Mảng Nam Cực.

Câu 15. Mảng Á-Âu trên lược đồ sau có kí hiệu là

Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 6 (có đáp án): Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng

A. (B).

B. (H).

C. (D).

D. (G).

Trắc nghiệm Bài 6: Thạch quyển, nội lực - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất khôngdẫn đến hiện tượng nào sau đây?

A. Biển tiến, biển thoái.

B. Uốn nếp hoặc đứt gãy.

C. Nâng lên, hạ xuống.

D. Bão, lụt và hạn hán.

Câu 2. Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng

A. Âu - Á, Nam Mĩ với các mảng xung quanh.

B. Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.

C. Ấn Độ - Ôxtrâylia với các mảng xung quanh.

D. Phi, các mảng nhỏ với các mảng xung quanh.

Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?

A. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.

B. Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam.

C. Do vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.

D. Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km.

Câu 4. Thung lũng sông Hồng được hình thành do hiện tượng

A. nâng lên.

B. uốn nếp.

C. đứt gãy.

D. tách dãn.

Câu 5. Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là

A. tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng granit.

B. tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.

C. tầng granit, Tầng đá trầm tích, tầng badan.

D. tầng badan, tầng granit, tầng đá trầm tích.

Câu 6. Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là

A. ngoại lực.

B. lực hấp dẫn.

C. nội lực.

D. lực Côriôlit.

Câu 7. Hiện tượng đứt gãy không phảilà nguyên nhân hình thành dạng địa hình nào sau đây?

A. Hẻm vực.

B. Thung lũng.

C. Địa hào.

D. Nếp uốn.

Câu 8. Sự hìnhthành những tích tụ khoáng sản có giá trị thường liên quan đến

A. các đứt gãy sâu.

B. hiện tượng uốn nếp.

C. vận động tạo núi.

D. động đất, núi lửa.

Câu 9. Nhận định nào dưới đây đúng với đặc điểm của tầng đá trầm tích?

A. Có độ dày rất lớn, có nơi độ dày đạt tới 50km.

B. Là tầng nằm dưới cùng trong lớp vỏ Trái Đất.

C. Phân bố thành một lớp liên tục từ tây sang đông.

D. Do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.

Câu 10. Cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương có điểm khác nhau cơ bản là

A. vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng trầm tích, vỏ lục địa chủ yếu là badan.

B. lớp vỏ lục địa mỏng hơn lớp vỏ đại dương nhưng có thêm tầng đá granit.

C. lớp vỏ đại dương chiếm diện tích lớn và phân bố rộng hơn lớp vỏ lục địa.

D. vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng granit.

Câu 11. Đặc điểm của vận động theo phương thẳng đứng là

A. xảy ra rất chậm trên một diện tích nhỏ.

B. xảy ra rất chậm trên một diện tích lớn.

C. xảy ra rất nhanh trên một diện tích lớn.

D. xảy ra rất nhanh trên một diện tích nhỏ.

Câu 12. Biểu hiện rõ rệt nhất của vận động theo phương thẳng đứng là

A. sự mở rộng của các đồng bằng hạ lưu các sông lớn.

B. sự nâng cao địa hình ở các vùng núi được uốn nếp.

C. sự thay đổi mực nước biển, đại dương ở nhiều nơi.

D. các thiên tai ở vùng biển xảy ra thường xuyên hơn.

Câu 13. Hiện tượng uốn nếp thể hiện rõ rệt nhất ở

A. đá mắcma.

B. đá biến chất.

C. đá badan.

D. đá trầm tích.

Câu 14. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

A. năng lượng của bức xạ Mặt Trời.

B. năng lượng ở trong lòng Trái Đất.

C. năng lượng do con người gây ra.

D. năng lượng từ các vụ nổ thiên thể.

Câu 15. Nguyên nhân của hiện tượng biển tiến, biển thoái là do

A. vận động nâng lên và hạ xuống.

B. tác động của hải lưu chạy ven bờ.

C. biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra.

D. ảnh hưởng của địa hình ven biển.

Trắc nghiệm Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất - Cánh diều

Câu 1. Các quá trình ngoại lực bao gồm:

A. phong hoá, nâng lên, vận chuyển, bồi tụ.

B. phong hoá, hạ xuống, vận chuyển, bồi tụ.

C. phong hoá, uốn nếp, vận chuyển, bồi tụ.

D. phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.

Câu 2. Các nấm đá là kết quả trực tiếp của quá trình

A. phong hoá.

B. bóc mòn.

C. vận chuyển.

D. bồi tụ.

Câu 3. Các cồn (cù lao) sông là kết quả trực tiếp của quá trình

A. phong hoá.

B. vận chuyển.

C. bồi tụ.

D. bóc mòn.

Câu 4. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là của

A. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất.

B. sự phân huỷ các chất phóng xạ.

C. các phản ứng hoá học khác nhau.

D. sự dịch chuyển các dòng vật chất.

Câu 5. Những ngọn đá sót hình nấm thuộc địa hình

A. bồi tụ.

B. băng tích.

C. thổi mòn.

D. mài mòn.

Câu 6. Biểu hiện nào sau đây là do tác động của ngoại lực tạo nên?

A. Các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy.

B. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.

C. Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa.

D. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống.

Câu 7. Yếu tố nào sau đây không thuộc về ngoại lực?

A. Con người.

B. Khí hậu.

C. Kiến tạo.

D. Sinh vật.

Câu 8. Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở nơi có

A. nhiều đồng bằng rộng và đất đai màu mỡ.

B. các địa hình núi cao và nhiều sông suối.

C. sự thay đổi lớn nhiệt độ, nước, sinh vật.

D. sự biến động của sinh vật và con người.

Câu 9. Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở

A. bề mặt Trái Đất.

B. tầng khí đối lưu.

C. ở thềm lục địa.

D. lớp man ti trên.

Câu 10. Quá trình phong hoá xảy ra là do tác động của sự thay đổi

A. sinh vật, nhiệt độ, đất.

B. đất, nhiệt độ, địa hình.

C. địa hình, nước, khí hậu.

D. nhiệt độ, nước, sinh vật.

Câu 11. Ngoại lực có nguồn gốc từ

A. bên trong Trái Đất.

B. bức xạ của Mặt Trời.

C. nhân của Trái Đất.

D. bên ngoài Trái Đất.

Câu 12. Các phi-o thuộc địa hình

A. băng tích.

B. thổi mòn.

C. bồi tụ.

D. mài mòn.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng với quá trình vận chuyển?

A. Các vật liệu lớn, nặng di chuyển là lăn trên mặt đất dốc.

B. Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

C. Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

D. Là quá trình tích tụ (tích luỹ) các vật liệu đã bị phá huỷ.

Câu 14. Hàm ếch sóng vỗ thuộc địa hình

A. băng tích.

B. bồi tụ.

C. mài mòn.

D. thổi mòn.

Câu 15. Các mũi đất ven biển thuộc địa hình

A. thổi mòn.

B. bồi tụ.

C. mài mòn.

D. băng tích.




Lưu trữ: trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất(sách cũ)

Câu 1: Ở nơi mặt trời lên thiên đỉnh, vào đúng giữa trưa , tia sáng mặt trời sẽ tạo với bề mặt một góc là

A. 90o   B. 66o33’’   C. 23o27’   D. 180o

Câu 2: Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời là

A. chuyển động có thực của mặt trời trong năm giữa hai chí tuyến.

B. chuyển động có thực của mặt trời trong năm giữa hai cực.

C. chuyển động do ảo giác của mặt trời trong năm giữa hai chí tuyến.

D. chuyển động do ảo giác của mặt trời trong năm giữa hai cực.

Câu 3: Trên bề mặt trái đất nơi được mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm là

A. Cực Bắc và cực Nam.

B. Vùng từ chí tuyến nên cực.

C. Vùng nằm giữa hai chí tuyến.

D. Khắp bề mặt trái đất.

Câu 4: Trên bề mặt trái đất nơi được mặt trời lên thiên đỉnh một lần trong năm là

A. các địa điểm nằm trên xích đạo.

B. các địa điểm nằm trên hai chí tuyến.

C. các địa điểm nằm trên hai vòng cực.

D. 2 cực.

Câu 5: Trên bề mặt trái đất nơi không có hiện tượng mặt trời lên thiên đình trong năm là

A. các địa điểm nằm trên xích đạo.

B. các địa điểm nằm trên hai chí tuyến.

C. các địa điểm nằm giữa hai chí tuyến.

D. các địa điểm nằm giữa hai chí tuyến đến hai cực.

Câu 6: Trong quá trình chuyển động biểu kiến hằng năm , Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày

A. 21 – 3.   B. 22 – 6.   C. 23 – 9.   D. 22 – 12.

Câu 7: Trong quá trinh chuyển động biểu kiến hằng năm , Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam vào ngày

A. 21 – 3.   B. 22 – 6.   C. 23 – 9.   D. 22 – 12.

Câu 8: Trong quá trình chuyển động biểu kiến hằng năm, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Xích Đạo vào các ngày

A. 21- 3 và 22 – 6.     B. 22 – 6 và 22 – 12.

C. 21 – 3 và 23 – 9.     D. 22 – 12 và 21 – 3

Câu 9: Nước Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc ( từ Xích Đạo đến chí tuyến Bắc ), nằm trông Mặt Trời lần lượt đi qua thiên đỉnh ở các địa điểm trên đất nước Việt Nam trong khoảng thời gian

A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.

B. Từ 22 - 6 đến 22 – 12.

C. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.

D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Câu 10: Bốn địa điểm trên đất nước ta lần lượt từ Nam lên Bắc là thành phố Hồ Chí Minh , Nha Trang , Vinh , Hà Nội nơi có 2 lần mặt trời đi qua thiên đình gần nhau nhất là

A. Tp . Hồ Chí Minh.   B. Nha Trang.   C. Vinh.   D. Hà Nội

Câu 11: Các chuyển động để sinh ra các mùa trên trái đất là

A. Trái đất vừa tự quay quanh mình vừa chuyển động quanh mặt trời trục trái đất nghiêng.

B. Trái đất tự quay quanh mình theo hướng từ tây sang đông trục trái đất nghiêng.

C. Trái đất chuyển động quanh mặt trời trục trái đất nghiêng và không đối phương trong quá trình chuyển động.

D. Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ trục trái đất nghiêng.

Câu 12: Trong năm, bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời vào thời gian

A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.

B. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.

C. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.

D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Câu 13: Trong năm, bán cầu Bắc ngả nhiều nhất về phía mặt trời vào thời gian

A. 21 – 3.   B. 22 – 6.   C. 23 – 9.   D. 22 – 12.

Câu 14: Trong năm, bán cầu Nam ngả nhiều nhất về phía mặt trời vào thời gian

A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.

B. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.

C. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.

D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Câu 15: Trong năm, bán cầu Nam ngả nhiều nhất về phía mặt trời vào ngày

A. 21 – 3.   B. 22 – 6.   C. 23 – 9.   D. 22 – 12.

Câu 16: Trong năm, có 2 ngày không bán cầu nào ngả nhiều hơn về phía mặt trời . Đó là các ngày

A. 21 – 3 và 22 – 6.     B. 22 – 6 và 23 – 9.

C. 23 – 9 và 21 – 3.     D. 22 – 6 và 22 – 12.

Câu 17: Theo dương lịch, các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí ở bán cầu Bắc lần lượt là:

A. 22 – 12; 23 – 9 ; 22 – 6 ; 21 – 3.

B. 21 – 3 ; 22 – 6 ; 23 – 9 ; 22 – 12.

C. 22 – 6 ; 23 – 9 ; 22 – 12 ; 21 – 3.

D. 23 – 9 ; 22 – 12 ; 21 – 3 ;22 – 6.

Câu 18: Theo dương lịch, các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí ở bán cầu Nam lần lượt là

A. 23 – 9 ; 22 – 12 ; 21 – 3 ; 22 – 6.

B. 22 – 12 ; 21 – 3 ; 22 – 6 ; 23 – 9 .

C. 21 – 3 ; 22 – 6 ;23 – 9 ; 22 – 12 .

D. 22 – 6 ; 23 – 9 ; 22 – 12 ; 21 – 3.

Câu 19: Theo dương lịch , mùa hạ ở bán cầu bắc từ ngày 22 – 6 đến ngày 23 – 9 . Vậy mùa hạ ở bán cầu Nam theo dương lịch sẽ là

A. Từ 21 – 3 đến 22 – 6.

B. Từ 22 – 6 đến 23 – 9.

C. Từ 23 – 9 đến 22 – 12.

D. Từ 22 – 12 đến 21 – 3.

Câu 20: Ở bán cầu Bắc, hiện tượng ngày dài hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian

A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.

B. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.

C. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.

D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Câu 21: Ở bán cầu Nam, hiện tượng ngày dài hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian

A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.

B. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.

C. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.

D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Câu 22: Những này nào trong năm ở mọi địa điểm trên bề mặt trái đất đều có ngày và đêm dài như nhau ?

A. Ngày 21 – 3 và ngày 22 – 6.

B. Ngày 21 – 3 và ngày 23 – 9.

C. Ngày 22 – 6 và ngày 23 – 9.

D. Ngày 22 – 6 và ngày 22 – 12.

Câu 23: Nơi nào trên trái đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau ?

A. Ở 2 cực.

B. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.

C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.

D. Các địa điểm nằm trên xích đạo.

Câu 24: Ở bán cầu Bắc, ngày nào có sự chênh lệch thời gian ban ngày và thời gian ban đêm lớn nhất trong năm ?

A. Ngày 21 – 3.     B. Ngày 22 – 6.

C. Ngày 23 – 9.     D. Ngày 22 – 12 .

Câu 25: Ở bán cầu Nam, ngày nào có sự chênh lệch thời gian ban ngày và thời gian ban đêm lớn nhất trong năm ?

A. Ngày 21 – 3.     B. Ngày 22 – 6.

C. Ngày 23 – 9.     D. Ngày 22 – 12.

Câu 26: Mùa nào trong năm có ngày dài hơn đêm và xu hướng ngày căng dài ra , đêm căng ngắn lại ?

A. Mùa hạ.    B. Mùa đông.    C. Mùa xuân.    D. Mùa thu.

Câu 27: Mùa nào trong năm có ngày dài hơn đêm và xu hướng ngày căng ngắn lại , đêm căng dài ra ?

A. Mùa hạ.    B. Mùa đông.    C. Mùa xuân.    D. Mùa thu.

Câu 28: Mùa nào trong năm có ngày ngắn hơn đêm và xu hướng ngày càng ngắn dần , đêm càng dài dần ?

A. Mùa hạ.    B. Mùa đông.    C. Mùa xuân.    D. Mùa thu.

Câu 29: Mùa nào trong năm có ngày ngắn hơn đêm và xu hướng ngày càng dài ra , đem càng ngắn lại ?

A. Mùa hạ.    B. Mùa đông.    C. Mùa xuân.    D. Mùa thu.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: