Haylamdo biên soạn và sưu tầm 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10.
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Cánh diều Bài 6 (có đáp án 2024): Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Câu 1. Các quá trình ngoại lực bao gồm:
A. phong hoá, nâng lên, vận chuyển, bồi tụ.
B. phong hoá, hạ xuống, vận chuyển, bồi tụ.
C. phong hoá, uốn nếp, vận chuyển, bồi tụ.
D. phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.
Đáp án đúng là: D
Tác động của quá trình ngoại lực thông qua ba quá trình: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. Xu hướng chung của ngoại lực là phá huỷ, hạ thấp độ cao và san bằng địa hình.
Câu 2. Các nấm đá là kết quả trực tiếp của quá trình
A. phong hoá.
B. bóc mòn.
C. vận chuyển.
D. bồi tụ.
Đáp án đúng là: B
Quá trình bóc mòn do gió gọi là thổi mòn hay khoét mòn, tạo thành các dạng địa hình khác nhau như: nấm đá, rãnh thổi mòn, hoang mạc đá,...
Câu 3. Các cồn (cù lao) sông là kết quả trực tiếp của quá trình
A. phong hoá.
B. vận chuyển.
C. bồi tụ.
D. bóc mòn.
Đáp án đúng là: C
Bồi tụ là sự kết thúc của quá trình vận chuyển, làm tích tụ vật liệu tạo nên các dạng địa hình như: nón phóng vật (do dòng chảy tạm thời), bãi bồi và đồng bằng châu thổ (do dòng chảy thường xuyên); thạch nhũ (do kết tủa hoá học trong hang động); đụn cát, cồn cát (do gió); bãi biển, cồn cát ngầm (do sóng biển); đồng bằng băng thuỷ (do băng tan),...
Câu 4. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là của
A. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất.
B. sự phân huỷ các chất phóng xạ.
C. các phản ứng hoá học khác nhau.
D. sự dịch chuyển các dòng vật chất.
Đáp án đúng là: A
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời. Các yếu tố của khí hậu, thuỷ văn và sinh vật là những nhân tố tác động của ngoại lực.
Câu 5. Những ngọn đá sót hình nấm thuộc địa hình
A. bồi tụ.
B. băng tích.
C. thổi mòn.
D. mài mòn.
Đáp án đúng là: C
Quá trình bóc mòn do gió gọi là thổi mòn hay khoét mòn, tạo thành các dạng địa hình khác nhau như: nấm đá, rãnh thổi mòn, hoang mạc đá,...
Câu 6. Biểu hiện nào sau đây là do tác động của ngoại lực tạo nên?
A. Các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy.
B. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.
C. Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa.
D. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống.
Đáp án đúng là: B
- Biểu hiện do tác động của ngoại lực tạo nên là: Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.
- Biểu hiện do tác động của ngoại lực tạo nên là: Lục địa được nâng lên hay hạ xuống; Các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy; Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa.
Câu 7. Yếu tố nào sau đây không thuộc về ngoại lực?
A. Con người.
B. Khí hậu.
C. Kiến tạo.
D. Sinh vật.
Đáp án đúng là: C
Các yếu tố của khí hậu, thuỷ văn, con người và sinh vật là những nhân tố tác động của ngoại lực. Còn yếu tố kiến tạo thuộc về nội lực.
Câu 8. Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở nơi có
A. nhiều đồng bằng rộng và đất đai màu mỡ.
B. các địa hình núi cao và nhiều sông suối.
C. sự thay đổi lớn nhiệt độ, nước, sinh vật.
D. sự biến động của sinh vật và con người.
Đáp án đúng là: C
Phong hoá là quá trình phá huỷ, làm thay đổi đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật,... Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở nơi có sự thay đổi lớn nhiệt độ, nước, sinh vật.
Câu 9. Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở
A. bề mặt Trái Đất.
B. tầng khí đối lưu.
C. ở thềm lục địa.
D. lớp man ti trên.
Đáp án đúng là: A
Phong hoá là quá trình phá huỷ, làm thay đổi đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật,... Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất.
Câu 10. Quá trình phong hoá xảy ra là do tác động của sự thay đổi
A. sinh vật, nhiệt độ, đất.
B. đất, nhiệt độ, địa hình.
C. địa hình, nước, khí hậu.
D. nhiệt độ, nước, sinh vật.
Đáp án đúng là: D
Phong hoá là quá trình phá huỷ, làm thay đổi đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật,... Quá trình phong hoá bao gồm: phong hoá vật lí, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học. Kết quả chung của quá trình phong hoá là tạo ra lớp vỏ phong hoá.
Câu 11. Ngoại lực có nguồn gốc từ
A. bên trong Trái Đất.
B. bức xạ của Mặt Trời.
C. nhân của Trái Đất.
D. bên ngoài Trái Đất.
Đáp án đúng là: D
Ngoại lực là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời. Các yếu tố của khí hậu, thuỷ văn và sinh vật là những nhân tố tác động của ngoại lực.
Câu 12. Các phi-o thuộc địa hình
A. băng tích.
B. thổi mòn.
C. bồi tụ.
D. mài mòn.
Đáp án đúng là: A
Các phi-o thuộc địa hình băng tích.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng với quá trình vận chuyển?
A. Các vật liệu lớn, nặng di chuyển là lăn trên mặt đất dốc.
B. Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
C. Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
D. Là quá trình tích tụ (tích luỹ) các vật liệu đã bị phá huỷ.
Đáp án đúng là: D
Vận chuyển là sự tiếp nối của quá trình bóc mòn, làm vật liệu di chuyển theo các nhân tố ngoại lực. Khoảng cách (xa hay gần) và hình thức vận chuyển (lăn, nhảy cóc hoặc cuốn theo các nhân tố ngoại lực) phụ thuộc vào kích thước, khối lượng vật liệu, tốc độ di chuyển của các nhân tố ngoại lực. Vận chuyển có vai trò cung cấp nguồn vật liệu cho quá trình bồi tụ.
Câu 14. Hàm ếch sóng vỗ thuộc địa hình
A. băng tích.
B. bồi tụ.
C. mài mòn.
D. thổi mòn.
Đáp án đúng là: C
Quá trình bóc mòn do sóng biển gọi là mài mòn, tạo thành các vách biển, hàm ếch, nền mài mòn,...
Câu 15. Các mũi đất ven biển thuộc địa hình
A. thổi mòn.
B. bồi tụ.
C. mài mòn.
D. băng tích.
Đáp án đúng là: B
Bồi tụ là sự kết thúc của quá trình vận chuyển, làm tích tụ vật liệu tạo nên các dạng địa hình. Khi các vật liệu được bồi tụ nhiều ở các vùng ven biển tạo nên các mũi đất ven biển, ở Việt Nam dọc ven biển có nhiều mũi đất ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long,…