Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 7 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 7 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 7 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 7. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 7: Nội lực và ngoại lực - Kết nối tri thức

Câu 1. Nguyên nhân của hiện tượng biển tiến, biển thoái là do

A. biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra.

B. vận động nâng lên và hạ xuống.

C. ảnh hưởng của địa hình ven biển.

D. tác động của hải lưu chạy ven bờ.

Câu 2. Đặc điểm của vận động theo phương thẳng đứng là

A. xảy ra rất chậm trên một diện tích lớn.

B. xảy ra rất nhanh trên một diện tích nhỏ.

C. xảy ra rất chậm trên một diện tích nhỏ.

D. xảy ra rất nhanh trên một diện tích lớn.

Câu 3. Yếu tố nào sau đây không thuộc về ngoại lực?

A. Kiến tạo.

B. Con người.

C. Sinh vật.

D. Khí hậu.

Câu 4. Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là

A. nội lực.

B. lực hấp dẫn.

C. ngoại lực.

D. lực Côriôlit.

Câu 5. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

A. năng lượng từ các vụ nổ thiên thể.

B. năng lượng ở trong lòng Trái Đất.

C. năng lượng do con người gây ra.

D. năng lượng của bức xạ Mặt Trời.

Câu 6. Ngoại lực có nguồn gốc từ

A. bên ngoài Trái Đất.

B. bên trong Trái Đất.

C. nhân của Trái Đất.

D. bức xạ của Mặt Trời.

Câu 7. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là của

A. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất.

B. sự phân huỷ các chất phóng xạ.

C. sự dịch chuyển các dòng vật chất.

D. các phản ứng hoá học khác nhau.

Câu 8. Các quá trình ngoại lực bao gồm có

A. phong hoá, hạ xuống, vận chuyển, bồi tụ.

B. phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.

C. phong hoá, nâng lên, vận chuyển, bồi tụ.

D. phong hoá, uốn nếp, vận chuyển, bồi tụ.

Câu 9. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất khôngdẫn đến hiện tượng nào sau đây?

A. Bão, lụt và hạn hán.

B. Nâng lên, hạ xuống.

C. Uốn nếp hoặc đứt gãy.

D. Biển tiến và biển thoái.

Câu 10. Hiện tượng đứt gãy không phảilà nguyên nhân hình thành dạng địa hình nào sau đây?

A. Địa hào.

B. Thung lũng.

C. Nếp uốn.

D. Hẻm vực.

Câu 11. Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở nơi có

A. các địa hình núi cao và nhiều sông suối.

B. sự biến động của sinh vật và con người.

C. sự thay đổi lớn nhiệt độ, nước, sinh vật.

D. nhiều đồng bằng rộng và đất đai màu mỡ.

Câu 12. Biểu hiện nào sau đây là do tác động của ngoại lực tạo nên?

A. Các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy.

B. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.

C. Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa.

D. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống.

Câu 13. Biểu hiện rõ rệt nhất của vận động theo phương thẳng đứng là

A. sự thay đổi mực nước biển, đại dương ở nhiều nơi.

B. các thiên tai ở vùng biển xảy ra thường xuyên hơn.

C. sự nâng cao địa hình ở các vùng núi được uốn nếp.

D. sự mở rộng của các đồng bằng hạ lưu các sông lớn.

Câu 14. Quá trình phong hoá xảy ra là do tác động của sự thay đổi

A. đất, nhiệt độ, địa hình.

B. nhiệt độ, nước, sinh vật.

C. địa hình, nước, khí hậu.

D. sinh vật, nhiệt độ, đất.

Câu 15. Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở

A. tầng khí đối lưu.

B. ở thềm lục địa.

C. bề mặt Trái Đất.

D. lớp man ti trên.

Trắc nghiệm Bài 7: Ngoại lực - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Châu thổ sông là kết quả trực tiếp của quá trình

A. phong hoá.

B. bồi tụ.

C. vận chuyển.

D. bóc mòn.

Câu 2. Phong hoá hoá học chủ yếu do

A. tác động của hoạt động sản xuất và của sinh vật.

B. sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.

C. các hợp chất hoà tan trong nước, khí, axit hữu cơ.

D. tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây.

Câu 3. Nguyên nhân nào sau đây làm cho phong hoá lí học xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng?

A. Lượng mưa trung bình năm nhỏ.

B. Biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn.

C. Thảm thực vật rất nghèo nàn.

D. Nhiệt độ trung bình năm cao.

Câu 4. Thung lũng sông là kết quả trực tiếp của quá trình

A. bóc mòn.

B. vận chuyển.

C. phong hoá.

D. bồi tụ.

Câu 5. Địa hình băng tích là kết quả trực tiếp của quá trình

A. vận chuyển.

B. phong hoá.

C. bóc mòn.

D. bồi tụ.

Câu 6. Kết quả của phong hoá hoá học là

A. tạo thành lớp vỏ phong hoá ở bề mặt Trái Đất.

B. tính chất hoá học của đá, khoáng vật biến đổi.

C. đá bị nứt vỡ thành tảng và bị biến đổi màu sắc.

D. đá bị nứt vỡ thành từng tảng nhỏ và mảnh vụn.

Câu 7. Nguyên nhân nào sau đây làm cho phong hoá lí học xảy ra mạnh ở miền khí hậu lạnh?

A. Nước thường hay bị đóng băng.

B. Nhiệt độ trung bình năm thấp.

C. Biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn.

D. Lượng mưa trung bình năm nhỏ.

Câu 8. Biểu hiện nào sau đây là do tác động của ngoại lực tạo nên?

A. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống.

B. Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa.

C. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.

D. Các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy.

Câu 9. Các cồn cát ven biển là kết quả trực tiếp của quá trình

A. vận chuyển.

B. bồi tụ.

C. phong hoá.

D. bóc mòn.

Câu 10. Dạng địa hình nào sau đây được xem là kết quả của quá trình phong hoá hoá học là chủ yếu?

A. Hang động đá vôi.

B. Bậc thềm sóng vỗ.

C. Địa hình phi-o.

D. Bán hoang mạc.

Câu 11. Các doi ven biển là kết quả trực tiếp của quá trình

A. vận chuyển.

B. bồi tụ.

C. phong hoá.

D. bóc mòn.

Câu 12. Địa hình nào sau đây do quá trình bồi tụ tạo nên?

A. Các rãnh nông.

B. Hàm ếch sóng vỗ.

C. Thung lũng sông.

D. Bãi bồi ven sông.

Câu 13. Kết quả của phong hoá sinh học là

A. tạo thành lớp vỏ phong hoá ở bề mặt Trái Đất.

B. đá bị nứt vỡ thành tảng và bị biến đổi màu sắc.

C. tính chất hoá học của đá, khoáng vật biến đổi.

D. đá bị nứt vỡ thành từng tảng nhỏ và mảnh vụn.

Câu 14. Kết quả của phong hoá lí học là

A. tính chất hoá học của đá, khoáng vật biến đổi.

B. tạo thành lớp vỏ phong hoá ở bề mặt Trái Đất.

C. đá bị nứt vỡ thành từng tảng nhỏ và mảnh vụn.

D. đá bị nứt vỡ thành tảng và bị biến đổi màu sắc.

Câu 15. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là của

A. sự phân huỷ các chất phóng xạ.

B. các phản ứng hoá học khác nhau.

C. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất.

D. sự dịch chuyển các dòng vật chất.

Trắc nghiệm Bài 7: Khí quyển. Nhiệt độ không khí - Cánh diều

Câu 1. Vào mùa đông, miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của khối khí

A. ôn đới.

B. xích đạo.

C. chí tuyến.

D. địa cực.

Câu 2. Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của hai khối khí

A. chí tuyến hải Dương và xích đạo.

B. chí tuyến và xích đạo.

C. chí tuyến lục địa và xích đạo.

D. bắc xích đạo và nam xích đạo.

Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng về hơi nước trong khí quyển?

A. Vai trò quan trọng với khí hậu toàn cầu.

B. Không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

C. Phân bố không đồng đều trên Trái Đất.

D. Chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ, chưa đến 1%.

Câu 4. Thành phần nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong không khí?

A. Hơi nước.

B. Nitơ.

C. Ôxi.

D. Cacbonic.

Câu 5. Frông ôn đới hình thành do sự tiếp xúc của hai khối khí

A. ôn đới và chí tuyến.

B. địa cực và ôn đới.

C. ôn đới lục địa và ôn đới hải Dương.

D. địa cực lục địa và địa cực hải Dương.

Câu 6. Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là năng lượng của

A. lớp man ti trên.

B. bức xạ mặt trời.

C. lớp vỏ lục địa.

D. thạch quyển.

Câu 7. Đặc điểm của khối khí chí tuyến là

A. nóng ẩm.

B. rất nóng.

C. rất lạnh.

D. lạnh.

Câu 8. Trên mỗi bán cầu có mấy frông?

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

Câu 9. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở

A. cực.

B. vòng cực.

C. chí tuyến.

D. xích đạo.

Câu 10. Khối khí nằm ở hai bên của frông có sự khác biệt cơ bản về

A. thành phần ô-xy.

B. tính chất vật lí.

C. tốc độ di chuyển.

D. độ dày và hướng.

Câu 11. Các khối khí chính trên Trái Đất là

A. cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.

B. hàn đới, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo.

C. Nam cực, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo.

D. Bắc cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.

Câu 12. Nhân tố nào sau đây không có tác động nhiều đến sự phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất?

A. Độ lớn góc nhập xạ.

B. Thời gian chiếu sáng.

C. Tính chất mặt đệm.

D. Độ che phủ thực vật.

Câu 13. Dải hội tụ nhiệt đới khác với frông ởđặc điểm nào sau đây?

A. Gây nhiễu loạn thời tiết và gây ra mưa nhiều.

B. Di chuyển theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.

C. Là nơi gặp nhau của các khối khí khác nhau.

D. Phạm vi hoạt động hẹp, quanh khu vực xích đạo.

Câu 14. Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là

A. nhiệt của bề mặt đất được Mặt Trời đốt nóng.

B. nhiệt từ các tầng của khí quyển truyền vào.

C. nhiệt từ trong lòng Trái Đất truyền ra ngoài.

D. bức xạ trực tiếp từ Mặt Trời xuống Trái Đất.

Câu 15. Nguyên nhân chính làm cho nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo về hai cực là

A. không khí càng loãng.

B. góc nhập xạ giảm.

C. thời gian chiếu sáng giảm.

D. áp suất không khí giảm.




Lưu trữ: trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng(sách cũ)

Câu 1: Trái đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm

A. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.

B. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti, lớp nhân trong.

C. Lớp nhân trong . lớp Manti, lớp vỏ lục địa.

D. Lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân .

Câu 2: Thạch quyển bao gồm

A. Bộ phận vỏ lục địa và vỏ đại dương.

B. Tầng badan, tầng trầm tích, tầng granit.

C. Phần trên của lớp manti và lớp vỏ trái đất.

D. Lớp vỏ trái đất.

Câu 3: Vật chất ở nhân trái đất có đặc điểm

A. Là những chất khí có tinh phóng xạ cao.

B. Là những phi kim loại có tính cơ động cao.

C. là những kim loại nhẹ, vật chất ở trạng thái hạt.

D. là những kim loại nặng nhân ngoài vật chất ở trạng thái lỏng, nhân trong vật chất ở trạng thái rắn.

Câu 4: So với vỏ lục địa thì vỏ đại dương có

A. độ dài lớn hơn, không có tầng granit.

B. độ dài nhỏ hơn, có tầng granit.

C. độ dài lớn hơn, có tầng granit.

D. độ dài nhỏ hơn, không có tầng granit.

Câu 5: Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti là

A. sự tự quay của trái đất theo hướng từ Tây sang Đông.

B. sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

C. sự tự quay của Trái Đất và sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.

D. sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng trái đất.

Câu 6: Dựa vào hình 7.3 - Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển và hình 10 - Các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa Lí 10, có thể thấy động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở

A. nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.

B. nơi tiếp xúc của mảng Âu - Á với các mảng xung quanh.

C. nơi tiếp xúc của mảng Phi với các mảng xung quanh.

D. nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ - Australia với các mảng xung quanh.

Câu 7: Dựa vào hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển và hình 10 – Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa lí 10, có thể thấy dãy núi trẻ Hi – ma – lay – a ở Châu Á hình thành là do

A. Sự đụng độ giữa mảng Thái Bình Dương với mảng Âu – Á.

B. Sự đụng độ giữa mảng Ấn Độ - Australia với mảng Âu – Á.

C. Sự đụng độ giữ mảng Phi với mảng Âu – Á.

D. Sự đụng độ giữa mẩng Bắc Mĩ với mảng Âu – Á.

Câu 8: Dựa vào hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển và hình 10 – Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa lí 10, có thể thấy dãy núi trẻ An – đét ở Nam Mĩ được hình thành là do

A. Mảng Thái Bình Dương hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

B. Mảng Bắc Mĩ hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

C. Mảng Na – zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

D. Mảng Phi hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

Câu 9: Những vùng bất ổn của trái đất thường nằm ở

A. trên các lục địa.

B. giữa các đại dương.

C. các vùng gần cực.

D. vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: