X

1000 câu trắc nghiệm GDCD 12

Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 (có đáp án): Pháp luật đời sống (phần 5)


Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 (có đáp án): Pháp luật đời sống (phần 5)

Câu 1. Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng, ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Quy định.

B. Quy chế.

C. Pháp luật.

D. Quy tắc.

Câu 2. Pháp luật được hiểu là hệ thống các

A. quy tắc sử dụng chung.

B. quy tắc xử sự chung.

C. quy tắc ứng xử riêng.

D. quy định riêng

Câu 3. Những quy tắc sử dụng chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy định phổ biến.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 4. Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành

A. nhiều quy định pháp luật.

B. một số quy định pháp luật.

C. một quy phạm pháp luật.

D. nhiều quy định pháp luật.

Câu 5. Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được thể hiện rõ nhất ở đặc trưng nào dưới đây?

A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 6. Đặc trưng nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 7. Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa

A. quy tắc chung.

B. quy định bắt buộc.

C. chuẩn mực chung.

D. quy phạm pháp luật.

Câu 8. Nội dung văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi phải được diễn đạt

A. chính xác, một nghĩa.

B. chính xác, đa nghĩa.

C. tương đối chính xác, một nghĩa.

D. tương đối chính xác, đa nghĩa.

Câu 9. Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là vi phạm đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 10. Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp vì Hiến pháp là

A. văn bản xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

B. văn bản pháp luật do nhà nước ban hành.

C. văn bản pháp lý mang tính quy phạm phổ biến.

D. luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

Câu 11. Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với

A. nguyện vọng của mọi tầng lớp trong xã hội.

B. nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước đại diện.

C. ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

D. ý chí của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.

Câu 12. Pháp luật mang bản chất giai cấp vì pháp luật do nhà nước ban hành

A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.

B. phù hợp với ý chí của tất cả mọi người.

C. bắt nguồn từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân.

D. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

Câu 13. Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật

A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.

B. phù hợp với ý chí của tất cả mọi người.

C. bắt nguồn từ lợi ích của giai cấp cầm quyền.

D. còn ghi nhận và bảo vệ lợi ích của các giai cấp trong xã hội.

Câu 14. Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về quan hệ giữa pháp luật với đạo đức?

A. Quy phạm pháp luật chủ yếu thể hiện quan niệm về đạo đức.

B. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện các giá trị đạo đức.

C. Pháp luật là phương tiện đặc thù để bảo vệ các giá trị đạo đức.

D. Pháp luật và đạo đức được thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Câu 15. So với pháp luật thì đạo đức có phạm vi điều chỉnh

A. như nhau.

B. bằng nhau.

C. hẹp hơn.

D. rộng hơn.

Câu 16. Điểm giống nhau cơ bản giữa pháp luật và đạo đức là

A. đều điều chỉnh hành vi để hướng tới các giá trị xã hội.

B. đều là những quy tắc mang tính bắt buộc chung.

C. đều được tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân.

D. đều điều chỉnh hành vi dựa trên tính tự giác của công dân.

Câu 17. Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những nội dung nào dưới đây vào trong những quy phạm pháp luật?

A. Chuẩn mực xã hội.

B. Quy phạm đạo đức phổ biến.

C. Phong tục, tập quán.

D. Thói quen con người.

Câu 18. Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nhất là

A. trung thực, công minh, bình đẳng, bác ái.

B. trung thực, công bằng, bình đẳng, bác ái.

C. công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.

D. công bằng, hòa bình, tự do, lẽ phải.

Câu 19. Nhà nước đưa các quy phạm đao đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển xã hội vào trong các quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ

A. các giá trị đạo đức.

B. các quyền của công dân.

C. tính phổ biến của pháp luật.

D. tính quyền lực của pháp luật.

Câu 20. Pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước thực hiện vai trò nào dưới đây?

A. Quản lí xã hội.

B. Bảo vệ các công dân.

C. Bảo vệ các giai cấp.

D. Quản lí công dân.

Câu 21. Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lý xã hội bằng pháp luật?

A. Nhà nước công bố pháp luật tới mọi người dân.

B. Nhà nước ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội.

C. Công dân chủ động, tự giác tìm hiểu và thực hiện đúng pháp luật.

D. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông.

Câu 22. Việc đưa giáo dục pháp luật vào các nhà trường nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Xây dựng pháp luật.

B. Phổ biến pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Sửa đổi pháp luật.

Câu 23. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện cho nhà nước sử dụng pháp luật làm phương tiện quản lí xã hội?

A. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông.

B. Chủ động đấu tranh, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.

C. Chủ động tìm hiểu, cập nhật các thông tin pháp luật.

D. Thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của các nhân.

Câu 24. Phương tiện nào dưới đây được xem là hiệu quả nhất để nhà nước quản lí xã hội?

A. Kế hoạch.

B. Chủ trương.

C. Đường lối.

D. Pháp luật.

Câu 25. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ các quyền và

A. nghĩa vụ của mình.

B. nghĩa vụ cơ bản của mình.

C. lợi ích cơ bản của mình.

D. lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 26. Hiến pháp là văn bản pháp luật quy định

A. các quyền cơ bản của công dân.

B. lợi ích và trách nhiệm của công dân.

C. lợi ích và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

D. các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Câu 27. Pháp luật không những quy định về quyền của công dân mà còn quy định rõ

A. cách thức để công dân thực hiện quyền của mình.

B. phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.

C. hành động để công dân thực hiện quyền cuả mình.

D. việc làm để công dân thực hiện quyền của mình.

Câu 28. Người bị xử lí hành chính do không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính quy định, ràng buộc chung.

Câu 29. Chủ thể nào dưới đây sẽ đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh?

A. Công dân.

B. Tổ chức.

C. Nhà nước.

D. Xã hội.

Câu 30. Bất kì ai trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định là đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính xác định chặt chẽ về nôi dung.

Câu 31. Những người có hành vi trái pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí theo quy định của pháp luật là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 32. Bạn A thắc mắc, tại sao tại sao cả Hiến pháp và Luật Giáo dục đều quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật để giải thích cho bạn A?

A. Tính quyền lực.

B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quy phạm phổ biến.

D. Tính bắt buộc chung.

Câu 33. Để xử lý người có hành vi xâm hại đến lợi ích của giai cấp cầm quyền, nhà nước sẽ sử dụng quyền lực có tính cưỡng chế. Khẳng định này là nội dung nào dưới đây của pháp luật?

A. Đặc trưng của pháp luật.

B. Bản chất của pháp luật.

C. Vai trò của pháp luật.

D. Chức năng của pháp luật.

Câu 34. Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. Nội dung đó thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Xã hội.

D. Giai cấp.

Câu 35. Khi đạo đức trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng

A. sức ép của dư luận xã hội.

B. lương tâm của mỗi cá nhân.

C. niềm tin của mọi người trong xã hội.

D. sức mạnh quyền lực của nhà nước.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác: