X

1000 câu trắc nghiệm GDCD 12

Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2 (có đáp án): Thực hiện pháp luật (phần 8)


Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2 (có đáp án): Thực hiện pháp luật (phần 8)

Câu 106. T điều kiển xe mô tô chạy vào đường cấm và đã bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại để kiểm tra giấy tờ. T đã thừa nhận với Cảnh sát giao thông là mình chưa có giấy phép lái xe mô tô. Với các hành vi điều kiển xe mô tô đi vào đường cấm và điều kiện xe khi không có giấy phép lái xe, T phải chịu trách nhiệm

A. Hình sự

B. Hành chính

C. Dân sự

D. Kỉ luật

Câu 107. Đoàn kiểm tra và chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố phát hiện cơ sở sản xuất nước đá VA không đạt điều kiện vệ sinh, chưa xét nghiệm nguồn nước sự dụng cho sản xuất và mẫu nước đá do cơ sở này sản xuất không đạt chuẩn. Với những hành vi trên, cơ sở sản xuất nước đá VA phải chịu trách nhiệm

A. Hành chính

B. Hình sự

C. Dân sự

D. Kỉ luật

Câu 108. Ông D bị Đội quản lí thị trường Quận X bắt giữ khi đang vận chuyển 100kg thịt lợn đã bốc mùi hôi thối, đang trong quá trình phân hủy đi tiêu thụ. Trong trường hợp này, ông D phải chịu trách nhiệm

A. Hình sự

B. Kỉ luật

C. Dân sự

D. Hành chính

Câu 109. Người đủ bao nhiêu tuổi phải chịu xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý ?

A. Từ đủ 10 tuổi đến 12 tuổi.

B. Từ đủ 12 tuổi đến 14 tuổi.

C. Từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi.

D. Từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi.

Câu 110. Người phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra là người từ đủ

A. 14 tuổi trở lên.

B. 15 tuổi trở lên.

C. 16 tuổi trở lên.

D. 18 tuổi trở lên.

Câu 111. Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về

A. Vi phạm hành chính do cố ý

B. Một số vi phạm hành chính do mình gây ra

C. Mọi vi phạm hành chính do mình gây ra

D. Hành vi vi phạm kỉ luật do mình gây ra.

Câu 112. B 14 tuổi đi xe máy vào đường ngược chiều và bị Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Trong trường hợp này, Cảnh sát giao thông cần xử lí vi phạm của B như thế nào ?

A. Ra quyết định xử phạt hành chính với hình thức phạt tiền

B. Ra quyết định xử phạt hành chính với hình thức phạt tiền cảnh cáo

C. Vừa quyết định xử phạt hành chính vừa phạt tiền

D. Nhắc nhở, giáo dục B rồi cho đi.

Câu 113. X 14 tuổi đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, bị Cảnh sát giao thông dừng xe kiểm tra. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông sẽ

A. Ra quyết định xử phạt hành chính đối với X

B. Không xử phạt hành chính X vì chưa đủ tuổi

C. Ra quyết định phạt tiền đối với hành vi vi phạm của X.

D. Nhận một ít tiền của X , không xử phạt cho X đi tiếp.

Câu 114. Hành vi vi phạm pháp luật , xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là hành vi vi phạm

A. Hình sự

B. Dân sự

C. Hành chính

D. Kỉ luật

Câu 115. Vi phạm dân sự là hành vi pháp luật, xâm phạm tới các

A. Quan hệ lao động, công vụ nhà nước

B. Quan hệ sở hữu, quan hệ gia đình

C. Quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân.

D. Quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội.

Câu 116. Người có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thì phải chịu trách nhiệm

A. Hình sự

B. Hành chính

C. Dân sự

D. Kỉ luật

Câu 117. Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm

A. Hình sự

B. Dân sự

C. Hành chính

D. Kỉ luật

Câu 118. Khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thì người trong độ tuổi nào cần phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý?

A. Chưa đủ 6 tuổi

B. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 14 tuổi

C. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi

D. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi

Câu 119. Người chưa thành niên là người chưa đủ

A. 15 tuổi

B. 16 tuổi

C. 17 tuổi

D. 18 tuổi

Câu 120. Người bị bệnh tâm thần không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình là người

A. Không có năng lực hành vi dân sự

B. Mất năng lực hành vi dân sư.

C. Hạn chế năng lực hành vi dân sự.

D. Vẫn có năng lực hành vi dân sự.

Câu 121. Người chưa đủ sáu tuổi là người

A.Không có năng lực hành vi dân sự

B.Mất năng lực hành vi dân sư.

C.Hạn chế năng lực hành vi dân sự.

D.Vẫn có năng lực hành vi dân sự.

Câu 122. Giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi phải do

A. Một người khác thực hiện

B. Cơ quan thực thi pháp luật đại diện

C. Người lớn trong gia đình thực hiện

D. Người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện

Câu 123. Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự

A. Phải được người lớn hơn đồng ý

B. Phải do người lớn hơn làm thay

C. Phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

D. Không cần người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Câu 124. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi

A. Không thể tự mình xác lập, thực hiện giao dich dân sự.

B. Có thể tự mình xác lập, thực hiện một số giao dịch dân sự.

C. Chỉ được thực hiện giao dịch dân sự khi người đại diện đồng ý.

D. Có thể tự mình xác lập, thực hiện bất cứ giao dịch dân sự nào.

Câu 125. Công ty A xử dụng hình ảnh của người mẫu X để quảng cáo về sản phẩm của Công ty mình mà chưa được sự đồng ý của người mẫu X. Trường hợp này, Công ty A đã vi phạm

A. Hình sự

B. Hành chính

C. Dân sự

D. Kỉ luật

Câu 126. A cho B vay 100 triệu. B nhận tiền và viết giấy biên nhận, hẹn sau đúng 3 tháng sẽ trả lại tiền cho A. Tuy nhiên, 6 tháng sau B vẫn chưa trả lại tiền cho A. Mỗi lần A đên đòi tiền B đều có ý lẩn tránh. Trường hợp này B đã vi phạm

A. Hình sự

B. Hành chính

C. Kỉ luật

D. Dân sự

Câu 127. A và B đã thỏa thuận về mua bán nhà, trong đó A bán nhà cho B với giá 1 tỷ đồng. B đưa trước cho A 100 triệu tiền đặt cọc và hẹn sẽ thanh toán đầy đủ sau khi hoàn thiện hợp đồng công chứng, Khi đặt cọc tiền , hai bên viết biên nhận thỏa thuận nếu B không mua nữa sẽ mất toàn bộ số tiền đặt cọc, Nếu A không bán nữa sẽ phải đền gấp đôi số tiền đặt cọc cho B. Sau đó A quyết định không bán nhà và chỉ trả lại 100 triệu tiền đặt cọc cho B mà không đền bù như đã thỏa thuận. Trong trường hợp này, A đã có hành vi vi phạm

A. Hình sự

B. Hành chính

C. Dân sự

D. Kỉ luật

Câu 128. Công ty A và Công ty B kí hợp đồng mua bán sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em. Sau đó Công ty A chuyển hàng cho Công ty B theo đúng số lượng, chủng loại, đảm bảo chất lượng như trong hợp đồng đã kí. Tuy nhiên đã quá thời gian thanh toán 2 tháng mà Công ty B chưa hoàn tiền mua hàng cho Công ty A như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp này, Công Ty B đã có hành vi vi phạm

A. Hình sự

B. Hành chính

C. Dân sự

D. Kỉ luật

Câu 129. D và H là hai người bạn lâu ngày gặp lại nhau. H mời D vào nhà hàng uống rượu. Mặc dù không uống được rượu nhưng do H mời nhiệt tình , và cũng do nể bạn nên D đã uống đến say. Khi ra về , do say quá nên D đã va chân vào bàn bên cạnh làm nồi lẩu đang sôi đổ xuống khiến hai người khách đang ngồi ăn bị bỏng nặng. Trong trường hợp này ai sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho hai vị khách kia?

A. D phải chịu trách nhiệm bồi thường

B. D không phải bồi thường vì D đang say rượu.

C. Cả H và D đều phải chịu trách nhiệm bồi thường.

D. H sẽ phải bồi thường vì đã mời D uống rượu đến say.

Câu 130. A thế chấp ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của chính mình cho ngân hàng X để vay 2 tỷ đồng kinh doanh. Sau đó việc làm ăn của A bị thua lỗ dẫn đến phá sản và không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Trong trường hợp này, ngôi nhà của A sẽ được ngân hàng xử lý như thế nào?

A. Yêu cầu A giao nhà và sẽ trực tiếp bán để thu hồi vốn.

B. Giao lại ngôi nhà cho A bán để lấy tiền trả cho ngân hàng.

C. Giữ giấy tờ nhà đất của A đến khi nào A trả hết số tiền cho ngân hàng.

D. Khởi kiện A ra Tòa án và dành quyền bán ngôi nhà của A để thu hồi vốn.

Câu 131. Hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công cụ nhà nước,… do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ là hành vi vi phạm

A. Hình sự.

B. Hành chính.

C. Dân sự

D. Kỉ luật.

Câu 132. Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm phá luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước,… được pháp luật nào bảo vệ?

A. Pháp luật lao động và pháp luật hành chính.

B. Pháp luật hành chính và pháp luật dân sự.

C. Pháp luật dân sự và pháp luật lao động.

D. Pháp luật lao động và pháp luật tài chính.

Câu 133. Nhân viên A tự ý nghỉ việc 3 ngày không có lí do và không xin phép công ty. Trong trường hợp này, A đã vi phạm

A. Nội quy

B. Kỉ luật

C. Dân sự

D. Hành chính.

Câu 134. Ông X ( giám đốc một công ty nhà nước) đã bổ nhiệm em trai ruột vào chức vụ Kế toán trưởng Công ty. Việc bổ nhiệm em trai làm kế toán trưởng công ty do mình làm giám đốc của ông X là hành vi vi phạm

A. Hình sự.

B. Kỉ luật

C. Dân sự

D. Hành chính.

Câu 135. Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm

A. Theo quy định

B. Hành chính.

C. Kỉ luật.

D. Dân sự

Câu 136. Là công nhân của Công ty X , A thường xuyên bị nhắc nhở vì hay đi muộn về sớm. Hành vi đi muộn về sớm của A là vi phạm

A. Hình sự.

B. Kỉ luật

C. Dân sự

D. Hành chính.

Câu 137. Ông A cán bộ của Uỷ ban nhân dân phường Y bị bắt gặp khi đang uống rượu trong giờ hành chính. Trong trường hợp này, ông A đã vi phạm

A. Hành chính

B. Theo quy định

C. Dân sự

D. Kỉ luật

Câu 138. Bị phát hiện nhờ người đi học thay, sinh viên A bị đình chỉ học 1 năm. Trong trường hợp này, A đã phải chịu trách nhiệm

A. Hình sự.

B. Kỉ luật

C. Dân sự

D. Hành chính.

Câu 139. Học sinh B và học sinh D bị Hội đồng kỉ luật nhà trường ra quyết định kỉ luật cảnh cáo toàn trường vì đã đánh nhau ngay trong giờ ra chơi. Trong trường hợp này, B và D đã phải chịu trách nhiệm

A. Kỉ luật

B. Hành chính

C. Dân sự.

D. Trước nhà trường.

Câu 140. Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm về mặt hình sự?

A. Vượt đèn đỏ, gây tai nạn chết người.

B. Đi ngược chiều.

C. Tụ tập và gây gối trật tự công cộng.

D. Cắt trộm cáp điện.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác: