Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 Bài 17 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết,
thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 17. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Trắc nghiệm Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học - Kết nối tri thức
Câu 1. Phản ứng tỏa nhiệt là gì?
A. Là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt;
B. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt;
C. Là phản ứng giải phóng ion dưới dạng nhiệt;
D. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt.
Đáp án đúng là: A
Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
Câu 2. Phản ứng thu nhiệt là gì?
A. Là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt;
B. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt;
C. Là phản ứng giải phóng ion dưới dạng nhiệt;
D. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt.
Đáp án đúng là: B
Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
Câu 3. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?
A. Phản ứng tôi vôi
B. Phản ứng đốt than và củi;
C. Phản ứng phân hủy đá vôi;
D. Phản ứng đốt nhiên liệu.
Đáp án đúng là: C
Các phản ứng: tôi vôi, đốt than củi, đốt nhiên liệu đều giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt ra môi trường ⇒ Là phản ứng tỏa nhiệt.
Phản ứng phân hủy đá vôi cần cung cấp nhiệt để phản ứng xảy ra, ngừng cung cấp nhiệt phản ứng sẽ dừng lại ⇒ Là phản ứng thu nhiệt.
Câu 4. Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của một phản ứng ở một điều kiện xác định được gọi là gì?
A. Nhiệt lượng tỏa ra;
B. Nhiệt lượng thu vào;
C. Biến thiên enthalpy;
D. Biến thiên năng lượng.
Đáp án đúng là: C
Biến thiên enthalpy của phản ứng là nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của một phản ứng ở một điều kiện xác định.
Câu 5. Điều kiện chuẩn của biến thiên enthalpy là?
A. Áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ là 25oC (298K);
B. Áp suất 1 atm (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ là 25oC (298K);
C. Áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ là 0oC (273K);
D. Áp suất 1 atm (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ là 0oC (273K).
Đáp án đúng là: A
Biến thiên enthapy chuẩn là nhiệt tỏa ra hai thu vào của phản ứng được xác định ở điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ là 25oC (298K).
Câu 6. Phát biểu nào sau đây sai?
A. ⧍rH > 0 thì phản ứng thu nhiệt;
B. ⧍rH < 0 thì phản ứng tỏa nhiệt;
C. Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng càng ít;
D. Các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ phòng thường là phản ứng tỏa nhiệt, các phản ứng thu nhiệt thường xảy ra khi đun nóng.
Đáp án đúng là: C
Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng càng nhiều.
Câu 7. Kí hiệu của nhiệt tạo thành chuẩn là?
A. ;
B. ;
C.;
D. .
Đáp án đúng là: A
Nhiệt tạo thành ⧍fH của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền vững nhất, ở một điều kiện xác định.
Nhiệt tạo thành chuẩn () là nhiệt tạo thành ở điều kiện chuẩn.
Câu 8. Đơn vị của nhiệt tạo thành chuẩn là?
A. kJ;
B. kJ/mol;
C. mol/kJ;
D. J.
Đáp án đúng là: B
Đơn vị của nhiệt tạo thành chuẩn là kJ/mol.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nhiệt tạo thành của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền vững nhất ở một điều kiện xác định;
B. Nhiệt tạo thành chuẩn là nhiệt tạo thành ở điều kiện chuẩn;
C. Nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất ở dạng bền vững nhất bằng một;
D. Biến thiên enthapy của phản ứng được xác định bằng hiệu số giữa tổng nhiệt tạo thành các sản phẩm và tổng nhiệt tạo thành các chất đầu.
Đáp án đúng là: C
Nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất ở dạng bền vững nhất bằng không.
Câu 10. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết khi các chất ở trạng thái nào?
A. Chất lỏng;
B. Chất rắn;
C. Chất khí;
D. Cả 3 trạng thái trên.
Đáp án đúng là: C
Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết khi các chất đều ở thể khí.
Câu 11. Phản ứng sau thuộc loại phản ứng nào?
A. Phản ứng tỏa nhiệt;
B. Phản ứng thu nhiệt;
C. Vừa thu nhiệt, vừa tỏa nhiệt;
D. Không thuộc loại nào.
Đáp án đúng là: B
> 0 phản ứng thu nhiệt.
Câu 12. Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:
biết nhiệt tạo thành của CH4(g) là -74,9 kJ/mol, của CO2(g) là - 393,5 kJ/mol, của H2O(l) là -285,8 kJ/mol.
A. - 74,9 kJ;
B. - 965,1 kJ;
C. - 890,2 kJ;
D. 1040 kJ.
Đáp án đúng là: C
Tổng nhiệt tạo thành các chất đầu là:
Tổng nhiệt tạo thành các chất sản phẩm là:
Biến thiên enthalpy của phản ứng là:
.
Câu 13. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng:
Câu 4. Nguyên tố halogen có hàm lượng nhiều nhất trong tự nhiên là
A. fluorine (F);
B. chlorine (Cl);
C. iodine (I)
D. bromine (Br).
Đáp án đúng là: B
Nguyên tố chlorine (Cl) có nhiều trong nước biển mà 71% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi biển và đại dương nên trong các nguyên tố halogen thì chlorine có hàm lượng nhiều nhất trong tự nhiên.
Câu 5. Phát biểu đúng là
A. Trong tự nhiên, halogen chỉ tồn tại ở dạng đơn chất;
B. Trong tự nhiên, halogen tồn tại ở chủ yếu ở dạng đơn chất;
C. Trong tự nhiên, halogen chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Hợp chất chủ yếu của halogen là muối halide;
D. Trong tự nhiên, halogen chỉ tồn tại ở dạng hợp chất là muối halide.
Đáp án đúng là: C
Trong tự nhiên, halogen chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Hợp chất chủ yếu của halogen là muối halide.
Câu 6. Nhận định sai về đặc điểm lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen là
A. đều có 5 electron ở lớp ngoài cùng;
B. phân lớp s có 2 electron;
C. phân lớp p có 5 electron;
D. chưa đạt cấu hình electron bền vững như khí hiếm.
Đáp án đúng là: A
Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen có 7 electron, trong đó 2 electron trên phân lớp s và 5 electron trên phân lớp p; chưa đạt cấu hình electron bền vững như khí hiếm.
Vậy nhận định A sai.
Câu 7. Kết luận đúng là
A. Đơn chất halogen tồn tại ở dạng phân tử X2;
B. Liên kết trong phân tử đơn chất halogen là liên kết cộng hóa trị phân cực;
C. Liên kết trong phân tử đơn chất halogen là liên kết cộng hóa trị không phân cực;
D. Cả A và C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Do nguyên tử các nguyên tố halogen đều có 7 electron lớp ngoài cùng, thiếu 1 electron để đạt cấu hình bền vững giống khí hiếm. Do đó mỗi hai nguyên tử halogen góp chung 1 cặp electron để hình thành phân tử.
Công thức cấu tạo: X – X; Công thức phân tử X2.
Liên kết trong phân tử đơn chất halogen là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Câu 8. Đơn chất halogen ở có màu vàng lục là
A. F2
B. Cl2
C. Br2
D. I2
Đáp án đúng là: B
Đơn chất halogen có màu vàng lục là Cl2.
Câu 9. Kết luận sai là
A. Màu sắc của các đơn chất halogen đậm dần từ fluorine đến iodine;
B. Trạng thái tập hợp của đơn chất ở 20°C thay đổi: fluorine và chlorine ở thể khí, bromine ở thể lỏng, iodine ở thể rắn;
C. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi giảm dần fluorine đến iodine;
D. Các đơn chất halogen tan ít trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ (riêng fluorine phản ứng mãnh liệt với nước).
Đáp án đúng là: C
Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi giảm dần fluorine đến iodine ⇒ sai.
Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của đơn chất halogen bị ảnh hưởng bởi tương tác van der Waals giữa các phân tử. Từ fluorine đến iodine, khối lượng phân tử và bán kính nguyên tử tăng, làm tăng tương tác van der Waals, dấn đến nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng.
Câu 10. Phát biểu đúng là
A. Tính chất hóa học đặc trưng của halogen là tính oxi hóa mạnh, tính oxi hóa tăng dần từ fluorine đến iodine;
B. Tính chất hóa học đặc trưng của halogen là tính khử mạnh, tính khử tăng dần từ fluorine đến iodine;
C. Tính chất hóa học đặc trưng của halogen là tính khử mạnh, tính khử giảm dần từ fluorine đến iodine;
D. Tính chất hóa học đặc trưng của halogen là tính oxi hóa mạnh, tính oxi hóa giảm dần từ fluorine đến iodine.
Đáp án đúng là: D
Tính chất hóa học đặc trưng của halogen là tính oxi hóa mạnh, tính oxi hóa giảm dần từ fluorine đến iodine.
Câu 11. Phản ứng nào dưới đây sai?
A. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
B. H2 + I2 2HI
C. Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO
D. F2 + H2O ⟶ HF + HFO
Đáp án đúng là: D
Fluorine phản ứng mạnh với nước, bốc cháy trong hơi nước nóng theo phản ứng:
2F2 + 2H2O ⟶ 4HF + O2 ↑
Do đó, phản ứng D sai.
Câu 12. Cho phản ứng: Cl2 + NaOH
Sản phẩm của phản ứng là
A. NaCl và H2O;
B. NaCl, NaClO và H2O;
C. NaCl, NaClO3 và H2O;
D. Không phản ứng.
Đáp án đúng là: C
3Cl2 + 6NaOH 5NaCl + NaClO3 + 3H2O.
Do đó sản phẩm của phản ứng là: NaCl, NaClO3 và H2O.
Câu 13. Cho thí nghiệm: nhỏ vào ống nghiệm chứa 2 ml dung dịch sodium iodine (có sẵn vài giọt hồ tinh bột) vài giọt nước chlorine rồi lắc nhẹ. Hiện tượng xảy ra là
A. Không xảy ra hiện tượng;
B. Xuất hiện chất rắn màu đen tím;
C. Dung dịch chuyển màu vàng nâu;
D. Dung dịch chuyển màu xanh tím;
Đáp án đúng là: D
Halogen mạnh đẩy halogen yếu hơn ra khỏi dung dịch muối (trừ F2).
Mà chlorine có tính oxi hóa mạnh hơn iodine nên đẩy được iodine ra khỏi dung dịch sodium iodine.
Cl2(aq) + 2NaI (aq) ⟶ 2NaCl (aq) + I2(aq)
I2(aq) + hồ tinh bột ⟶ dung dịch có màu xanh tím.
Câu 14. Cho mẩu giấy màu ẩm vào bình khí chlorine. Hiện tượng xảy ra là
A. Giấy màu ẩm bị mất màu;
B. Giấy màu ẩm chuyển sang màu đen;
C. Giấy màu ẩm tan dần đến hết;
D. Không hiện tượng.
Đáp án đúng là: A
Giấy màu ẩm làm cho khí chlorine tiếp xúc với giấy màu ẩm theo.
Mà khí chlorine ẩm có tính tẩy màu.
Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO (HClO có tính tẩy màu)
Do đó tờ giấy màu bị mất màu.
Câu 15. Sử dụng làm chất tẩy trắng và khử trùng nước là ứng dụng của
A. fluorine;
B. chlorine;
C. iodine;
D. bromine.
Đáp án đúng là: B
Chlorine là chất oxi hóa mạnh, được sử dụng làm chất tẩy trắng và khử trùng nước.
Trắc nghiệm Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen - Cánh diều
Câu 1. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố halogen là các nguyên tố nhóm
A. IA.
B. IIA.
C. VIA.
D. VIIA.
Đáp án đúng là: D
Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố halogen là các nguyên tố nhóm VIIA.
Các nguyên tố nhóm VIIA gồm: fluorine (F), chlorine (Cl), bromine (Br), iodine (I) và hai nguyên tố phóng xạ là astatine (At), tennessine (Ts).
Câu 2. Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố halogen?
A. Fluorine.
B. Bromine.
C. Oxygen.
D. Iodine.
Đáp án đúng là: C
Các nguyên tố halogen (nhóm VIIA) gồm: fluorine (F), chlorine (Cl), bromine (Br), iodine (I).
→ Nguyên tố oxygen (O) không phải là nguyên tố halogen.
Câu 3. Nguyên tử của các nguyên tố halogen đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng
A. ns2np5.
B. ns2np4.
C. ns2.
D. ns2np6.
Đáp án đúng là: A
Nguyên tử của các nguyên tố halogen (nhóm VIIA) đều có 7 electron lớp ngoài cùng, cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ns2np5.
Câu 4. Đi từ fluorien đến iodine, độ âm điện của các nguyên tử nguyên tố
A. tăng dần.
B. giảm dần.
C. tăng sau đó giảm dần.
D. giảm sau đó tăng dần.
Đáp án đúng là: B
Trong một nhóm A, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tử nguyên tố có xu hướng giảm dần.
→ Đi từ fluorien đến iodine, độ âm điện của các nguyên tử nguyên tố giảm dần.
Câu 5. Đi từ fluorien đến iodine, bán kính nguyên tử của các nguyên tố
A. tăng dần.
B. giảm dần.
C. không thay đổi.
D. tăng sau đó giảm dần.
Đáp án đúng là: A
Trong một nhóm A, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử có xu hướng tăng dần.
→ Đi từ fluorien đến iodine, bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần.
Câu 6. Ở điều kiện thường, đơn chất halogen tồn tại ở dạng
A. một nguyên tử.
B. phân tử hai nguyên tử.
C. phân tử ba nguyên tử.
D. phân tử bốn nguyên tử.
Đáp án đúng là: B
Ở điều kiện thường, đơn chất halogen tồn tại ở dạng phân tử hai nguyên tử, được kí hiệu chung là X2.
Câu 7. Ở điều kiện thường, đơn chất halogen nào sau đây tồn tại ở thể lỏng?
A. F2.
B. Cl2.
C. Br2.
D. I2.
Đáp án đúng là: C
Thể của các halogen ở điều kiện thường biến đổi từ khí (fluorine, chlorine) đến lỏng (bromine) và rắn (iodine), phù hợp với xu hướng tăng khối lượng phân tử và sự tương tác giữa các phân tử.
Câu 8. Ở điều kiện thường, đơn chất chlorine có màu
A. lục nhạt.
B. vàng lục.
C. nâu đỏ.
D. tím đen.
Đáp án đúng là: B
Màu sắc của các đơn chất halogen từ fluorine đến iodine biến đổi theo xu hướng đậm dần: F2 màu lục nhạt; Cl2 màu vàng lục; Br2 màu nâu đỏ; I2 màu tím đen.
Câu 9. Đi từ fluorine đến iodine, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen biến đổi như thế nào?
A. Tăng dần.
B. Giảm dần.
C. Không thay đổi.
D. Không xác định được.
Đáp án đúng là: A
Đi từ fluorine đến iodine, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng dần.
Giải thích: Khi phân tử X2 có kích thước càng lớn và càng nhiều electron thì tương tác van der Waals giữa các phân tử càng mạnh. Do đó, trong các halogen, tương tác van der Waals tăng từ fluorine đến iodine → nhiệt độ sôi tăng dần.
Câu 10. Cho các phát biểu sau:
(1) Nguyên tử halogen chỉ nhận thêm electron khi phản ứng với các chất khác để tạo liên kết hóa học.
(2) Nhóm halogen có tính phi kim mạnh hơn các nhóm phi kim còn lại trong bảng tuần hoàn.
(3) Hóa trị phổ biến của các halogen là VII.
(4) Khi đơn chất halogen phản ứng với kim loại sẽ tạo hợp chất có liên kết ion.
(5) Khi đơn chất halogen phản ứng với một số phi kim sẽ tạo hợp chất có liên kết cộng hóa trị.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án đúng là: C
Phát biểu đúng: (2), (4), (5).
Phát biểu (1) không đúng, vì: Theo quy tắc octet, halogen (X2) thường có hai xu hướng tạo liên kết khi phản ứng với các chất khác.
+ Xu hướng thứ nhất: nhận thêm 1 electron từ nguyên tử khác. Xu hướng này xảy ra khi đơn chất halogen phản ứng với nhiều kim loại khác nhau. Khi đó, mỗi nguyên tử X nhận thêm 1 electron từ nguyên tử kim loại để trở thành anion có điện tích –1, đồng thời nguyên tử kim loại sẽ trở thành cation có điện tích +n. Cả cation và anion cũng thỏa mãn quy tắc octet. Giữa chúng sẽ có tương tác tĩnh điện để tạo hợp chất có liên kết ion.
+ Xu hướng thứ hai: góp chung electron hóa trị với nguyên tử nguyên tố khác. Khi đơn chất halogen phản ứng với một số phi kim thì mỗi nguyên tử X có thể góp chung electron hóa trị với nguyên tử phi kim để cả hai nguyên tử đều đạt cấu hình electron thỏa mãn quy tắc octet. Giữa chúng hình thành liên kết cộng hóa trị.
Phát biểu (3) không đúng, vì: Hóa trị phổ biến của các halogen là I.
Câu 11. Phản ứng giữa đơn chất halogen nào sau đây với hydrogen diễn ra mãnh liệt, nổ ngay cả trong bóng tối hoặc ở nhiệt độ thấp?
A. I2.
B. Br2.
C. Cl2.
D. F2.
Đáp án đúng là: D
Phản ứng giữa đơn chất fluorine (F2) với hydrogen (H2) diễn ra mãnh liệt, nổ ngay cả trong bóng tối hoặc ở nhiệt độ thấp.
F2 + H2 → 2HF
Câu 12. Chọn phát biểu đúng.
A. Từ fluorine đến iodine, tính oxi hóa giảm dần.
B. Mức độ phản ứng với hydrogen tăng dần từ fluorine đến iodine.
C. Độ bền nhiệt của các phân tử tăng từ HF đến HI.
D. Phản ứng hydrogen và iodine là phản ứng một chiều, cần đun nóng.
Đáp án đúng là: A
Từ fluorine đến iodine, tính oxi hóa giảm dần.
→ Mức độ phản ứng với hydrogen giảm từ fluorine đến iodine.
Các phản ứng đều tạo ra phân tử HX. Giá trị năng lượng liên kết H – X giảm dần làm cho độ bền nhiệt của các phân tử giảm dần từ HF đến HI. Trong đó, phân tử HI có độ bền nhiệt thấp, dễ bị phân hủy một phần để tái tạo lại iodine và hydrogen theo phản ứng:
2HI (g) H2(g) + I2(g)
Vì vậy, phản ứng hydrogen và iodine là phản ứng thuận nghịch, cần đun nóng.
Câu 13. Dung dịch Br2 có thể phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaF.
B. NaCl.
C. NaBr.
D. NaI.
Đáp án đúng là: D
Trong dung dịch, các halogen có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ phản ứng với muối halide của halogen có tính oxi hóa yếu hơn để tạo ra các halogen có tính oxi hóa yếu hơn.
So sánh tính oxi hóa: F2 > Cl2 > Br2 > I2.
→ Br2 phản ứng được với dung dịch NaI.
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
Câu 14. Trong công nghiệp, người ta sử dụng phản ứng giữa chlorine với dung dịch nào sau đây để tạo ra nước Javel có tính oxi hóa mạnh phục vụ cho mục đích sát khuẩn, vệ sinh gia dụng?
A. NaBr.
B. NaOH.
C. KOH.
D. MgCl2.
Đáp án đúng là: B
Trong công nghiệp, người ta sử dụng phản ứng giữa chlorine với dung dịch sodium hydroxide lạnh (khoảng 15oC) để tạo ra nước Javel có tính oxi hóa mạnh phục vụ cho mục đích sát khuẩn, vệ sinh gia dụng.
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Câu 15. Hiện tượng quan sát được khi cho nước chlorine màu vàng rất nhạt vào dung dịch sodium bromide không màu là
A. Tạo ra dung dịch màu tím đen.
B. Tạo ra dung dịch màu vàng tươi.
C. Thấy có khí thoát ra.
D. Tạo ra dung dịch màu vàng nâu.
Đáp án đúng là: D
Khi cho nước chlorine màu vàng rất nhạt vào dung dịch sodium bromide không màu thì tạo ra dung dịch màu vàng nâu (do đã có sự hình thành đơn chất bromine).
Phương trình hóa học: Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2.
Lưu trữ: trắc nghiệm Hóa 10 Bài 17: Phản ứng oxi hóa khử(sách cũ)
Câu 1: Cho phản ứng: Ca +Cl2 → CaCl2.
Kết luận nào sau đây đúng?
A. Mỗi nguyên tử Ca nhận 2e.
B. Mỗi nguyên tử Cl nhận 2e.
C. Mỗi phân tử Cl2 nhường 2e.
D. Mỗi nguyên tử Ca nhường 2e.
Đáp án: D
Câu 2: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?
A. NH3 + HCl → NH4Cl
B. H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
C. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O
D. H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl
Đáp án: C
Câu 3: Trong phản ứng: CaCO3 → CaO + CO2, nguyên tố cacbon
A. chỉ bị oxi hóa.
B. chỉ bị khử.
C. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
D. không bị oxi hóa, cũng không bị khử.
Đáp án: D
Câu 4: Trong phản ứng: NO2 + H2O → HNO3 + NO, nguyên tố nitơ
A. chỉ bị oxi hóa.
B. chỉ bị khử.
C. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
D. không bị oxi hóa, cũng không bị khử.
Đáp án: C
Câu 5: Trong phản ứng: Cu + 2H2SO4(đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 + 2H2O, axit sunfuric
A. là chất oxi hóa.
B. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.
C. là chất khử.
D. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.
Đáp án: B
Câu 6: Chất nào sau đây trong các phản ứng chỉ đóng vai trò là chất oxi hóa?
A. S B. F2 C. Cl2 D. N2
Đáp án: B
Câu 7: Chất nào sau đây trong các phản ứng chỉ đóng vai trò là chấ khử?
A. cacbon
B. kali
C. hidro
D. hidro sunfua
Đáp án: B
Câu 8: Cho phương trình ion thu gọn: Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag.
Kết luận nào sau đây sai?
A. Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Ag+.
B. Cu có tính khử mạnh hơn Ag.
C. Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.
D. Cu bị oxi hóa bởi ion Ag+.
Đáp án: A
Câu 9: Trong phản ứng nào sau đây, HCl đóng vai trò là chất oxi hóa?
A. Fe + KNO3 + 4HCl → FeCl3 + KCl + NO + 2H2O
B. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
C. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
D. NaOH + HCl → NaCl + H2O
Đáp án: C
Câu 10: Cho phản ứng hóa học sau: FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2
Khi cân bằng phương trình phản ứng với hệ số các chất là các số nguyên tối giản, hệ số của O2 là
A. 4 B. 6 C. 9 D. 11
Đáp án: D
Câu 11: Phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo khí NO. Tổng hệ số các chất sản phẩm trong phương trình hóa học của phản ứng này (số nguyên, tối giản) là
A. 8 B. 9 C. 12 D. 13
Đáp án: B
3FeO + 10(NO3)3 + NO + 5H2O
Tổng hệ số các chất sản phẩm là 3 + 1 + 5 = 9
Câu 12: Cho phản ứng : Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O.
Sau khi cân bằng phương trình hóa học của phản ứng, tỉ lệ các hệ số của HNO3 và NO là
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Đáp án: A
Câu 13: Dãy nào sau đây gồm các phân tử và ion đều vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa?
A. HCl, Fe2+, Cl2
B. SO2, H2S, F-
C. SO2, S2-, H2S
D.Na2SO3, Br2, Al3+
Đáp án: A
Câu 14: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử là
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Đáp án: C
Phản ứng giữa HNO3 đặc, nóng với Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe(NO3)2, FeSO4, FeCO3 là phản ứng oxi hóa - khử.
Câu 15: Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hóa hết 0,6 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng dư là