Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 Bài 3 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết,
thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 3. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Trắc nghiệm Bài 3: Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử - Kết nối tri thức
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Orbital nguyên tử được kí hiệu là AO;
B. Theo mô hình hiện đại nguyên tử, electron chuyển động rất nhanh và theo một quỹ đạo xác định;
C. Khi chuyển động trong nguyên tử, các electron có những mức năng lượng khác nhau đặc trưng cho trạng thái chuyển động của nó;
D. Orbital s có dạng hình cầu.
Đáp án đúng là: B
Trong nguyên tử, electron chuyển động rất nhanh và không theo quỹ đạo xác định.
Câu 2. Dựa trên sự khác nhau về hình dạng và định hướng của orbital trong nguyên tử, orbital được chia thành mấy loại?
A. 2;
B. 3;
C. 4;
D. 5.
Đáp án đúng là: C
Dựa trên sự khác nhau về hình dạng và định hướng của orbital trong nguyên tử, orbital được chia thành 4 loại: orbital s, orbital p, orbital d và orbital f.
Câu 3. Orbital p có dạng hình gì?
A. Hình tròn;
B. Hình cầu;
C. Hình bầu dục;
D. Hình số 8 nổi.
Đáp án đúng là: C
Các orbital s có dạng hình cầu và orbital p có dạng hình số 8 nổi.
Câu 4. Nếu orbital có 2 electron thì được biểu diễn như thế nào trong ô orbital?
A. Biểu diễn bằng 2 mũi tên đi lên;
B. Biểu diễn bằng 2 mũi tên đi xuống;
C. Biểu diễn bằng 2 mũi tên ngược chiều nhau, mũi tên đi xuống viết trước;
D. Biểu diễn bằng 2 mũi tên ngược chiều nhau, mũi tên đi lên viết trước.
Đáp án đúng là: D
Trong 1 orbital chỉ chứa tối đa 2 electron có chiều tự quay ngược nhau (nguyên lí loại trừ Pauli). Nếu orbital có 1 electron thì biểu diễn bằng 1 mũi tên đi lên, nếu orbital có 2 electron thì được biểu diễn bằng 2 mũi tên ngược chiều nhau, mũi tên đi lên viết trước.
Câu 5. Orbital px có dạng hình số 8 nổi. Orbital này định hướng theo trục nào?
A. Trục x;
B. Trục y;
C. Trục z;
D. Không theo trục nào.
Đáp án đúng là: A
Orbital px định hướng theo trục x như hình vẽ:
Câu 6. Lớp electron thứ 4 được kí hiệu bằng chữ cái in hoa nào?
A. L;
B. M;
C. N;
D. O.
Đáp án đúng là: C
Số thứ tự lớp và tên gọi là các chữ cái in hoa như bảng sau:
n
1
2
3
4
5
6
7
Tên lớp
K
L
M
N
O
P
Q
Câu 7. Số electron tối đa trong phân lớp p là?
A. 2;
B. 6;
C. 8;
D. 10.
Đáp án đúng là: B
Phân lớp s chứa tối đa 2e
Phân lớp p chứa tối đa 6e
Phân lớp d chứa tối đa 10e
Phân lớp f chứa tối đa 14e
Câu 8. Những electron ở lớp nào có năng lượng thấp hơn so với những electron ở các lớp khác?
A. Lớp K;
B. Lớp L;
C. Lớp M;
D. Lớp N.
Đáp án đúng là: A
Trong nguyên tử, các electron sắp xếp thành từng lớp và phân lớp theo mức năng lượng từ thấp đến cao.
Những electron ở lớp K có năng lượng thấp hơn so với những electron ở các lớp khác vì những electron ở lớp K ở gần hạt nhân nên bị hút mạnh hơn về phía hạt nhân nên có năng lượng thấp hơn.
Câu 9. Kí hiệu phân lớp nào sau đây là sai?
A. 2s;
B. 2d;
C. 3d;
D. 4f.
Đáp án đúng là: B
Lớp thứ hai chỉ có 2 phân lớp là 2s và 2p không có phân lớp 2d.
Lớp thứ ba có 3 phân lớp là 3s, 3p và 3d.
Lớp thứ tư có 4 phân lớp là 4s, 4p, 4d và 4f.
Câu 10. Tổng số orbital trong lớp M là?
A. 4;
B. 9;
C. 16;
D. 25.
Đáp án đúng là: B
Trong lớp M (n = 3), tổng số orbital là: 32 = 9 AO.
Câu 11. Tổng số electron tối đa trong lớp M là?
A. 8;
B. 10;
C. 18;
D. 32.
Đáp án đúng là: C
Lớp M có 3 phân lớp là 3s, 3p và 3d, trong đó phân lớp s chứa tối đa 2e, phân lớp p chứa tối đa 6e, phân lớp d chứa tối đa 10e.
Tổng số electron tối đa trong lớp M là: 2 + 6 + 10 = 18.
Hoặc lớp M (n = 3); số electron tối đa là 2.n2 = 2.32 = 18.
Câu 12. Cấu hình electron của chlorine (Z = 17) là?
A. 1s22s22p63s23p5;
B. 1s22s22p63s23p2;
C. 1s22s22p63s23p3;
D. 1s22s22p63s23p4.
Đáp án đúng là: A
Cấu hình electron của chlorine (Z = 17) là 1s22s22p63s23p5.
1s22s22p63s23p2 là cấu hình electron của silicon.
1s22s22p63s23p3 là cấu hình electron của phosphorus.
1s22s22p63s23p4 là cấu hình electron của sulfur.
Câu 13. Cho nguyên tử X có cấu hình electron: [Ar]4s2. X là nguyên tố nào?
A. s;
B. p;
C. d;
D. f.
Đáp án đúng là: A
Electron cuối cùng điền vào phân lớp s nên X là nguyên tố s.
Câu 14. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p4. Số hiệu nguyên tử của X là?
A. 24;
B. 8;
C. 32;
D. 16.
Đáp án đúng là: D
Số hiệu nguyên tử của X là: Z = 2 + 2 + 6 + 2 + 4 = 16.
Câu 15. Cho cấu hình electron của các nguyên tử sau đây:
M: 1s22s1
N: 1s22s22p5
P: 1s22s22p63s2
Q: 1s22s22p6
Có bao nhiêu nguyên tử của nguyên tố kim loại?
A. 1;
B. 2;
C. 3;
D. 4.
Đáp án đúng là: B
Cấu hình electron của nguyên tử M và P là kim loại vì M có 1 electron và P có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
Trắc nghiệm Bài 3: Nguyên tố hóa học - Chân trời sáng tạo
Câu 1. Khẳng định đúng là
A. Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton (P) = số electron (E)
B. Số đơn vị điện tích hạt nhân (+Z) = số proton (P) = số electron (E)
C. Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton (P) = số neutron (N)
D. Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số neutron (N) = số electron (E)
Đáp án đúng là: A
Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton (P) = số electron (E).
Điện tích hạt nhân = + Z.
Câu 2. Nguyên tử nitơ (nitrogen) có 7 proton. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử này là
A. + 7
B. 7
C. + 14
D. 14
Đáp án đúng là: B
Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton (P) = 7.
Câu 3. Nguyên tử aluminium có 13 electron. Điện tích hạt nhân của nguyên tử này là
A. 13
B. 27
C. + 13
D. + 27
Đáp án đúng là: C
Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số electron (E) = 13.
Điện tích hạt nhân = + Z = + 13.
Câu 4. Công thức tính số khối (A) là
A. Số khối (A) = số proton (P) + số electron (E)
B. Số khối (A) = số neutron (N) + số electron (E)
C. Số khối (A) = số proton (P) × 2
D. Số khối (A) = số proton (P) + số neutron (N)
Đáp án đúng là: D
Số khối (A) = số proton (P) + số neutron (N).
Câu 5. Nguyên tử potassium (K) có 19 electron; 19 proton và 20 neutron. Số khối nguyên tử của K là
A. 20
B. 19
C. 39
D. 58
Đáp án đúng là: C
Số khối A = số proton + số neutron = 19 + 20 = 39.
Câu 6. Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố là
A. điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó
B. số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó
C. tổng số proton và neutron trong nguyên tử của nguyên tố đó
D. tổng số proton và electron trong nguyên tử của nguyên tố đó
Đáp án đúng là: B
Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố (Z) là số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó.
Câu 7. Nguyên tố hóa học là
A. tập hợp các nguyên tử có cùng số hạt neutron;
B. tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân;
C. tập hợp các nguyên tử có cùng số hạt neutron và proton;
D. tập hợp các nguyên tử có cùng số số khối A.
Đáp án đúng là: B
Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
Câu 8. Kí hiệu nguyên tử cho biết
A. kí hiệu hóa học của nguyên tố (X);
B. số hiệu nguyên tử (Z);
C. số khối (A);
D. Cả A, B và C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Kí hiệu nguyên tử cho biết kí hiệu hóa học của nguyên tố (X); số hiệu nguyên tử (Z); số khối (A).
Câu 9. Một nguyên tử sodium (Na) có 11 electron; 11 proton và 12 neutron. Kí hiệu của nguyên tử này là
A.
B.
C.
D.
Đáp án đúng là: C
Một nguyên tử sodium (Na) có:
- Số hiệu nguyên tử Z = số đơn vị điện tích hạt nhân = số p = 11
- Số khối A = P + N = số p + số n = 11 + 12 = 23
Kí hiệu nguyên tử là .
Câu 10. Cho kí hiệu nguyên tử . Khẳng định nào sau đây sai?
A. Kí hiệu hóa học của nguyên tố là O;
B. Số hiệu nguyên tử là 8;
C. Số proton trong một hạt nhân nguyên tử là 8;
D. Số neutron trong một hạt nhân nguyên tử là 8.
Đáp án đúng là: B
Kí hiệu nguyên tử cho biết:
- Kí hiệu hóa học của nguyên tố là O;
- Số hiệu nguyên tử Z = 8 ⇒ số proton (P) là 8.
- Số khối A = 17 mà A = P + N ⇒ N = A – P = 17 – 8 = 9 ⇒ số neutron là 9.
Vậy khẳng định: Số neutron trong một hạt nhân nguyên tử là 8 là khẳng định sai.
Câu 11. Cho nguyên tử iron (Fe) có kí hiệu nguyên tử là . Số hạt electron, proton, neutron trong một nguyên tử này lần lượt là
A. 26; 26; 56
B. 26; 26; 30
C. 30; 30; 26
D. 30; 26; 26
Đáp án đúng là: B
Kí hiệu nguyên tử là
Ta có: số e = số p = Z = 26
Số n = N = A – P = 56 – 26 = 30
Vậy số e, p, n lần lượt là: 26; 26; 30
Câu 12. Tổng số hạt trong nguyên tử nguyên tố X là 82. Trong hạt nhân, số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 4. Kí hiệu nguyên tử X là:
(Cho số hiệu nguyên tử của Cr = 24; Mn = 25; Fe = 26; Zn = 30)
A.
B.
C.
D.
Đáp án đúng là: B
Gọi số hạt proton, neutron, electron trong một nguyên tử X lần lượt là P, N, E.
Ta có: P = E
Tổng số hạt trong nguyên tử X là: P + N + E = 2P + N = 82 (1)
Số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là: P
Số hạt không mang điện trong hạt nhân nguyên tử là: N
Trong hạt nhân, số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 4 nên N – P = 4 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
Giải hệ phương trình ta được P = 26; N = 30
Vì số hiệu nguyên tử Z = số p ⇒ Z = 26
⇒ X có kí hiệu hóa học là Fe.
Số khối: A = P + N = 26 + 30 = 56
Kí hiệu nguyên tử của X là
Câu 13. Nguyên tố bromine có 2 đồng vị chiếm 49,5% về số lượng nguyên tử, còn lại là . Nguyên tử khối trung bình của bromine là:
A. 79,5;
B. 79,1;
C. 80,01;
D. 35.
Đáp án đúng là: C
Thành phần phần trăm về số lượng nguyên tử của đồng vị là:
100% − 49,5% = 50,5%
Nguyên tử khối trung bình của bromine là:
Câu 14. Lithium có 2 đồng vị là 7Li và 6Li. Nguyên tử khối trung bình của Li là 6,93. Phần trăm số nguyên tử của đồng vị 7Li là:
A. 93%;
B. 7%;
C. 78%;
D. 22%.
Đáp án đúng là: A
Gọi phần trăm số nguyên tử của đồng vị 7Li là x%
⇒ phần trăm số nguyên tử của đồng vị 6Li là (100 − x)%
Ta có: ⇒ x = 93
Phần trăm số nguyên tử của đồng vị 7Li là 93%.
Câu 15. Nguyên tử của nguyên tố magnesium (Mg) có 12 proton và 12 neutron. Nguyên tử khối của Mg là
A. 12 amu
B. 24 amu
C. 36 amu
D. 6 amu
Đáp án đúng là: B
Do khối lượng của các electron rất nhỏ không đáng kể nên có thể coi nguyên tử khối có giá trị bằng số khối.
Do đó, nguyên tử khối của Mg = AMg = P + N = 12 + 12 = 24 (amu).
Trắc nghiệm Bài 3: Nguyên tố hóa học - Cánh diều
Câu 1. Các nguyên tử thuộc cùng về một nguyên tố hóa học khi
A. có cùng số hạt proton.
B. có cùng số hạt neutron.
C. có cùng số hạt electron và neutron.
D. có cùng khối lượng nguyên tử.
Đáp án đúng là: A
Các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số hạt proton thuộc về cùng một nguyên tố hóa học.
Câu 2. Hạt nhân nguyên tử Lithium (Li) có 3 proton. Số hiệu nguyên tử của Li là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Đáp án đúng là: B
Số proton trong một hạt nhân nguyên tử được gọi là số hiệu nguyên tử, kí hiệu là Z.
→ Nguyên tử Li có: Z = số p = 3.
Câu 3. Số khối (A) của một nguyên tử bằng
A. tổng số proton và số electron.
B. tổng số proton và neutron.
C. tổng số neutron và electron.
D. tổng số proton, neutron và electron.
Đáp án đúng là: B
Tổng số proton (Z) và neutron (N) trong một hạt nhân nguyên tử được gọi là số khối A.
→ A = Z + N.
Câu 4. Nguyên tử Helium (He) có 2 proton và 2 neutron. Số khối của He là
A. 2.
B. 6.
C. 4.
D. 8.
Đáp án đúng là: C
Nguyên tử Helium (He) có: Z = số p = 2; số n = 2.
Số khối của He: A = Z + N = 2 + 2 = 4.
Câu 5. Nguyên tử nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 8. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. X là nguyên tố oxygen.
B. Nguyên tử X có 8 proton.
C. X là nguyên tố phổ biến nhất ở lớp vỏ Trái Đất.
D. Nguyên tử nguyên tố X có 16 neutron.
Đáp án đúng là: D
Số hiệu nguyên tử (Z) = Số p = 8.
→ X là nguyên tố oxygen, là nguyên tố phổ biến nhất ở lớp vỏ Trái Đất (chiếm khoảng 46,6% khối lượng).
Chọn D vì nguyên tử oxygen có 8 neutron.
Câu 6. Nguyên tử sodium (Na) có 11 proton trong hạt nhân. Khi Na tác dụng với khí chlorine (Cl2) sẽ thu được muối sodium chloride (NaCl), trong đó Na tồn tại ở dạng ion Na+. Ion Na+ có bao nhiêu proton trong hạt nhân?
A. 11.
B. 12.
C. 10.
D. 13.
Đáp án đúng là: A
Nguyên tử Na nhường 1 electron để tạo thành ion Na+:
Na → Na+ + 1e.
→ Ion Na+ có số electron là: 11 – 1 = 10 (hạt), số p = 11 (không thay đổi).
Câu 7. Từ kí hiệu nguyên tử , ta không thể xác định được
A. kí hiệu hóa học của nguyên tố (X).
B. số khối.
C. kích thước của nguyên tử (X).
D. số hiệu nguyên tử.
Đáp án đúng là: C
Kí hiệu nguyên tử cho biết kí hiệu hóa học của nguyên tố (X), số hiệu nguyên tử (Z) và số khối (A).
→ Từ kí hiệu nguyên tử , ta không thể xác định được kích thước của nguyên tử (X).
Câu 8. Nguyên tử aluminium (Al) có 13 proton và 14 neutron. Kí hiệu nguyên tử của nguyên tố này là
A.
B.
C.
D.
Đáp án đúng là: D
Nguyên tử Al có: số hiệu nguyên tử Z = số p = 13; số N = 14.
→ Số khối: A = Z + N = 13 + 14 = 27.
Kí hiệu nguyên tử của nguyên tố aluminium là: .
Câu 9. Cho biết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố fluorine là . Số proton, neutron và electron trong nguyên tử fluorine lần lượt là
A. 9, 9, 10.
B. 9, 10, 9.
C. 10, 9, 9.
D. 9, 19, 9.
Đáp án đúng là: B
Từ kí hiệu nguyên tử của nguyên tố fluorine: , ta biết:
Số hiệu nguyên tử (Z) = 9 = Số p = Số e.
Số khối (A) = 19 = Z + N → Số neutron (N) = 19 – 9 = 10 (hạt).
→ Số proton, neutron và electron trong nguyên tử fluorine lần lượt là: 9, 10, 9.
Câu 10. Cho các nguyên tử sau: . Những nguyên tử nào là đồng vị của nhau?
A. X, Y, Z.
B. Y, Z, M.
C. Y, M, T.
D. X, M, T.
Đáp án đúng là: D
Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có hạt nhân khác nhau về số neutron là đồng vị của nhau.
Do đó, các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học có cùng số proton, khác nhau về số khối do có số neutron khác nhau.
→ Nguyên tử (A = 16; p = 8, n = 8), (A = 17; p = 8, n = 9), (A = 18; p = 8, n = 10) là đồng vị của nhau vì đều có 8 proton trong hạt nhân và số khối (hay số neutron) khác nhau.
Câu 11. Nguyên tử khối là
A. khối lượng tuyệt đối của một nguyên tử.
B. khối lượng tương đối của một nguyên tử.
C. tổng số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử.
D. tổng số proton và electron trong nguyên tử.
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của một nguyên tử, cho biết khối lượng của một nguyên tử nặng gấp bao nhiêu lần 1 amu.
Ví dụ: Nguyên tử khối của 12C là 12 do khối lượng của một nguyên tử nặng 12C là 12 amu.
Câu 12. Trong tự nhiên, argon có các đồng vị là 40Ar chiếm khoảng 99,604% số nguyên tử; 38Ar chiếm khoảng 0,063% số nguyên tử và 36Ar. Nguyên tử khối trung bình của Ar là
A. 40,265.
B. 38,994.
C. 39,985.
D. 41, 226.
Đáp án đúng là: C
% số nguyên tử 36Ar là: 100% - 99,604% - 0,063% = 0,333%.
Nguyên tử khối trung bình của Ar là:
.
Câu 13. Trong tự nhiên, bạc có hai đồng vị là 107Ag và 109Ag. Nguyên tử khối trung bình của bạc là 107,96. Phần trăm số nguyên tử của đồng vị là 107Ag là
A. 48%.
B. 52%.
C. 60%.
D. 40%.
Đáp án đúng là: B
Gọi % số nguyên tử của hai đồng vị là 107Ag và 109Ag lần lượt là x% và y%.
Ta có:
→ Phần trăm số nguyên tử của đồng vị là 107Ag là 52%.
Câu 14. Chlorine có hai đồng vị bền trong tự nhiên, trong đó có một đồng vị là 35Cl chiếm 77,5% số nguyên tử. Biết nguyên tử khối trung bình của chlorine là 35,45. Đồng vị còn lại là
A. 37Cl.
B. 36Cl.
C. 38Cl.
D. 39Cl.
Đáp án đúng là: A
Gọi đồng vị còn lại của chlorine là ACl, chiếm: 100% - 77,5% = 22,5% (số nguyên tử).
Nguyên tử khối trung bình của chlorine là 35,45.
→ → A = 37.
→ Đồng vị còn lại là 37Cl.
Câu 15. Nguyên tử nguyên tố X phổ biến trong tự nhiên có tổng các hạt cơ bản là 46. Số khối của nguyên tử X là
A. 31.
B. 32.
C. 24.
D. 28.
Đáp án đúng là: A
Trong nguyên tử X: Số p = Số e = Z; Số n = N.
Nguyên tử nguyên tố X có tổng các hạt cơ bản là 46.
→ 2Z + N = 46 → N = 46 – 2Z.
Ta có: → Z ≤ 46 – 2Z ≤ 1,5Z → 13,14 ≤ Z ≤ 15,33.
Vậy Z = 14 hoặc Z = 15. Tuy nhiên trong 2 giá trị của Z, ta chọn được 1 giá trị Z sao cho số khối và số hiệu nguyên tử phù hợp:
+ Z = 14 → N = 46 – 2Z = 18 → Số khối (A) = Z + N = 32 (Loại).
+ Z = 15 → N = 46 – 2Z = 16 → Số khối (A) = Z + N = 31
→ X là nguyên tố photphorus (P).
Lưu trữ: trắc nghiệm Hóa 10 Bài 3: Luyện tập: Thành phần nguyên tử(sách cũ)
Câu 1: Hạt X và Y có cấu tạo như sau:
Phát biểu nào sau đây về X và Y là đúng?
A. X và Y là các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
B. X và Y là các hạt có điện tích trái dấu.
C. X và Y là các hạt mang điện tích âm.
D. X và Y là các hạt mang điện tích dương.
Đáp án: A
Hạt X và Y có cùng số proton và khác nhau về số nowtron.
Câu 2: Một nguyên tố X có 2 đồng vị là 127X và 131X.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. 127X có ít hơn 131X 4 nơtron và 4 electron.
B. 127X có ít hơn 131X 4 nơtron.
C. 127X có ít hơn 131X 4 proton và 4 electron.
D. 127X có ít hơn 131X 4 proton.
Đáp án: B
Câu 3: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Tôm-xơn (Thomson) đã đề xuất mô hình nguyên tử, trong đó hạt nhân chỉ chứa các hạt proton và nơtron.
B. Hạt nơtron không mang điện, nó được tạo thành bởi sự kết hợp một hạt proton và một hạt electron.
C. Khối lượng của electron bằng khoảng 1/2000 khối lượng của proton.
D. Đồng vị 131I của iot được sử dụng tron chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến giáp.
Đáp án: D
Câu 4: Nguyên tử A có tổng số hạt mang điện và hạt không mang điện là 28, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8 lần só hạt không mang điện. A là
A. 18Ar. B. 10Ne. C. 9F. D. 8O.
Đáp án: C
Câu 5: Trong tự nhiên tìm được hai đồng vị của nguyên tố X. Khảo sát cho thấy cứ 100 nguyên tử của X thì có 73 nguyên tử 63X. Biết rằng nguyên tử khối trung bình của X là 63,546, số khối của đồng vị còn lại là
A. 64 B. 65 C. 66 D. 67
Đáp án: B
Đặt số khối của đồng vị còn lại là x.
Theo đề bài ta có: (73.63 + 27.x)/100 = 63,546 ⇒ x = 65
Câu 6: Cho biết:
Nguyên tố
Đồng vị
Khối lượng nguyên tử trung bình
Brom
3579Br và 3581Br
79,90
Li
36Li và 37Li
6,94
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Hai đồng vị của Br có hàm lượng xấp xỉ bằng nhau.
B. Trong tự nhiên, liti tồn tại chủ yếu là đồng vị 37Li.
C. Có 4 loại phân tử LiBr trong tự nhiên với % phân tử xấp xỉ bằng nhau.
D. Phân tử khối của LiBr lớn nhất là 88.
Đáp án: C
Câu 7: Thực nghiệm chỉ ra rằng các nguyên tử bền có tỉ lệ số nơtron/số proton nằm trong khoảng 1 ≤ N/P ≤ 1,5 (trừ trường hợp nguyên tử H). Một nguyên tử X bền có tổng số hạt (proton, nơtron, electron) là 13. X là nguyên tử của nguyên tố nào sau đây?
A. liti B. beri C. cacbon D. nitơ
Đáp án: B
Ta có: 2p + n =13
Mặt khác: vì 1,5p ≥ n ≥ p ⇒ 4,3 ≥ p ≥ 3,7 ⇒ p = 4.
Đó là nguyên tử của nguyên tố beri.
Câu 8: Hợp chất Z được tạo bởi hai nguyên tố X và Y có công thức XY2 trong đó Y chiếm 72,73% về khối lượng. Biết rằng trong phân tử Z, tổng số hạt (proton, nơtron, electron) là 66, số proton là 22. Nguyên tố Y là
A. cacbon. B. oxi. C. lưu huỳnh. D. magie.
Đáp án: A
Gọi số hạt proton, nơtron của X là pX, nX ; số hạt proton, nơtron của Y là pY và nY.
⇒ pY + nY = 16 và pX + nX = 12
Vậy: Y là oxi và X là cacbon.
Giá trị pY = nY = 8 và pX = nX = 6 thỏa mãn các phương trình.
Câu 9: Oxit X có công thức R2O. Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong X là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. X là chất nào dưới đây (biết rằng trong hạt nhân nguyên tử oxi có 8 proton và 8 nơtron) ?
A. N2O. B. Na2O.
C. Cl2O. D. K2O.
Đáp án: B
Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong X là 92 → 2. (2pR + nR) + 2pO + nO = 92 → 2. (2pR + nR) = 68
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28 → (2.2pR + 2.nO ) - (2nR + nO) = 28
→ 4pR - 2nR = 20
Giải hệ → pR = 11, nR = 12 → R là Na
Câu 10: Ở 20oC khối lượng riêng của Au là 19,32 g/cm3. Trong tinh thể Au, các nguyên tử Au là những hình cầu chiếm 75% thể tích toàn khối tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng giữa các quả cầu. Khối lượng mol của Au là 196,97. Bán kính nguyên tử gần đúng của Au ở 20oC là:
A. 1,28.10-8 cm. B. 1,44.10-8 cm.
C. 1,59.10-8 cm D. 1,75.10-8 cm.
Đáp án: A
Giả sử trong 1 mol Fe.
Thể tích thực của Fe là:
Thể tích 1 nguyên tử Fe là:
Bán kính:
Câu 11: Tổng số proton, notron, electron trong nguyên tử của hai nguyên tố X và M lần lươt là 52 và 82. M và X tạo hơp chất MXa, trong phân tử của hơp chất đó tổng số pronton của các nguyên tử là 77. Xác định công thức của MXa. Biết trong X có tỉ lệ notron: proton ≤ 1,22.
A. FeCl3 B. AlCl3
C. FeBr3 D. AlBr3
Đáp án:
Kí hiệu số p, n, e trong nguyên tố X là Z, N, E
Theo đầu bài ta có: Z + N + E = 52 → 2Z + N = 52
Với những nguyên tố bền (trừ hidro): Z ≤ N ≤ 1,52 Z → 3Z ≤ 2Z + N ≤ 1,52Z + 2Z
→ 3Z ≤ 52 ≤ 3,52Z → 14,77 ≤ Z ≤ 17,33
Với Z = 15 → N = 22; tỉ lệ N : Z = 22 : 15 = 1,47 > 1,22 (loại)
Với Z = 16 → N = 20; tỉ lệ N : Z = 20 : 16 = 1,25 > 1,22 (loại)
Với Z = 17 → N = 18; tỉ lệ N : Z = 18 : 17 = 1,06. X là clo
Kí hiệu số p, n, e của M là Z’, N’, E’
Theo đầu bài ta có: 2Z’ + N’ = 82 → 3Z' < 82 < 3,52Z'
Ta có Z’ = 77 – 17a →
→ 2,92 ≤ a ≤ 3,16 mà a nguyên → a= 3
→ Z' = 77 - 17.3 = 26 → M là Fe.
Công thức thức của hợp chất là FeCl3.
Câu 12: Một loại khí clo có chứa 2 đồng vị
;
. Cho Cl2 tác dụng với H2 rồi lấy sản phẩm hoà tan vào nước thu được dung dịch X. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau :
- Phần thứ nhất cho tác dụng vừa đủ với 125 ml dung dịch Ba(OH)2 0,88M.
- Phần thứ hai cho tác dụng với AgNO3 vừa đủ ta thu được 31,57 gam kết tủa.
Thành phần % số nguyên tử của đồng vị
;
lần lượt là:
A. 75% và 25% B. 25% và 75%
C. 30% và 70% D. 70% và 30%
Đáp án: A
Gọi phần trăm số nguyên tử của
là x,
là (100 – x).