Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 4 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 4 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 Bài 4 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 4. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 4: Ôn tập chương 1 - Kết nối tri thức

Câu 1. Nguyên tử X có 19 proton trong hạt nhân.

Cho các phát biểu sau về X:

1) X có 19 electron ở lớp vỏ nguyên tử.

2) X có 19 neutron trong hạt nhân.

3) X có điện tích hạt nhân là +19.

4) X có số đơn vị điện tích hạt nhân là 19.

Số phát biểu đúng là?

A. 1;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Câu 2. Số khối của nguyên tử X là 56, trong đó số neutron là 30. Số electron của nguyên tử X là?

A. 26;

B. 21;

C. 22;

D. 23.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Proton mang điện tích dương;

B. Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi proton và electron;

C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron của lớp vỏ nguyên tử;

D. Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân.

Câu 4. Hạt nhân nguyên tử X có chứa 11 proton và 12 neutron. Số khối của hạt nhân nguyên tử X là?

A. 23;

B. 24;

C. 27;

D. 25.

Câu 5. Một nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Khối lượng của proton trong hạt nhân nguyên tử X là?

A. 43,472.10-24 g

B. 43,472.10-26 kg

C. 43,472.10-27 g

D. 43,472.10-24 kg

Câu 6. Nguyên tử X có chứa 15 proton và 16 neutron. Kí hiệu của nguyên tử X là?

A.X3115 ;

B. X1631 ;

C. X3116;

D. X1531.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng về C2963u?

A. Số khối là 63;

B. Số proton là 29;

C. Số neutron là 29;

D. Số đơn vị điện tích hạt nhân là 29.

Câu 8. Nguyên tử iron có 4 đồng vị là F54e(chiếm 5,78%), F56e (chiếm 91,72%), F57e(chiếm 2,22%) vàF58e (chiếm 0,28%). Nguyên tử khối trung bình của iron (Fe) là?

A. 56;

B. 56,11;

C. 55,91;

D. 59,56.

Câu 9. Trong tự nhiên, chlorine có 2 đồng vị bền là C1735lC1737l. Nguyên tử khối trung bình của chlorine là 35,485. Thành phần phần trăm của đồng vị C1735l là?

A. 98,85%;

B. 75,75%;

C. 24,25%;

D. 10,15%.

Câu 10. Boron trong tự nhiên gồm có 2 đồng vị là B10(chiếm 19%) và BX. Biết nguyên tử khối trung bình của boron là 10,81. Giá trị của X là?

A. 10;

B. 11;

C. 12;

D. 13.

Câu 11. Kí hiệu phân lớp nào sau đây là sai?

A. 2s;

B. 3f;

C. 3d;

D. 4f.

Câu 12. Tổng số electron tối đa trong lớp N là?
A. 8;

B. 10;

C. 18;

D. 32.

Câu 13. Tổng số orbital trong lớp M là?

A. 16;

B. 9;

C. 36;

D. 25.

Câu 14. Số electron tối đa trong phân lớp f là?

A. 2;

B. 6;

C. 8;

D. 14.

Câu 15. Cho cấu hình electron của các nguyên tử sau đây:

M: 1s22s22p1

N: 1s22s22p5

P: 1s22s22p63s2

Q: 1s22s22p6

Có bao nhiêu nguyên tử là phi kim?

A. 1;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Trắc nghiệm Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Phát biểu đúng khi nói về mô hình nguyên tử hiện đại là

A. Các electron chuyển động theo những quỹ đạo hình tròn hay bầu dục xác định xung quanh hạt nhân.

B. Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân theo một quỹ đạo xác định, tạo thành đám mây electron.

C. Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định, tạo thành đám mây electron.

D. Các electron chuyển động theo những quỹ đạo hình tròn hay bầu dục xác định xung quanh hạt nhân, tạo thành đám mây electron.

Câu 2. Orbital nguyên tử (kí hiệu là AO) là

A. khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%);

B. khu vực không gian trong hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%);

C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là nhỏ nhất (khoảng 10%);

D. khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy proton trong khu vực đó là nhỏ nhất (khoảng 10%).

Câu 3. Hình dưới đây cho biết hình dạng của orbital

Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 4 (có đáp án): Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử

A. s;

B. p;

C. d;

D. f.

Câu 4. Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp thành từng lớp từ gần đến xa hạt nhân. Kí hiệu của các lớp thứ 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 lần lượt là

A. A, B, C, D;

B. V, X, Y, Z,

C. K, L, M, N

D. M, N, O, P

Câu 5. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Các electron trên cùng một lớp có năng lượng bằng nhau, trên cùng một phân lớp có năng lượng gần bằng nhau;

B. Các electron trên cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau, trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau;

C. Các electron trên cùng một lớp, phân lớp đều có mức năng lượng bằng nhau;

D. Các electron trên cùng một lớp, phân lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.

Câu 6. Các phân lớp s, p, d và f lần lượt có các số AO tương ứng là

A. 1; 4; 9; 16

B. 1; 2; 3; 4

C. 1; 3; 5; 7

D. 2; 6; 10; 14

Câu 7. Với 4 lớp đầu (1, 2, 3, 4) số phân lớp trong mỗi lớp bằng

A. 2 lần số thứ tự của lớp đó

B. số thứ tự của lớp đó

C. bình phương số thứ tự của lớp đó

D. không xác định

Câu 8. Theo nguyên lí Pauli

A. Mỗi orbital chỉ chứa tối đa 2 electron và có chiều tự quay ngược nhau.

B. Mỗi orbital chỉ chứa tối đa 1 electron.

C. Mỗi orbital chỉ chứa tối đa 2 electron và có cùng chiều tự quay.

D. Mỗi orbital chứa tối đa 3 electron.

Câu 9. Số electron tối đa trong lớp thứ n (n ≤ 4) là

A. n

B. 2n

C. 2n2

D. n2

Câu 10. Khẳng định sai

A. Các phân lớp s2, p6, d10, f14 chứa đủ số electron tối đa gọi là phân lớp bão hòa.

B. Các phân lớp s1, p3, d5, f7 chứa một nửa số electron tối đa gọi là phân lớp nửa bão hòa.

C. Các phân lớp chưa đủ số electron tối đa gọi là phân lớp chưa bão hòa.

D. Trong cùng một phân lớp chưa bão hòa, các electron sẽ phân bố vào các orbital sao cho số electron độc thân là tối thiểu.

Câu 11. Nguyên tử N có Z = 7. Số electron độc thân trong nguyên tử N là

A. 7

B. 5

C. 3

D. 1

Câu 12. Cho nguyên tử Fe có Z = 26. Cấu hình electron của nguyên tử Fe là

A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d8

B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4d8

C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d6

D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2

Câu 13. Nguyên tử X có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5. Khẳng định sai

A. Nguyên tử X có 17 electron;

B. Phân lớp 3p của nguyên tử X chưa bão hòa;

C. Nguyên tử X có 5 electron ở lớp ngoài cùng;

D. Nguyên tử X có 3 lớp electron.

Câu 14. Nguyên tố Y có 2 lớp electron, lớp thứ hai có 5 electron. Số hiệu nguyên tử của Y là

A. 2

B. 5

C. 7

D. 9

Câu 15. Cho nguyên tố A có Z = 11. A là nguyên tố

A. kim loại

B. phi kim

C. khí hiếm

D. có thể là kim loại hoặc phi kim

Trắc nghiệm Bài 4: Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử - Cánh diều

Câu 1. Mô hình nguyên tử theo Rutherford – Bohr không có nội dung nào sau đây?

A. Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân.

B. Electron quay xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo giống như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời.

C. Electron mang điện tích âm nên bị hút vào hạt nhân.

D. Năng lượng của electron phụ thuộc vào khoảng cách từ electron đó tới hạt nhân nguyên tử. Electron ở càng xa hạt nhân thì có năng lượng càng cao.

Câu 2. Theo mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr, electron thuộc lớp nào sau đây có năng lượng thấp nhất?

A. Lớp N.

B. Lớp L.

C. Lớp M.

D. Lớp K.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các electron được phân bố vào lớp gần hạt nhân trước.

B. Số electron tối đa trong mỗi lớp là 2n (n là số thứ tự lớp electron, n ≤ 4).

C. Năng lượng của các electron ở lớp trong thấp hơn năng lượng electron ở lớp ngoài.

D. Sự liên kết giữa electron trên lớp K với hạt nhân là bền chặt nhất.

Câu 4. Số electron tối đa trên lớp L là

A. 4.

B. 6.

C. 2.

D. 8.

Câu 5. Cho cấu trúc nguyên tử aluminium theo mô hình Rutherford – Bohr như sau:

Trắc nghiệm Hóa học 10 Cánh diều Bài 4 (có đáp án): Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử

Lớp ngoài cùng của nguyên tử aluminium có bao nhiêu electron?

A. 2.

B. 3.

C. 5.

D. 8.

Câu 6. Sự khác biệt cơ bản giữa mô hình Rutherford – Bohr và mô hình hiện đại về nguyên tử là

A. Electron được phân bố vào các lớp (mô hình Rutherford – Bohr) và electron chuyển động tập trung tại một góc gần hạt nhân (mô hình hiện đại).

B. Electron chuyển động bị hút vào hạt nhân (mô hình Rutherford – Bohr) và electron chuyển động không thể bị hút vào hạt nhân (mô hình hiện đại).

C. Electron chuyển động rất nhanh (mô hình Rutherford – Bohr) và electron chuyển động rất chậm (mô hình hiện đại).

D. Electron chuyển động theo quỹ đạo giống như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời (mô hình Rutherford – Bohr) và electron chuyển động không theo quỹ đạo cố định (mô hình hiện đại).

Câu 7. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác xuất tìm thấy electron ở khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%) gọi là

A. lớp vỏ electron.

B. orbital nguyên tử.

C. cấu hình nguyên tử.

D. trọng tâm nguyên tử.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hình dạng của orbital nguyên tử?

A. AO s hình số tám nổi; AO p hình cầu.

B. AO s hình vuông; AO p hình cầu.

C. AO s hình cầu; AO p hình số tám nổi.

D. AO s hình cầu; AO p hình vuông.

Câu 9. Một AO chỉ chứa tối đa

A. 1 electron.

B. 2 electron.

C. 3 electron.

D. 4 electron.

Câu 10. Electron chuyển từ lớp gần hạt nhân ra lớp xa hạt nhân thì phải

A. giải phóng năng lượng.

B. vừa giải phóng năng lượng và vừa thu năng lượng.

C. thu năng lượng.

D. va chạm vào hạt nhân rồi bắn ra.

Câu 11. Nguyên tử nguyên tố sodium có 11 electron. Nguyên tử này có

A. 1 electron.

B. 2 electron.

C. 3 electron.

D. 4 electron.

Câu 12. Nguyên tử nguyên tố magnesium có 3 lớp electron, trong đó lớp ngoài cùng có 2 electron. Số proton trong nguyên tử magnesium là

A. 10.

B. 13.

C. 11.

D. 12.

Câu 13. Nguyên tử nguyên tố X có 8 neutron và có số khối là 16. Lớp ngoài cùng của nguyên tử X có

A. 2 electron.

B. 3 electron.

C. 1 electron.

D. 6 electron.

Câu 14. Cho mô hình nguyên tử của nguyên tố nitrogen (N) như sau:

Trắc nghiệm Hóa học 10 Cánh diều Bài 4 (có đáp án): Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử

Số proton và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử N lần lượt là

A. 7 và 7.

B. 7 và 2.

C. 6 và 5.

D. 7 và 5.

Câu 15. Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản là 48, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Nguyên tố Y là

A. sodium (Na).

B. calcium Ca).

C. boron (B).

D. magnesium (Mg).




Lưu trữ: trắc nghiệm Hóa 10 Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử(sách cũ)

Câu 1: Phân bố electron trên các lớp K/L/M/N của nguyên tố asen lần lượt là 2/8/18/5. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Lớp ngoài cùng của asen có 2 electron s.

B. Điện tích hạt nhân asen là 33+.

C. Tổng số electron p của nguyên tử asen là 12.

D. Tổng số electron d của nguyên tử asen là 10.

Câu 2: Nguyên tử nào sau đây có 8 electron ở lớp ngoài cùng?

A. 1632X

B. 1840Y

C. 818Z

D. 2452T

Câu 3: Cho các nguyên tử: 1123X, 1939Y, 1327Z.

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Số electron trên phân lớp s của Z lớn hơn số electron trên phân lớp s của Y.

B. X, Y, Z có cùng số electron ở lớp ngoài cùng.

C. Tổng số electron trên phân lớp s của X và Z bằng nhau.

D. Tổng số electron p của Y là lớn nhất.

Câu 4: Một nguyên tử có 14 electron. Số electron p của nguyên tử này là

A. 2.    B. 4.    C. 6.    D. 8.

Câu 5: Một nguyên tử có 17 electron. Số phân lớp electron của nguyên tử này là

A. 4.    B. 5.    C. 6.    D. 7.

Câu 6: Một nguyên tử có 4 lớp electron, số electron ở lớp ngoài cùng là 7, các lớp trong đều đã bão hòa electron. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố này là

A. 35.    B. 25.    C. 17.    D. 7.

Câu 7: Một nguyên tử có 19 electron. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này là

A. 1.    B. 2.    C. 3.    D. 4.

Câu 8: Một nguyên tử có 3 lớp electron, trong đó số electron p bằng số electron s. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này là

A. 2.    B. 4.    C. 6.    D. 8.

Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X có 13 electron. Khi mất đi toàn bộ electron ở lớp ngoài cùng, điện tích của ion tạo thành là

A. 1+.    B. 2+    C. 3+.    D. 4+.

Câu 10: Tổng số hạt (nơtron, proton, electron) trong nguyên tử của hai nguyên tố M và X lần lượt là 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MXa có tổng số proton bằng 77. Giá trị của a là

A. 1.    B. 2.    C. 3.    D. 4.

Câu 11: Ứng với lớp M(n = 3) có bao nhiêu phân lớp:

A. 3       B. 4

C.6       D.9

Câu 12: Cho các phát biểu sau:

a. Các electron thuộc các obitan 2px, 2py, 2pz có năng lượng như nhau.

b. Các electron thuộc các obitan 2px, 2py, 2pz chỉ khác nhau về định hướng trong không gian.

c. Năng lượng của các electron thuộc các phân lớp 3s, 3p, 3d là khác nhau.

d. Năng lượng của các electron thuộc các obitan 2s và 2px là như nhau.

e. Phân lớp 3d đã bão hoà khi đã xếp đầy 10 electron.

Các khẳng định đúng là:

A. a, b, c       B. b và c

C. a, b, e       D. a, b, c, e

Câu 13: Về mức năng lượng của các electron trong nguyên tử, điều khẳng định nào sau đây là sai ?

A. Các electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất.

B. Các electron ở lớp ngoài cùng có mức năng lượng trung bình cao nhất.

C. Các electron ở lớp K có mức năng lượng cao nhất.

D. Các electron ở lớp K có mức năng lượng gần bằng nhau.

Câu 14: Trong các khẳng định sau, khăng định nào đúng

A. Các electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào cùng một lớp

B. Các electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào cùng một phân lớp

C. Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào cùng một phân lớp

D. Các electron có mức năng lượng khác nhau được xếp vào cùng một lớp

Câu 15: Các obitan trong cùng một phân lớp electron

A. Có cùng định hướng trong không gian

B. Có cùng mức năng lượng

C. Khác nhau về mức năng lượng

D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi phân lớp

Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 ôn thi THPT Quốc gia chọn lọc, có đáp án hay khác: