Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 18 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 18 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Với bộ Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 18 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Sinh học lớp 10.
Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
A/ Chu kì tế bào
Câu 1: Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp được gọi là :
A. Quá trình phân bào
B. Chu kỳ tế bào
C. Phát triển tế bào
D. Phân chia tế bào
Lời giải:
Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp được gọi là chu kỳ tế bào.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác định bằng:
A. Thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp
B. Thời gian kì trung gian
C. Thời gian của quá trình nguyên phân
D. Thời gian của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân
Lời giải:
Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác định bằng khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào gọi là
A. Chu kì tế bào
B. Phân chia tế bào
C. Phân cắt tế bào
D. Phân đôi tế bào
Lời giải:
Khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào gọi là chu kì tế bào.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Nói về chu kỳ tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào
B. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình phân bào.
C. Trong chu kỳ tế bào có sự biến đổi hình thái và số lượng NST.
D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau
Lời giải:
Chu kì tế bào của các tế bào trong một cơ thể là khác nhau về tốc độ, thời gian chu kỳ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần giảm bào
B. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình phân bào
C. Trong chu kỳ tế bào không có sự biến đổi hình thái và số lượng NST.
D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau
Lời giải:
Phát biểu đúng B: Chu kì tế bào gồm kì trung gian (chiếm phần lớn thời gian của chu kì) và quá trình nguyên phân.
A sai, Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào
C sai, Trong chu kỳ tế bào có sự biến đổi hình thái và số lượng NST.
D sai, Chu kì tế bào của các tế bào trong một cơ thể là khác nhau về tốc độ, thời gian chu kỳ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Chu kỳ tế bào nào ở người có thời gian ngắn nhất
A. Tế bào ruột
B. Tế bào gan
C. Tế bào phôi
D. Tế bào cơ
Lời giải:
Tế bào phôi có chu kỳ tế bào ngắn nhất, ở giai đoạn phôi, tế bào phôi người 20 phút phân chia 1 lần.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Tế bào nào ở người có chu kỳ ngắn nhất trong các tế bào dưới đây?
A. Tế bào thần kinh
B. Tế bào phôi
C. Tế bào sinh dục
D. Tế bào giao tử
Lời giải:
Tế bào phôi có chu kỳ tế bào ngắn nhất, ở giai đoạn phôi, tế bào phôi người 20 phút phân chia 1 lần.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự
A. G1, G2, S, nguyên phân.
B. G1, S, G2, nguyên phân .
C. S, G1, G2, nguyên phân.
D. G2, G1, S, nguyên phân.
Lời giải:
Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự G1, S, G2, nguyên phân.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Trong 1 chu kỳ tế bào, kỳ trung gian được chia làm :
A. 1 pha
B. 3 pha
C. 2 pha
D. 4 pha
Lời giải:
Chu kì tế bào gồm kì trung gian (chiếm phần lớn thời gian của chu kì gồm: các pha theo trình tự G1, S, G2) và quá trình nguyên phân.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Thứ tự lần lượt trước - sau của tiến trình 3 pha ở kỳ trung gian trong một chu kỳ tế bào là:
A. G1, S, G2
B. G2, G2, S
C. S, G2, G1
D. S, G1, G2
Lời giải:
Thứ tự các pha là: G1 ; S ; G2
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Có các phát biểu sau về kì trung gian:
(1) Có 3 pha: G1, S và G2
(2) Chiếm phần lớn thời gian trong chu kỳ tế bào.
(3) Tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.
(4) NST nhân đôi và phân chia về hai cực của tế bào.
Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là
A. (1), (2)
B. (3), (4)
C. (1), (2), (3)
D. (1), (2), (3), (4)
Lời giải:
Những phát biểu đúng về kì trung gian là: (1), (2), (3)
(4) sai vì NST nhân đôi trong kỳ trung gian nhưng phân chia trong pha phân bào.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Có các phát biểu sau về kì trung gian:
(1) Phân chia tế bào chất
(2) Thời gian dài nhất trong chu kỳ tế bào.
(3) Tổng hợp tế bào chất và bào quan cho tế bào ở pha G1.
(4) NST nhân đôi và phân chia về hai cực của tế bào.
Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là
A. (1), (2)
B. (2), (3)
C. (3), (4)
D. (1), (2), (3), (4)
Lời giải:
Những phát biểu đúng về kì trung gian là: (2), (3)
(1), (4) sai vì NST nhân đôi trong kỳ trung gian nhưng phân chia trong pha phân bào.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Trong chu kỳ tế bào, ADN và NST nhân đôi ở pha
A. G1.
B. G2.
C. S.
D. Nguyên phân
Lời giải:
Pha S: Là giai đoạn các NST nhân đôi.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Hoạt động xảy ra trong pha S của kì trung gian là:
A. Tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào.
B. Nhân đôi ADN và NST.
C. NST tự nhân đôi.
D. ADN tự nhân đôi.
Lời giải:
Trong pha S tế bào nhân đôi ADN và NST
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Trong chu kỳ tế bào, thời điểm dễ gây đột biến gen nhất là:
A. Pha S
B. Pha G1
C. Pha M
D. Pha G2
Lời giải:
Trong chu kỳ tế bào, thời điểm dễ gây đột biến gen nhất là pha S, khi ADN tháo xoắn cực đại để nhân đôi bị các tác nhân gây đột biến tác động.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16: Trong một chu kì tế bào thời gian dài nhất là:
A. Kì trung gian.
B. Kì đầu.
C. Kì giữa.
D. Kì cuối.
Lời giải:
Trong một chu kỳ tế bào, thời gian dài nhất là kỳ trung gian ( bao gồm G1 , S, G2)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Trong chu kỳ tế bào, pha M bao gồm hai quá trình liên quan chặt chẽ với nhau là:
A. Phân chia NST và phân chia tế bào chất
B. Nhân đôi và phân chia NST
C. Nguyên phân và giảm phân
D. Nhân đôi NST và tổng hợp các chất
Lời giải:
Trong chu kỳ tế bào, pha M bao gồm hai quá trình liên quan chặt chẽ với nhau là phân chia NST và phân chia tế bào chất.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Trong chu kỳ tế bào, pha M còn được gọi là pha:
A. Tổng hợp các chất
B. Nhân đôi
C. Phân chia NST.
D. Phân bào
Lời giải:
Trong chu kỳ tế bào, pha M bao gồm hai quá trình liên quan chặt chẽ với nhau là phân chia NST và phân chia tế bào chất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi:
A. Sinh tổng hợp đầy đủ các chất.
B. NST hoàn thành nhân đôi.
C. Có tín hiệu phân bào.
D. Kích thước tế bào đủ lớn
Lời giải:
Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi có tín hiệu phân bào.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20: Tín hiệu phân bào khiến cho tế bào trong cơ thể đa bào…
A. Sinh tổng hợp các chất.
B. Nhân đôi NST.
C. Ngừng hoạt động.
D. Phân chia tế bào
Lời giải:
Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi có tín hiệu phân bào.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21: Ở người, loại tế bào chỉ tồn tại ở pha G1 mà không bao giờ phân chia là
A. Tế bào cơ niêm mạc miệng.
B. Tế bào gan.
C. Bạch cầu.
D. Tế bào thần kinh.
Lời giải:
Tế bào thần kinh chỉ tồn tại ở pha G1 mà không bao giờ phân chia.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22: Ở người, loại tế bào nào không bao giờ phân chia
A. Tế bào da.
B. Tế bào gan.
C. Đại thực bào.
D. Tế bào thận.
Lời giải:
Đại thực bào là loại tế bào không bao giờ phân chia.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 23: Vì sao ở người lớn tuổi hay bị đãng trí?
A. Vì tế bào thần kinh không phân bào mà chỉ chết đi
B. Vì không có tế bào trẻ thay thế
C. Vì người già hay quên và kém suy nghĩ
D. Cả A,B,C
Lời giải:
Người lớn tuổi hay bị mất trí nhớ vì các tế bào thần kinh không phân chia tăng số lượng mà chỉ chết đi.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24: Sự không phân chia tăng số lượng của tế bào thần kinh dẫn tới?
A. Trẻ em bị thiểu năng trí tuệ
B. Người già hay bị đãng trí hay mất trí nhớ
C. Người bị tổn thương nặng ở não thường khó phục hồi hoàn toàn
D. Cả B,C
Lời giải:
Sự không phân chia tăng số lượng của tế bào thần kinh dẫn tới người già hay bị đãng trí hay mất trí nhớ; người bị tổn thương nặng ở não thường khó phục hồi hoàn toàn; …
Đáp án cần chọn là: D
Câu 25: Bệnh ung thư là ví dụ về
A. Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể
B. Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể
C. Chu kì tế bào diễn ra ổn định
D. Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hế thống điều hòa rất tinh vi
Lời giải:
Bệnh ung thư là ví dụ về hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể dẫn đến sự phân chia tế bào mất kiểm soát.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 26: Sự tăng cường phân chia mất kiểm soát của một nhóm tế bào trong cơ thể dẫn tới
A. Bệnh đãng trí
B. Các bệnh, tật di truyền
C. Bệnh ung thư
D. Cả A, B và C
Lời giải:
Bệnh ung thư (cancer) là ví dụ về hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể dẫn đến sự phân chia tế bào mất kiểm soát.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 27: Ở kì trung gian, pha G1 diễn ra quá trình
I. Nhân đôi ADN và sợi nhiễm sắc.
II. Hình thành thêm các bào quan.
III. Nhân đôi trung thể.
IV. Nhiễm sắc thể kép bắt đầu co ngắn.
V. Tăng nhanh tế bào chất.
VI. Hình thành thoi phân bào.
A. I, VI
B. II, V.
C. II, III, VI
D. I, III, V.
Lời giải:
Ở kì trung gian, pha G1 diễn ra quá trình II, V
I, III: pha S
IV, VI: Kỳ đầu
Đáp án cần chọn là: B
B/ Nguyên phân
Câu 1: Nguyên phân xảy ra ở loại tế bào nào dưới đây ?
A. Tế bào hợp tử
B. Tế bào sinh dưỡng
C. Tế bào sinh dục sơ khai
D. Tất cả các phương án đưa ra
Lời giải:
Nguyên phân xảy ra ở cả tế bào hợp tử, sinh dưỡng và sinh dục sơ khai.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Quá trình phân bào nguyên nhiễm xảy ra ở loại tế bào:
A. Vi khuẩn và vi rút.
B. Tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng.
C. Giao tử.
D. Tế bào sinh dưỡng.
Lời giải:
Quá trình phân bào nguyên nhiễm xảy ra ở tế bào sinh dưỡng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Loại tế bào nào KHÔNG xảy ra quá trình nguyên phân?
A. Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai và hợp tử.
B. Tế bào sinh dưỡng.
C. Tế bào sinh giao tử
D. Tế bào sinh dục sơ khai.
Lời giải:
Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai và hợp tử có xảy ra quá trình nguyên phân còn tế bào sinh giao tử tham gia giảm phân hình thành giao tử.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào vi khuẩn
B. Tế bào thực vật
C. Tế bào động vật
D. Tế bào nấm
Lời giải:
Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở tế bào vi khuẩn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Trong nguyên phân, sự phân chia nhân tế bào trải qua mấy giai đoạn (kì) ?
A. 3 giai đoạn
B. 4 giai đoạn
C. 2 giai đoạn
D. 5 giai đoạn
Lời giải:
Nguyên phân gồm 4 kỳ: kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Quá trình phân chia nhân trong một chu kỳ nguyên phân bao gồm
A. Một kỳ
B. Ba kỳ
C. Hai kỳ
D. Bốn kỳ
Lời giải:
Nguyên phân gồm 4 kỳ: kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân?
A. Kỳ đầu, kỳ sau, kỳ cuối, kỳ giữa.
B. Kỳ sau, kỳ giữa, kỳ đầu, kỳ cuối.
C. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối.
D. Kỳ giữa, kỳ sau, kỳ đầu, kỳ cuối.
Lời giải:
Trật tự các kỳ trong nguyên phân là: Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Quá trình nguyên phân không bao gồm kì nào sau đây ?
A. Kì trung gian
B. Kì giữa
C. Kì đầu
D. Kì cuối
Lời giải:
Quá trình nguyên phân không bao gồm kì trung gian.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Kì trung gian không thuộc quá trình nguyên phân có hoạt động nào xảy ra?
A. Sinh tổng hợp các chất
B. Nhân đôi NST
C. Hình thành thoi vô sắc
D. Cả A và B
Lời giải:
Quá trình nguyên phân không bao gồm kì trung gian (sinh tổng hợp các chất, nhân đôi NST).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Ở kì đầu của nguyên phân không xảy ra sự kiện nào dưới đây ?
A. Màng nhân dần tiêu biến
B. NST dần co xoắn
C. Các nhiễm sắc tử tách nhau và di chuyển về 2 cực của tế bào
D. Thoi phân bào dần xuất hiện
Lời giải:
Ở kì đầu của nguyên phân các nhiễm sắc tử không tách nhau và di chuyển về 2 cực của tế bào
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Trong kỳ đầu của nguyên phân, nhiễm sắc thể có hoạt động nào sau đây?
A. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép
B. Bắt đầu co xoắn lại
C. Co xoắn tối đa
D. Bắt đầu dãn xoắn
Lời giải:
Ở kì đầu của nguyên phân các nhiễm sắc tử bắt đầu co xoắn lại
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Trong nguyên phân, nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn là sự kiện xảy ra ở
A. Kì giữa
B. Kì sau
C. Kì đầu
D. Kì cuối
Lời giải:
Trong nguyên phân, nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn là sự kiện xảy ra ở kì đầu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Nhiễm sắc tử (crômatit) là:
A. Các nhiễm sắc thể đơn.
B. Bộ NST kép.
C. Các nhiễm sắc thể kép.
D. NST chị em trong một NST kép.
Lời giải:
Nhiễm sắc tử (crômatit) là hai NST chị em trong một NST kép, gắn với nhau ở tâm động.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Nhiễm sắc tử (crômatit) chỉ có trong:
A. Các nhiễm sắc thể đơn.
B. Một NST đơn.
C. Cặp NST tương đồng.
D. Một NST kép.
Lời giải:
Nhiễm sắc tử (crômatit) là hai NST chị em trong một NST kép, gắn với nhau ở tâm động.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất ở kỳ
A. Đầu.
B. Giữa .
C. Sau.
D. Cuối.
Lời giải:
Ở kỳ giữa các NST co xoắn cực đại có kích thước lớn nên có thể quan sát dễ dàng hình thái đặc trưng của NST.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại ở kỳ
A. Đầu.
B. Giữa .
C. Sau.
D. Cuối.
Lời giải:
Ở kỳ giữa các NST co xoắn cực đại có kích thước lớn nên có thể quan sát dễ dàng hình thái đặc trưng của NST.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất ở kì nào của quá trình nguyên phân?
A. Kì đầu
B. Kì sau
C. Kì cuối
D. Kì giữa
Lời giải:
Nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân vì các NST đóng xoắn cực đại.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18: Ở sinh vật nhân thực, một tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân có hiện tượng
A. Nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo.
B. Nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.
C. Mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng di chuyển về một cực của tế bào.
D. Mỗi nhiễm sắc thể kép tách ra thành hai nhiễm sắc tử, mỗi nhiễm sắc tử tiến về một cực của tế bào và trở thành nhiễm sắc thể đơn.
Lời giải:
Ở sinh vật nhân thực, một tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân có hiện tượng nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo
B: kỳ giữa GP I
C: Kỳ sau I
D: Kỳ sau NP hoặc kỳ sau II.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19: Ở kì giữa của nguyên phân, các NST kép sắp xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo ?
A. 4 hàng
B. 3 hàng
C. 2 hàng
D. 1 hàng
Lời giải:
Ở kì giữa của nguyên phân, các NST kép sắp xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Ở kì giữa nguyên phân,các NST:
A. Tiếp hợp với các NST tương đồng của chúng
B. Di chuyển về các trung thể
C. Xếp thẳng hàng trên mặt phẳng xích đạo của tế bào
D. Tháo mở xoắn và trở nên ìt kết đặc hơn
Lời giải:
Ở kì giữa của nguyên phân, các NST kép sắp xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 21: Sự phân chia vật chất di truyền trong quá trình nguyên phân thực sự xảy ra ở kỳ
A. Đầu.
B. Giữa.
C. Sau .
D. Cuối.
Lời giải:
Ở kỳ sau của quá trình nguyên phân, xảy ra sự phân chia vật chất di truyền.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 22: Sự kiện cơ bản của kì sau nguyên phân là ở chỗ:
A. Hai NST kép của mỗi cặp tương đồng phân li về hai cực của tế bào.
B. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST
C. Hai NST đơn từ mỗi NST kép phân li về hai cực đối diện
D. Các NST bắt chéo và tách tâm động.
Lời giải:
Ở kỳ sau của quá trình nguyên phân, xảy ra sự phân chia vật chất di truyền: các NST phân li độc lập và tổ hợp tự do trong nhân tế bào.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 23: Trong nguyên phân sự phân chia NST nhìn thấy rõ nhất ở kì:
A. Kì sau
B. Kì đầu
C. Kì giữa
D. Kì cuối
Lời giải:
Trong nguyên phân sự phân chia NST nhìn thấy rõ nhất ở kì sau.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24: Trong quá trình nguyên phân, sự phân chia vật chất di truyền được thực hiện nhờ
A. Màng nhân.
B. Nhân con.
C. Trung thể.
D. Thoi vô sắc.
Lời giải:
Trong quá trình nguyên phân, sự phân chia vật chất di truyền được thực hiện nhờ thoi vô sắc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 25: Trong quá trình nguyên phân, các NST phân li về hai phía của tế bào nhờ hoạt động của
A. Nhân.
B. Các bào quan
C. Thoi vô sắc.
D. Vách tế bào.
Lời giải:
Trong quá trình nguyên phân, sự phân chia vật chất di truyền được thực hiện nhờ thoi vô sắc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 26: Trong quá trình nguyên phân, thoi vô sắc dần xuất hiện ở kỳ
A. Đầu.
B. Giữa.
C. Sau.
D. Cuối .
Lời giải:
Thoi vô sắc dần xuất hiện ở kỳ đầu.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 27: Thoi phân bào bắt đầu được hình thành ở:
A. Kỳ đầu
B. Kỳ sau
C. Kỳ giữa
D. Kỳ cuối
Lời giải:
Thoi vô sắc dần xuất hiện ở kỳ đầu.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 28: Trong quá trình nguyên phân, thoi vô sắc là nơi
A. Gắn NST.
B. Hình thành màng nhân và nhân con cho các TB con.
C. Tâm động của NST bám và trượt về các cực của TB.
D. Xảy ra quá trình tự nhân đôi của NST.
Lời giải:
Thoi vô sắc có nhiệm vụ tách NST ở tâm động và kéo về hai cực của tế bào.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 29: Trong quá trình phân bào ,thoi vô sắc là nơi:
A. Xảy ra quá trình nhân đôi của trung thể.
B. Nhiễm sắc thể thực hiện đóng xoắn.
C. Tâm động của NST bám và trượt về các cực của tếbaò
D. Hình thành nên màng nhân mới cho các tế bào con.
Lời giải:
Thoi vô sắc gắn với tâm động của NST và kéo về hai cực của tế bào.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 30: Sự phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì nào của nguyên phân ?
A. Kì cuối
B. Kì sau
C. Kì giữa
D. Kì đầu
Lời giải:
Phân chia tế bào chất diễn ra ở đầu kì cuối.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 31: Hiện tượng không xảy ra ở kỳ cuối là:
A. Thoi phân bào biến mất
B. Các nhiễm sắc thể đơn dãn xoắn
C. Màng nhân và nhân con xuất hiện
D. Nhiễm sắc thể tiếp tục nhân đôi
Lời giải:
Phân chia tế bào chất diễn ra ở đầu kì cuối, không diễn ra quá trình NST tiếp tục nhân đôi
Đáp án cần chọn là: D
Câu 32: Trong nguyên phân, tế bào động vật phân chia chất tế bào bằng cách
A. Tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo.
B. Kéo dài màng tế bào.
C. Thắt màng tế bào lại ở giữa tế bào.
D. Cả A, B, C.
Lời giải:
Tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách hình thành một rãnh phân cắt (cleavage furrow) chạy vòng quanh tế bào. Rãnh này ăn sâu vào trong và cắt ngang qua tế bào, tạo ra hai tế bào mới.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 33: Trong nguyên phân, phân chia chất tế bào bằng cách cách thắt màng tế bào ở giữa bằng rãnh phân cắt có ở?
A. Tế bào vi khuẩn.
B. Tế bào động vật.
C. Tế bào thực vật.
D. Cả A, B, C.
Lời giải:
Tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách hình thành một rãnh phân cắt (cleavage furrow) chạy vòng quanh tế bào. Rãnh này ăn sâu vào trong và cắt ngang qua tế bào, tạo ra hai tế bào mới.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 34: Trong nguyên phân, tế bào thực vật phân chia chất tế bào bằng cách
A. Tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo.
B. Kéo dài màng tế bào.
C. Thắt màng tế bào lại ở giữa tế bào.
D. Cả A, B, C.
Lời giải:
Vì tế bào thực vật có vách xellulozơ nên không thể tạo các rãnh phân cắt. Vách tế bào sẽ phát triển vào bên trong tế bào cho đến khi hai mép gặp nhau và tách biệt hoàn toàn thành hai tế bào con.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 35: Vì sao trong nguyên phân, tế bào thực vật phân chia chất tế bào bằng vách ngăn
A. Vì tế bào không có trung thể.
B. Vì màng tế bào không thể co dãn.
C. Vì tế bào thực vật có vách xellulozơ.
D. Vì tế bào thực vật không tách tế bào chất hoàn toàn thành 2 tế bào con.
Lời giải:
Vì tế bào thực vật có vách xellulozơ nên không thể tạo các rãnh phân cắt. Vách tế bào sẽ phát triển vào bên trong tế bào cho đến khi hai mép gặp nhau và tách biệt hoàn toàn thành hai tế bào con.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 36: Kết quả của nguyên phân là từ một tế bào mẹ (2n) ban đầu sau một lần nguyên phân tạo ra:
A. 2 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội 2n giống tế bào mẹ.
B. 2 tế bào con mang bộ NST đơn bội n khác tế bào mẹ.
C. 4 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội n.
D. Nhiều cơ thể đơn bào.
Lời giải:
Kết quả của nguyên phân là từ 1 tế bào mẹ (2n) cho 2 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội giống mẹ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 37: Kết quả của nguyên phân là từ 1 tế bào mẹ có bộ nhiễm sắc thể 2n đã tạo ra mấy tế bào con?
A. 2 tế bào con, 1 tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n giống với tế bào mẹ và 1 tế bào kia có bộ nhiễm sắc thể 2n khác với tế bào của mẹ.
B. 4 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là 2n.
C. 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể 2n giống như tế bào mẹ.
D. 2 tế bào con, mỗi tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là n.
Lời giải:
Kết quả của nguyên phân là từ 1 tế bào mẹ (2n) cho 2 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội giống mẹ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 38: Sự khác nhau trong nguyên phân ở tế bào thực vật và động vật là gì ?
A. Tế bào chất ở động vật phân chia bằng co thắt, ở thực vật bằng vách tế bào
B. Ở thực vật không có trung tử và thoi vô sắc
C. Sự di chuyển của NST về hai cực
D. Cả A và B đúng
Lời giải:
Nguyên phân ở thực vật và động vật khác nhau ở sự phân chia tế bào chất, ở động vật thì màng tế bào co thắt tạo ra 2 tế bào con, còn ở thực vật thì tế bào mẹ hình thành vách ngăn tạo ra 2 tế bào con.
Ý B sai vì nguyên phân ở thực vật có thoi vô sắc.
Ý C sai vì sự di chuyển của NST về 2 cực là giống nhau.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 39: So sánh quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật và động vật thấy:
1. Chúng đều diễn ra các giai đoạn tương tự nhau.
2. Ở kì cuối tế bào động vật có sự co thắt tế bào chất ở giữa, còn tế bào thực vật là tế bào chất không co thắt ở giữa mà hình thành một vách ngăn chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.
3. Từ một tế bào mẹ tạo thành hai tế bào con giống nhau và giống với tế bào mẹ.
4. Quá trình nguyên phân diễn ra ở tất cả các loại tế bào trong cơ thể động vật và thực vật.
5. Nhờ nguyên phân mà cơ thể sinh vật lớn lên được.
Câu trả lời đúng là:
A. 1, 2, 3, 4.
B. 1, 2, 3, 5.
C. 1, 3, 4, 5.
D. 1, 2, 3, 4, 5.
Lời giải:
Các phát biểu đúng là: 1, 2, 3, 5.
4 sai vì tế bào sinh giao tử không nguyên phân.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 40: Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:
A. Thực hiện chức năng sinh sản, sinh trưởng, tái sinh các mô và các bộ phận bị tổn thương.
B. Truyền đạt, duy trì ổn định bộ NST 2n đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ.
C. Tăng số lượng tế bào trong thời gian ngắn.
D. Giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
Lời giải:
- Với sinh vật nhân thực đơn bào; nguyên phân là cơ chế sinh sản.
- Với sinh vật nhân thực đa bào: làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. Giúp cơ thể tái sinh các mô hay tế bào bị tổn thương.
B sai vì loài sinh sản hữu tính trải qua quá trình giảm phân và thụ tinh mới duy trì được bộ NST 2n
C sai vì nguyên phân ở một số loại tế bào diễn ra trong thời gian dài, thậm chí không nguyên phân.
D chưa đầy đủ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 41: Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:
A. Là cơ chế di truyền các đặc tính ở các loài sinh sản vô tính.
B. Duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong cùng một cơ thể.
C. Nhờ nguyên phân mà cơ thể không ngừng lớn lên.
D. Cả a, b và c.
Lời giải:
Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:
- Là cơ chế di truyền các đặc tính ở các loài sinh sản vô tính.
- Duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong cùng một cơ thể.
- Nhờ nguyên phân mà cơ thể không ngừng lớn lên. Giúp cơ thể tái sinh các mô hay tế bào bị tổn thương.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 42: Đối với sinh vật đơn bào nhân thực, nguyên phân có ý nghĩa là
A. Cơ chế của sinh sản hữu tính.
B. Cơ chế của sinh sản vô tính.
C. Giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
D. Giúp cơ thể thay thế các mô bị tổn thương.
Lời giải:
Đối với sinh vật đơn bào nhân thực, nguyên phân có ý nghĩa là cơ chế của sinh sản vô tính.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 43: Câu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của quá trình nguyên phân?
A. Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào, giúp cơ thể đa bào lớn lên.
B. Đối với một số vi sinh vật nhân thực, nguyên phân là cơ chế sinh sản vô tính.
C. Giúp cơ thể tái sinh mô và cơ quan bị tổn thương.
D. Tạo nên sự đa dạng về mặt di truyền ở thế hệ sau.
Lời giải:
D sai, nguyên phân tạo các tế bào giống nhau về mặt di truyền nên không tạo ra sự đa dạng di truyền.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 44: Ví dụ nào dưới đây cho thấy vai trò của nguyên phân đối với đời sống con người ?
A. Hiện tượng trương phình của xác động vật
B. Hiện tượng tế bào trứng đơn bội lớn lên
C. Hiện tượng hàn gắn, làm lành vết thương hở
D. Hiện tượng phồng, xẹp của bong bóng cá
Lời giải:
Nguyên phân giúp cơ thể tái sinh các mô hay tế bào bị tổn thương.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 45: Các thế hệ cơ thể loài sinh sản sinh dưỡng được đảm bảo nhờ cơ chế:
A. Phân bào nguyên nhiễm.
B. Thụ tinh.
C. Phân bào giảm nhiễm.
D. Bào tử.
Lời giải:
Các thế hệ cơ thể loài sinh sản sinh dưỡng được đảm bảo nhờ cơ chế phân bào nguyên nhiễm.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 46: Ý nghĩa cơ bản nhất về mặt di truyền của nguyên phân xảy ra bình thường trong tế bào 2n là:
A. Sự chia đều chất nhân cho 2 tế bào con.
B. Sự tăng sinh khối tế bào sôma giúp cơ thể lớn lên.
C. Sự nhân đôi đồng loạt của các cơ quan tử.
D. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
Lời giải:
Ý nghĩa cơ bản nhất về mặt di truyền là sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
Không phải là chia đều vì trong kỳ trung gian, bộ NST đã được nhân đôi.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 47: Với di truyền học sự kiện quan trọng nhất trong phân bào là:
A. Sự tự nhân đôi, phân ly và tổ hợp NST.
B. Sự thay đổi hình thái NST.
C. Sự hình thành thoi phân bào.
D. Sự biến mất của màng nhân và nhân con.
Lời giải:
Sự kiện quan trọng nhất là sự tự nhân đôi, phân ly và tổ hợp NST.
Sự tự nhân đôi và phân ly làm cho vật chất di truyền ở các tế bào của cơ thể là giống nhau
Sự tổ hợp NST trong giảm phân tạo ra các giao tử, sự kết hợp của các giao tử tạo các biến dị tổ hợp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 48: Nguyên phân là nền tảng, là cơ sở khoa học của kĩ thuật nào dưới đây ?
1. Chiết cành, giâm cành
2. Nuôi cấy mô
3. Nhân bản vô tính
A. 1, 2, 3
B. 1, 2
C. 1
D. 1, 3
Lời giải:
Nguyên phân là nền tảng, là cơ sở khoa học của cả ba kĩ thuật: chiết cành, giâm cành, nuôi cấy mô, nhân bản vô tính.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 49: Ứng dụng của nguyên phân vào thực tiễn là?
A. Giâm cành
B. Chiết cành, ghép cành
C. Nuôi cấy mô tế bào
D. Cả A, B, C
Lời giải:
Nguyên phân là nền tảng, là cơ sở khoa học của cả ba kĩ thuật: chiết cành, giâm cành, nuôi cấy mô, nhân bản vô tính.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 50: Hiện tượng sau đây xảy ra ở kỳ cuối là:
A. Nhiễm sắc thể phân li về cực tế bào
B. Màng nhân và nhân con xuất hiện
C. Các nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn
D. Các nhiễm sắc thể ở trạng thái kép
Lời giải:
Ở kỳ cuối, màng nhân và nhân con xuất hiện
Đáp án cần chọn là: B
Câu 51: Hiện tượng dãn xoắn nhiễm sắc thể xảy ra vào:
A. Kỳ giữa
B. Kỳ sau
C. Kỳ đầu
D. Kỳ cuối
Lời giải:
Hiện tượng dãn xoắn nhiễm sắc thể xảy ra vào kỳ cuối
Đáp án cần chọn là: D
Câu 52: Quan sát quá trình nguyên phân, người ta nhận thấy ở 1 NST không có sợi thoi phân bào đính vào NST ở kỳ giữa. Hiện tượng trên được giải thích là :
A. Tế bào tổng hợp thiếu thoi phân bào
B. NST này không có tâm động
C. Vì một lý do nào đó mà trình tự đầu mút của NST này bị mất
D. Vì một lý do nào đó mà trình tự tâm động của NST bị mất.
Lời giải:
Trong phân bào, thoi vô sắc được gắn vào tâm động của NST, nếu ta không quan sát thấy sợi thoi phân bào đính vào NST thì có thể giải thích là do tế bào tổng hợp thiếu thoi phân bào.
Ý B,D sai vì nếu không có tâm động thì đoạn ADN đó sẽ bị enzyme nucleaza phân giải.
Ý C sai vì đầu mút của NST có tác dụng bảo vệ và không để các NST dính vào nhau, không có tác dụng gắn với thoi phân bào
Đáp án cần chọn là: A
Các dạng bài tập về quá trình nguyên phân
Câu 1: Số NST trong tế bào ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân là
A. n NST đơn.
B. n NST kép.
C. 2n NST đơn.
D. 2n NST kép.
Lời giải:
Số NST trong tế bào ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân là2n NST kép.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Số NST trong tế bào ở kỳ sau của quá trình nguyên phân là
A. 2n NST đơn.
B. 2n NST kép.
C. 4n NST đơn.
D. 4n NST kép.
Lời giải:
Số NST trong tế bào ở kỳ sau của quá trình nguyên phân là 4n NST đơn
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Số NST trong một tế bào ở kỳ cuối của quá trình nguyên phân là:
A. n NST đơn
B. 2n NST đơn
C. n NST kép
D. 2n NST kép
Lời giải:
Ở kỳ cuối nguyên phân, trong mỗi tế bào con có 2n NST đơn giống với tế bào mẹ ban đầu
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Khi hoàn thành kỳ sau của nguyên phân, số nhiễm sắc thể trong tế bào là:
A. 2n, trạng thái đơn
B. 4n, trạng thái đơn
C. 4n, trạng thái kép
D. 2n, trạng thái đơn
Lời giải:
Kỳ sau nguyên phân: các NST tách nhau ra đi về 2 cực của tế bào, trong mỗi tế bào có 4n NST ở trạng thái đơn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Ở người (2n = 46), số NST trong 1 tế bào tại kì giữa của nguyên phân là:
A. 23 NST đơn.
B. 46 NST kép.
C. 46 NST đơn.
D. 23 NST kép.
Lời giải:
Tại kỳ giữa của nguyên phân, các NST kép chưa tách nhau ra và xếp 1 hàng tại mặt phẳng xích đạo.
Như vậy 1 tế bào người ở kỳ giữa của nguyên phân có 46 NST kép
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Vào kỳ sau của nguyên phân, trong mỗi tế bào của người có :
A. 46 nhiễm sắc thể đơn
B. 92 nhiễm sắc thể kép
C. 46 crômatit
D. 92 tâm động
Lời giải:
Vào kỳ sau của nguyên phân, trong mỗi tế bào của người có 92 NST thể đơn ứng với 92 tâm động
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Ở người (2n = 46 ), số NST trong 1 tế bào ở kì cuối của quá trình nguyên phân là
A. 23
B. 46
C. 69
D. 92
Lời giải:
Ở kỳ cuối nguyên phân, trong mỗi tế bào con có 2n =46 NST đơn
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Ở người (2n= 46), một tế bào sinh dưỡng đang nguyên phân, số NST ở kì giữa là bao nhiêu?
A. 23
B. 46
C. 69
D. 92
Lời giải:
Tại kỳ giữa của nguyên phân, các NST kép chưa tách nhau ra và xếp 1 hàng tại mặt phẳng xích đạo.
Như vậy 1 tế bào người ở kỳ giữa của nguyên phân có 23 NST kép
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Gà có 2n =78. Vào kỳ trung gian, sau khi xảy ra tự nhân đôi, số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là:
A. 78 NST đơn.
B. 78 NST kép.
C. 156 NST đơn.
D. 156 NST kép.
Lời giải:
Gà có 2n = 78 NST ở kỳ trung gian phân tử ADN nhân đôi và không tách nhau ra, khi NST co xoắn tạo thành 2 nhiễm sắc tử gắn với nhau ở tâm động như vậy số lượng NST là 78 NST kép.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Ở ruồi giấm, có bộ NST 2n = 8 vào kỳ sau của nguyên phân trong một tế bào có:
A. 8 NST đơn.
B. 16 NST đơn.
C. 8 NST kép.
D. 16 NST kép.
Lời giải:
Ở kỳ sau nguyên phân các nhiễm sắc tử tách nhau ra và đi về 2 cực của tế bào, trong tế bào ruồi giấm đang ở kỳ sau nguyên phân có 16 NST đơn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Một tế bào của loài đậu Hà Lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14 thực hiện nguyên phân. Số tâm động có trong tế bào ở kì sau là:
A. 0
B. 7
C. 14
D. 28
Lời giải:
Ở kỳ sau trong mỗi tế bào có 4n NST đơn nên có 4n = 28 tâm động
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Gà có 2n=78. Vào kỳ sau nguyên phân số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là:
A. 78 nhiễm sắc thể đơn
B. 78 nhiễm sắc thể kép
C. 156 nhiễm sắc thể đơn
D. 156 nhiễm sắc thể kép
Lời giải:
Ở kỳ giữa các trong tế bào có 2n NST kép, ở kỳ sau các cromatit tách nhau ra, trong tế bào có 4n NST đơn
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Loài ruồi giấm 2n = 8, xét 5 tế bào của loài đều trải qua nguyên phân liên tiếp 3 lần. Tại lần nguyên phân cuối cùng, số cromatit xuất hiện vào kì giữa trong tất cả các tế bào tham gia quá trình là :
A. 240
B. 160
C. 320
D. 80
Lời giải:
Sau 2 lần nguyên phân, từ 5 tế bào tạo ra 5 × 22 = 20 tế bào con
Bước sang lần nguyên phân thứ ba, ở kì giữa, ta thấy các NST tồn tại ở trạng thái kép, có tổng cộng 20 × 8 = 160 NST kép
Vậy số cromatit là 160 × 2 = 320 cromatit.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Từ một hợp tử của ruồi giấm (2n = 8) nguyên phân 4 đợt liên tiếp thì số tâm động có ở kì sau của đợt nguyên phân tiếp theo là bao nhiêu?
A. 128.
B. 256.
C. 160.
D. 64.
Lời giải:
Mỗi lần nguyên phân 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con vậy từ một hợp tử sẽ cho : 2 ×2×2×2= 24 = 16 tế bào con.
Ở lần phân bào tiếp theo (lần 5)
+ kỳ giữa: các NST đã nhân đôi 16 tế bào có 16×8=128 NST kép → có 128 tâm động
+ kỳ sau: các nhiễm sắc tử tách nhau ra thành các NST đơn mỗi NST đơn có 1 tâm động → có 128×2=256 tâm động.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Loài ruồi giấm 2n = 8, xét 5 tế bào của loài đều trải qua nguyên phân liên tiếp 3 lần. Tại lần nguyên phân cuối cùng, số cromatit xuất hiện vào kì giữa trong tất cả các tế bào tham gia quá trình là :
A. 240
B. 160
C. 320
D. 80
Lời giải:
Sau 2 lần nguyên phân, từ 5 tế bào tạo ra 5 × 22 = 20 tế bào con
Bước sang lần nguyên phân thứ ba, ở kì giữa, ta thấy các NST tồn tại ở trạng thái kép, có tổng cộng 20 × 8 = 160 NST kép
Vậy số cromatit là 160 × 2 = 320 cromatit.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Trâu có 2n = 50NST. Vào kì giữa của lần nguyên phân thứ tư từ một hợp tử của trâu, trong các tế bào có:
A. 400 NST kép
B. 800 NST kép
C. 400 NST đơn
D. 800 NST đơn
Lời giải:
Hợp tử này đã trải qua 3 lần nguyên phân , số tế bào tham gia lần nguyên phân thứ 4 là 23 =8.
Ở kỳ giữa các NST đang ở trạng thái kép, số NST kép trong 8 tế bào là 8×50 =400 NST kép.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Từ 1 tế bào ban đầu, qua k lần phân chia nguyên phân liên tiếp tạo ra được
A. 2k tế bào con.
B. k/2 tế bào con.
C. 2k tế bào con.
D. k – 2 tế bào con.
Lời giải:
Từ 1 tế bào ban đầu, qua k lần phân chia nguyên phân liên tiếp tạo ra được 2k tế bào con.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18: Từ a tế bào ban đầu, qua k lần phân chia nguyên phân liên tiếp tạo ra được
A. a.k/2 tế bào con.
B. a.2k tế bào con.
C. a.(k – 2) tế bào con.
D. a.2^k tế bào con.
Lời giải:
Từ 1 tế bào ban đầu, qua k lần phân chia nguyên phân liên tiếp tạo ra được a.2^k tế bào con.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Có 3 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 3 đợt, số tế bào con tạo thành là
A. 8
B. 12
C. 24
D. 48
Lời giải:
3 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 3 đợt, số tế bào con tạo thành là:
3 × 23 = 24.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20: Có 4 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 4 đợt, số tế bào con tạo thành là
A. 8.
B. 16.
C. 32.
D. 64.
Lời giải:
4 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 3 đợt, số tế bào con tạo thành là:
4 × 24 = 64.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21: Bảy tế bào của loài ruồi giấm có bộ NST lưỡng bội 2n = 8 tham gia nguyên phân 3 lần liên tiếp. Số lượng tế bào được tạo ra sau nguyên phân là
A. 8
B. 56
C. 128
D. 384
Lời giải:
Số lượng tế bào sau 3 lần nguyên phân là 7×23 = 56
Đáp án cần chọn là: B
Câu 22: Có 2 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 3 đợt, số tế bào con tạo thành là
A. 24
B. 16
C. 8.
D. 48
Lời giải:
2 tế bào nguyên phân 3 lần tạo 2×23 = 16 tế bào con.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 23: Một tế bào gà có 78 NST nguyên phân 3 lần tạo ra bao nhiêu tế bào con? Mang bao nhiêu NST?
A. 8 tế bào con – 624 NST
B. 3 tế bào con – 234 NST
C. 6 tế bào con – 468 NST
D. 4 tế bào con – 312 NST
Lời giải:
Một tế bào phân chia 1 lần cho 2 tế bào con, nếu nguyên phân ba lần cho 2 ×2 ×2 =23 =8 tế bào con
Các tế bào con có bộ NST giống tế bào mẹ, vậy 8 tế bào con có 8 × 78 =624 NST.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24: Một tế bào thực vật có 24 NST nguyên phân 5 lần tạo ra bao nhiêu tế bào con ? Mang bao nhiêu NST ?
A. 10 tế bào con – 120 NST
B. 10 tế bào con – 240 NST
C. 32 tế bào con – 768 NST
D. 32 tế bào con – 384 NST
Lời giải:
Một tế bào phân chia 1 lần cho 2 tế bào con, nếu nguyên phân 5 lần cho 25 = 32 tế bào con
Các tế bào con có bộ NST giống tế bào mẹ, vậy 8 tế bào con có 32 × 24 = 768 NST.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 25: Trong tế bào người 2n chứa lượng ADN bằng 6. 109 cặp nuclêôtit. Tế bào ở pha G1 chứa số nuclêôtit là
A. 6.2.109 nucleotit
B. 6.109 nucleotit
C. 6.2.109 cặp nucleotit.
D. 3.109 cặp nucleotit
Lời giải:
Ngay sau khi nguyên phân xong (kết thúc kì cuối) tế bào bước sang pha G1 thuộc kì trung gian. Tại pha này, tế bào chỉ tăng kích thước, hàm lượng ADN trong tế bào không đổi bằng 2n. Tế bào chứa lượng ADN bằng
6.109 cặp nuclêôtit = 6.2.109 nuclêôtit
Đáp án cần chọn là: A
Câu 26: Trong tế bào người 2n chứa lượng ADN bằng 2. 106 cặp nuclêôtit. Tế bào đang nguyên phân ở kỳ giữa chứa hàm lượng nuclêôtit là
A. 2.106 nucleotit
B. 6.106 nucleotit
C. 4.106 nucleotit
D. 8.106 nucleotit
Lời giải:
Ở kỳ giữa nguyên phân, tế bào đã nhân đôi NST ở kỳ trung gian (pha S). Tại kỳ này, hàm lượng ADN trong tế bào bằng 2 x 2n và NST đang ở trạng thái kép. Tế bào chứa lượng ADN bằng
2 x 2.106 = 4. 106 cặp nuclêôtit = 8. 106 nuclêôtit
Đáp án cần chọn là: D
Câu 27: Ở gà có bộ NST 2n = 78, một hợp tử của gà nguyên phân một số lần liên tiếp và đã tạo ra các tế bào con ở thế hệ cuối cùng chứa 624 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Các tế bào con tạo ra nói trên lại tiếp tục xảy ra lần phân bào tiếp theo. Lần phân bào tiếp theo là lần phân bào thứ mấy ?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Lời giải:
Số tế bào con tạo ra là 624/78 = 8
Ta có 23 = 8
Tế bào đã trải qua 3 lần phân bào
Vậy lần phân bào tiếp theo là lần thứ 4
Đáp án cần chọn là: B
Câu 28: Một hợp tử có bộ NST 2n = 48 nguyên phân một số lần liên tiếp và đã tạo ra các tế bào con ở thế hệ cuối cùng chứa 768 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Các tế bào con tạo ra nói trên lại tiếp tục xảy ra lần phân bào tiếp theo. Lần phân bào tiếp theo là lần phân bào thứ mấy ?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Lời giải:
Số tế bào con tạo ra là 768/48= 16
Ta có 2^4 = 16
Tế bào đã trải qua 4 lần phân bào
Vậy lần phân bào tiếp theo là lần thứ 5
Đáp án cần chọn là: C
Câu 29: Quan sát một tế bào sinh dưỡng của một loài sinh vật đang nguyên phân một số lần liên tiếp thấy số tế bào con tạo ra từ lần phân chia cuối cùng bằng 1/3 số nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương 168 nhiễm sắc thể đơn cho quá trình nói trên. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là :
A. 24
B. 38
C. 14
D. 48
Lời giải:
Gọi số tế bào con tạo ra từ lần phân chia cuối cùng là x (tế bào)
Vậy bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 3x
x tế bào thì có tổng cộng số NST đơn là x.3x = 3x2
Ban đầu, có 1 tế bào với 3x NST đơn
Suy ra, số NST đơn mà môi trường cung cấp là 3x2 -3x
Theo bài ra, ta có phương trình 3x2 -3x = 168
Giải ra, ta được x = 8
Vậy bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 3x = 24.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 30: Quan sát một tế bào sinh dưỡng của một loài sinh vật đang nguyên phân một số lần liên tiếp thấy số tế bào con tạo ra từ lần phân chia cuối cùng bằng 1/2 số nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương 264 nhiễm sắc thể đơn cho quá trình nói trên. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là:
A. 12
B. 38
C. 24
D. 48
Lời giải:
Gọi số tế bào con tạo ra từ lần phân chia cuối cùng là x (tế bào)
Vậy bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 2x
x tế bào thì có tổng cộng số NST đơn là x.2x = 2x2
Ban đầu, có 1 tế bào với 2x NST đơn
Suy ra, số NST đơn mà môi trường cung cấp là 2x2 -2x
Theo bài ra, ta có phương trình 2x2 - 2x = 264
Giải ra, ta được x = 12
Vậy bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 2x = 24.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 31: Từ một hợp tử của ruồi giấm (2n = 8) nguyên phân 4 đợt liên tiếp thì số tâm động có ở kì sau của đợt nguyên phân tiếp theo là bao nhiêu?
A. 128.
B. 256.
C. 160.
D. 64.
Lời giải:
Hợp tử nguyên phân 4 lần liên tiếp sẽ cho: 24 = 16 tế bào con.
Ở lần phân bào tiếp theo (lần 5)
+ kỳ giữa: các NST đã nhân đôi 16 tế bào có 16×8=128 NST kép → có 128 tâm động
+ kỳ sau: các nhiễm sắc tử tách nhau ra thành các NST đơn mỗi NST đơn có 1 tâm động → có 128×2=256 tâm động.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 32: Từ một hợp tử của gà (2n = 78) nguyên phân 3 đợt liên tiếp thì số tâm động có ở kì giữa của đợt nguyên phân tiếp theo là bao nhiêu?
A. 128.
B. 468.
C. 78.
D. 624.
Lời giải:
Hợp tử nguyên phân 4 lần liên tiếp sẽ cho: 23 = 8 tế bào con.
Ở lần phân bào tiếp theo (lần 4)
+ Kỳ giữa: các NST đã nhân đôi 8 tế bào có 8×78=624 NST kép → có 624 tâm động
Đáp án cần chọn là: D
Câu 33: Một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n = 78 đang thực hiện nguyên phân bình thường, số tâm động và số crômait trong tế bào này tại kì giữa lần lượt là bao nhiêu?
A. 39 và 78
B. 156 và 78
C. 156 và 0
D. 78 và 156
Lời giải:
Tế bào 2n = 78 khi nguyên phân trong kì giữa có 78 NST kép
+ Số cromatit = 78 ×2 =156
+ Số tâm động : 78.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 34: Bộ NST của một loài là 2n = 14 (Đậu Hà Lan). Có bao nhiêu phát biểu đúng bên dưới?
(1) Số NST ở kì đầu của nguyên phân là 14 NST kép.
(2) Số tâm động ở kí giữa của nguyên phân là 14.
(3) Số NST ở kì sau của nguyên phân là 14 NST kép
(4) Số crômatit ở kì sau của nguyên phân 28.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Lời giải:
Các phát biểu đúng là 1, 2.
(3) sai vì: ở kì sau, các cromatit đã tách ra thành các NST, trong tong tế bào sẽ có 28 NST đơn
(4) sai vì cromatit chỉ có khi NST tồn tại ở trạng thái kép, ở kì sau số cromatit bằng 0
Đáp án cần chọn là: A
Câu 35: Bộ NST của một loài là 2n=10. Số crômatit, số tâm động ở kì sau của nguyên phân lần lượt là
A. 0,20
B. 10,20
C. 10, 10
D. 0, 20
Lời giải:
Ở kì sau của nguyên phân, số crômatit = 0
Số tâm động = 4n = 20
Đáp án cần chọn là: D
Câu 36: Một cơ thể thực vật lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n=14. Một tế bảo sinh dưỡng ở mô phân sinh của cơ thể này tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần, tạo ra 256 tế bào con. Số lần nguyên phân từ tế bào ban đầu và số phân tử ADN được tổng hợp mới hoàn toàn từ nguyên liệu do môi trường nội bào cung cấp là:
A. 8 và 3556
B. 8 và 255
C. 8 và 3570
D. 8 và 254
Lời giải:
1 tế bào nguyên phân liên tiếp tạo ra 256 tế bào con
2n = 256 → n = 8 (lần NP)
Tế bào có bộ NST 2n = 14 → số phân tử ADN được tổng hợp mới hoàn toàn từ môi trường là:
14. (28 - 2) = 3556 phân tử
Đáp án cần chọn là: A
Câu 37: Quá trình phân chia liên tiếp của một nhóm tế bào người (2n = 46) đã tạo ra tất cả 2576 NST ở thế hệ cuối cùng. Biết rằng trong quá trình này môi trường đã cung cấp nguồn nguyên liệu tương đương với 2254 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Số tế bào ban đầu và số lần phân chia của chúng lần lượt là:
A. 7 tế bào ; 3 lần phân chia
B. 6 tế bào ; 2 lần phân chia
C. 7 tế bào ; 4 lần phân chia
D. 8 tế bào ; 3 lần phân chia
Lời giải:
Giả sử số tế bào ban đầu là a, số lần nguyên phân là x.
Ở thế hệ cuối cùng có a2x tế bào chứa 2576NST = 2na2x
Môi trường cung cấp 2254 NST = 2na(2x – 1)
Ta có: 2576 – 2254 = 322 = 2na2x - 2na(2x – 1) →2na = 322 → a =7 tế bào.
Thay a = 7 vào 2576NST = 2na2x ta tính được x = 3
Đáp án cần chọn là: A
Câu 38: Xét 1 tế bào lưỡng bội của 1 loài sinh vật chứa hàm lượng ADN gồm 6. 109 cặp nu. Khi bước vào kì đầu của quá trình nguyên phân thì tế bào này có hàm lượng ADN là:
A. 24.109 cặp nu
B. 12.109cặp nu
C. 6.109 cặp nu
D. 18.109 cặp nu
Lời giải:
Ở kỳ đầu nguyên phân, ADN đã được nhân đôi nên hàm lượng ADN là 12.109 cặp nu
Đáp án cần chọn là: B
Câu 39: Quan sát tế bào sinh dưỡng dạng phân chia thấy các nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào và hàm lượng ADN lúc này đo được là 6×109 pg. Hàm lượng ADN của tế bào lưỡng bội của loài là?
A. 6×109 pg
B. 3×109 pg
C. 12×109 pg.
D. 1,5×109 pg
Lời giải:
NST kép xếp 1 hàng trên MPXĐ → kỳ giữa của quá trình nguyên phân → các NST đã nhân đôi → tế bào 2n có hàm lượng ADN : 3×109 pg
Đáp án cần chọn là: B
Câu 40: Tổng khối lượng các phân tử ADN trong nhân của một loài sinh vật nhân thực (2n = 8) là 24. 104 đvC. Một tế bào của loài sinh vật này tiến hành nguyên phân một số đợt. Khi lấy tất cả các tế bào đang ở kỳ sau của lần nguyên phân cuối cùng, người ta tính được tổng khối lượng của các phân tử ADN trong nhân là 384. 104 đvC. Số phân tử ADN được tổng hợp hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường là:
A. 240
B. 112
C. 48
D. 16
Lời giải:
- Mỗi tế bào (2n = 8) trong nhân có 8 phân tử ADN và tổng khối lượng của 8 phân tử ADN là 24.104đvC.
- Một tế bào nguyên phân k lần tạo ra 2k tế bào con.
→ Số tế bào con tạo ra2k = 384.104/24.104 = 16 tế bào.
→ Tổng số phân tử ADN con được tổng hợp = 16 × 8 = 128 phân tử.
→ Tổng số phân tử ADN con được tổng hợp hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường là
128 – 8 × 2 = 112 phân tử (nhân 2 vì mỗi phân tử ADN ban đầu có 2 mạch, mà mỗi mạch đó lại nằm trong 1 phân tử ADN khác nhau)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 41: Hai hợp tử của một loài có bộ nhiễm sắc thế 2n = 24 nguyên phân liên tiếp một số đợt, biết rằng mỗi hợp tử đều nguyên phân 5 lần, môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu tương ứng để tạo nên bao nhiêu nhiễm sắc thế đơn mới ?
A. 1536
B. 1488
C. 768
D. 744
Lời giải:
Áp dụng công thức trên ta có môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương số NST đơn: 2×2n (2k – 1)= 2×24(25 – 1)= 1488
Đáp án cần chọn là: B
Câu 42: 2 hợp tử của một loài nguyên phân liên tiếp 1 số lần, môi trường tế bào cung cấp nguyên liệu tương đương 22792 NST đơn. Hợp tử 1 có số đợt nguyên phân bằng 1/3 lần hợp tử 2. Ở kỳ giữa của mỗi tế bào người ta đếm được 44 NST kép. Tổng số NST đơn mới hoàn toàn do môi trường cung cấp cho 2 hợp tử là:
A. 264
B. 22704
C. 22440
D. 22798
Lời giải:
Người ta đếm được 44 NST kép ở kỳ giữa → 2n = 44 (trong kỳ giữa có 2n NST kép)
có tế bào, mỗi tế bào có 44 NST đơn → có 44 ×2×2 =176 mạch ADN cũ
→ số NST được tạo mới từ nguyên liệu môi trường là : (22792 + 88) - 176 =22704 trong đó (22792 + 88) là tổng số NST đơn của tất cả các tế bào sau khi kết thúc nguyên phân
Đáp án cần chọn là: B
Câu 43: Một tế bào của ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thế được kí hiệu là : AaBbDdXY mỗi chữ cái ứng với 1 nhiễm sắc thế đơn. Nếu trong quá trình nguyên phân của tế bào đó đã hình thành 127 thoi vô sắc thì tế bào đó đã trải qua mấy lần nguyên phân ?
A. 16
B. 7
C. 8
D. 5
Lời giải:
Lần nguyên phân thứ nhất, từ 1 tế bào mẹ tạo 2 tế bào con nên hình thành 20=1 thoi vô sắc
Lần nguyên phân thứ hai, từ 2 tế bào tạo 4 tế bào, hình thành 21=2 thoi vô sắc.
Lần nguyên phân thứ ba, từ 4 tế bào tạo 8 tế bào, hình thành 22=4 thoi vô sắc
.....
Lần nguyên phân thứ x, từ 2(x-1) tế bào tạo ra 2x tế bào, hình thành 2(x-1) thoi vô sắc
Vậy tổng cộng trong quá trình nguyên phân, số thoi vô sắc hình thành là
20+21+22+.....+2(x-1)= 2 x - 1
Theo bài ra, có 127 thoi dc hình thành nên 2x -1 = 127 => x=7.
Từ bài trên ta rút ra được công thức tổng quát: 1 tế bào nguyên phân k lần, số thoi vô sắc hình thành là 2k – 1
Đáp án cần chọn là: B
Câu 44: 3 tế bào nguyên phân 4 lần (mỗi tế bào 4 lần) số thoi vo sắc được hình thành và phá huỷ là
A. 15;45
B. 30; 15
C. 45; 45
D. 24; 24
Lời giải:
3 tế bào nguyên phân 8 lần, số thoi phân bào hình thành và phá huỷ là 3(24 – 1)=45
Đáp án cần chọn là: C
Câu 45: Ở ruồi giấm 2n = 8, quá trình nguyên phân liên tiếp diễn ra từ một tế bào sinh dục sơ khai đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 120 nhiễm sắc thể đơn. Số đợt nguyên phân đã diễn ra là :
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
Lời giải:
Áp dụng công thức trên ta có 2n (2k – 1) =120 ↔ 8 (2k – 1) =120 → k =4
Đáp án cần chọn là: A
Câu 46: Quá trình nguyên phân liên tiếp từ 1 tế bào diễn ra 5 lần. Tổng số các tế bào con xuất hiện trong quá trình đó là :
A. 62
B. 32
C. 64
D. 31
Lời giải:
Như vậy sau 5 lần nguyên phân, tổng số tế bào con xuất hiện là
2+22+23+24+25= 26 - 2 = 62.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 47: Một tế bào sinh dưỡng của lúa 2n = 24 nguyên phân liên tiếp 6 lần, nhưng khi kết thúc phân bào lần thứ 3, trong số các tế bào con, do tác nhân đột biến có 1 tế bào bị rối loạn phân bào xảy ra trên tất cả các cặp NST. Số lượng tế bào con hình thành khi kết thúc phân bào lần 6.
A. 64
B. 60
C. 32
D. 256
Lời giải:
Kết thúc phân bào thứ 3, bình thường sẽ tạo ra : 23 = 8 tế bào con
Nhưng có 1 tế bào bị rối loạn phân bào trên tất cả các cặp NST, do đó chỉ tạo ra được 1 tế bào thay vì 2 tế bào
Vậy sau lần phân bào thứ 4, tạo ra 7×2 + 1 = 15 tế bào con
Tiếp tục phân bào thêm 2 lần nữa, tạo ra : 15 × 22 = 60 tế bào con
Đáp án cần chọn là: B
Câu 48: Có 5 tế bào (2n) của một loài cùng tiến hành nguyên phân 6 lần. Ở kỳ giữa của lần nguyên phân thứ 4 có 2 tế bào không hình thành được thoi vô sắc. Ở các tế bào khác và trong những lần nguyên phân khác, thoi vô sắc vẫn hình thành bình thường. Sau khi kết thúc 6 lần nguyên phân đó, tỉ lệ tế bào bị đột biến trong tổng số tế bào được tạo ra là bao nhiêu?
A. 1/12
B. 1/7
C. 1/39
D. 3/20
Lời giải:
5 tế bào nguyên phân 6 lần
Sau 3 lần phân bào đầu bình thường, tạo ra: 5 × 23 = 40 tế bào bình thường
Lần phân bào thứ 4:
- 2 tế bào không hình thành thoi vô sắc → 2 tế bào con đột biến đa bội
- 38 tế bào nguyên phân bình thường → 38 × 2 = 76 tế bào con bình thường
2 tế bào đột biến nguyên phân bình thường thêm 2 lần nữa, tạo: 2 × 22 = 8 tế bào đột biến
76 tế bào bình thường, nguyên phân 2 lần, tạo: 76 × 22 = 304 tế bào bình thường
Tỉ lệ tế bào đột biến trên tổng tế bào tạo ra là: 8 : (304 + 8) = 1/39
Đáp án cần chọn là: C
Câu 49: Cho biết một loài có 2n = 24 và quá trình nguyên phân diễn ra trong 12 giờ. Thời gian ở kì trung gian nhiều hơn thời gian phân bào trong một chu kì tế bào là 10 giờ. Trong nguyên phân, thời gian diễn ra ở các kì trước, kì giữa, kì sau và kì cuối tương ứng với tỉ lệ: 4:1:1:4. Xác định số tế bào mới được tạo ra cùng với số nhiễm sắc thể theo trạng thái của chúng từ một hợp tử của loài phân bào tại thời điểm 59 giờ 30 phút là bao nhiêu?
A. 31 và 1536.
B. 7 và 192.
C. 63 và 2289.
D. 15 và 384.
Lời giải:
Gọi x là thời gian phân bào, ta có x+(x + 10) =12 => x = 1h.
Thời gian tương ứng của các kỳ là: kỳ trước. 24 phút, kỳ giữa. 6 phút, kỳ sau 6 phút, kỳ cuối : 24 phút.
Chu kỳ tế bào là 12h, vậy hợp tử đã nguyên phân 4 lần và đang ở lần phân chia thứ 5.
- Số tế bào mới được tạo ra là: 24−1=1524−1=15
- 4 lần nguyên phân hết 48h, còn 11h30’, mà kỳ trung gian hết 11h, vậy còn 30 phút.
Các tế bào vừa kết thúc kỳ giữa của lần nguyên phân thứ 5, các NST đang ở trạng thái kép. Vậy có 24×16 =384 NST kép.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 50: Xét 6 tế bào chia thành 2 nhóm bằng nhau. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào thuộc nhóm thứ nhất bằng 1/3 so với số lần nguyên phần của mỗi tế bào thuộc nhóm thứ hai, đã hình thành tất cả 204 tế bào con. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào thuộc mỗi nhóm lần lượt là:
A. 2 và 6
B. 3 và 9
C. 1 và 3
D. 6 và 2
Lời giải:
Gọi số lần nguyên phân nhóm 1 là x
Vậy số lần nguyên phân nhóm 2 là 3x
Số tế bào con sinh ra là 3 × (2x + 23x) =204
Giải ra được x=2. Nên nhóm 1 nguyên phân 2 lần còn nhóm 2 là 6 lần
Đáp án cần chọn là: A