X

500 bài tập trắc nghiệm Vật Lí 11

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án năm 2023


Bộ bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án năm 2023

Tài liệu tổng hợp 500 câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 năm 2021 chọn lọc, có đáp án chi tiết với các câu hỏi trắc nghiệm đa dạng đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng được biên soạn theo từng bài học sẽ giúp học sinh ôn luyện, củng cố lại kiến thức để đạt điểm cao trong các bài thi môn Vật Lí lớp 11.

Bộ bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án năm 2023

Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

Câu 1. Cho các yếu tố sau:

I. Độ lớn của các điện tích    II. Dấu của các điện tích

III. Bản chất của điện môi    IV. Khoảng cách giữa hai điện tích

Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?

A. II và III

B. I,II và III

C. I,III và IV

D. Cả bốn yếu tố

Đáp án: C

Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất, có độ lớn phụ thuộc vào bản chất của điện môi, tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Câu 2. Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong không khí thay đổi như thế nào nếu đặt một tấm nhựa xen vào khoảng giữa hai điện tích?

A. Phương, chiều, độ lớn không đổi

B. Phương, chiều không đổi, độ lớn giảm

C. Phương thay đổi tùy theo hướng đặt tấm nhựa, chiều, độ lớn không đổi

D. Phương, chiều không đổi, độ lớn tăng.

Đáp án: B

Nếu đặt một tấm nhựa xen vào khoảng giữa hai điện tích thì độ điện môi của môi trường tăng lên do đó lực tương tác có độ lớn giảm. Tuy nhiên phương, chiều của lực không đổi.

Câu 3. Hai điện tích điểm giống nhau có độ lớn 2.10-6C, đặt trong chân không cách nhau 20cm thì lực tương tác giữa chúng

A. là lực đẩy, có độ lớn 9.10-5N

B. là lực hút, có độ lớn 0,9N

C. là lực hút, có độ lớn 9.10-5N

D. là lực đẩy có độ lớn 0,9N

Đáp án: D

Hai điện tích giống nhau nên cùng dấu, tương tác giữa hai điện tích là lực đẩy

Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

Câu 4. Hai điện tích điểm q1=1,5.10-7C và q2 đặt trong chân không cách nhau 50cm thì lực hút giữa chúng là 1,08.10-3N. Giá trị của điện tích q2 là:

A. 2.10-7C

B. 2.10-3C

C. -2.10-7C

D.-2.10-3C

Đáp án: C

Hai điện tích hút nhau nên trái dấu nhau, q1 là điện tích dương

⇒q2 là điện tích âm

Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

Câu 5. Hai điện tích điểm q1=2,5.10-6C và q2=4.10-6C đặt gần nhau trong chân không thì lực đẩy giữa chúng là 1,44N. Khoảng cách giữ hai điện tích là:

A. 25cm

B 20cm

C.12cm

D. 40cm

Đáp án: A

Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

Thay số : r = 0,25m = 25cm

Câu 6. Hai điện tích q1 và q2 đặt gần nhau trong chân không có lực tương tác là F. Nếu đặt điện tích q3 trên đường nối q1 và q2 và ở ngoài q2 thì lực tương tác giữa q1 và q2 là F’ có đặc điểm:

Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

D. Không phụ thuộc vào q3

Đáp án: D

Lực tương tác giữa hai điện tích q1 và q2:

Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

nên không phụ thuộc vào sự có mặt của điện tích q3

Câu 7. Hai điện tích điểm đặt gần nhau trong không khí có lực tương tác là F. Nếu giảm khoảng cách giữa hai điện tích hai lần và đặt hai điện tích vào trong điện môi đồng chất có hằng số điện môi ɛ = 3 thì lực tương tác là:

Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

Đáp án: B

Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

Câu 8. Hai điện tích điểm đặt trong không khí cách nhau một khoảng 30cm có lực tương tác tĩnh giữa chúng là F. Nếu nhúng chúng trong dầu có hằng số điện môi là 2,25, để lực tương tác giữa chúng vẫn là F thì khoảng cách giữa các điện tích là:

A. 20cm

B. 10cm

C. 25cm

D. 15cm

Đáp án: A

Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

Câu 9. Hai vật nhỏ mang điện tích cách nhau 40cm trong không khí thì đẩy nhau với lực là 0,675 N. Biết rằng tổng điện tích của hai vật là 8.10-6C. Điện tích của mỗi vật lần lượt là:

A. q1 = 7.10-6C; q2 = 10-6C

B. q1 = q2 = 4.10-6C

C. q1 = 2.10-6C ; q2 = 6.10-6C

D. q1 = 3.10-6C ; q2 = 5.10-6C.

Đáp án: C

Ta có:

Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

Vì hai vật đẩy nhau nên hai vật nhiễm điện cùng dấu

Mặt khác: q1 + q2 = 8.10-6C (1) nên hai vật mang điện tích dương

Ta có: Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023 (2)

Từ (1) (2), ta có: q1 = 2.10-6C; q2 = 6.10-6C.

Câu 10. Hai điện tích dương q1, q2 có cùng một độ lớn được đặt tại hai điểm A, B, điện tích q0 đặt tại trung điểm của AB thì ta thấy hệ ba điện tích này nằm cân bằng trong chân không. Bỏ qua trọng lượng của ba điện tích. Chọn kết luận đúng.

A. qo là điện tích dương

B. qo là điện tích âm

C. qo có thể là điên tích âm có thể là điện tích dương

D. qo phải bằng 0

Đáp án: B

Bỏ qua trọng lượng của 3 điện tích. Vì hai điện tích dương có cùng độ lớn được đặt tại hai điểm A, B và q0 đặt tại trung điểm của AB nên q0 luôn cân bằng do chịu tác dụng của hai lực cùng giá, ngược chiều từ hai điện tích q1, q2.

Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

Để điện tích q1 đặt tại A cân bằng thì lực tác dụng của q0 lên q1 phải cân bằng với lực tác dụng của q2 lên q1, tức ngược chiều lực tác dụng của q2 lên q1. Vậy q0 phải là điện tích âm.

Câu 11. Hai quả cầu nhẹ có cùng khối lượng được treo vào mỗi điểm bằng hai dây chỉ giống nhau. Truyền cho hai quả cầu điện tích cùng dấu q1 và q3 = 3q1, hai quả cầu đẩy nhau. Góc lệch của hai dây treo hai quả cầu so với phương thẳng đứng là α1 và α2. Chọn biểu thức đúng :

A. α1 = 3α2

B. 3α1 = α2

C. α1 = α2

D. α1 = 1,5α2

Đáp án: C

Hai quả cầu tích điện cùng dấu nên đẩy nhau. Mỗi quả cầu cân bằng do tác dụng của ba lực là trọng lực P , lực điện F , lực căng T của dây treo nên P + T + F = 0

Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

Vì hai quả cầu giống nhau nên có cùng trọng lực P ; lực điện Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023 tác dụng lên hai quả cầu là hai lực trực đối có độ lớn Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023 ; lực căng của mỗi dây treo Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023 hướng dọc theo sợi dây.

Ta có Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023 , do vậy hai dây treo bị lệch so với phương thẳng đứng góc α1 = α2 = α.

Câu 12. Quả cầu nhỏ có khối lượng 18g mang điện tích q1 = 4.10-6 C treo ở đầu một sợi dây mảnh dài 20cm. Nếu đặt điện tích q2 tại điểm treo sợi dây thì lực căng của dây giảm đi một nửa. Lấy g = 10m/s2. Điện tích q2 có giá trị bằng :

A. -2.10-6C

B. 2.10-6C

C. 10-7C

D. -10-7C

Đáp án: D

Khi chưa có q2, quả cầu cân bằng do tác dụng của trọng lực P , lực căng T của dây treo:

Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

Khi có q2, quả cầu cân bằng do tác dụng của trọng lực P , lực căng T và lực điện F:

Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

Lực điện ngược hướng trọng lực P nên q2 hút q1 ⇒ q2 là điện tích âm

Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

Thay số: Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

Câu 13. Hai điện tích điểm q1 và q2 được giữ cố định tại 2 điểm A và B cách nhau một khoảng a trong điện môi. Điện tich q3 đặt tại điểm C trên đoạn AB cách B một khoảng a/3. Để điện tích q3 cân bằng phải có điều kiện nào sau đây ?

A. q1 = 2q2

B. q1 = -4q2

C. q1 = 4q2

D. q1 = -2q2

Đáp án: C

Để q3 cân bằng thì các lực của q1, q2 tác dụng lên q3 phải thoả mãn:

F1+ F2= 0

Hai lực F1,F2 cùng phương, ngược chiều, q3 đặt tại điểm C trên đoạn AB nên q1 và q2 cùng dấu

Câu 14. Hai điện tích điểm q1 = 4.10-6 và q2 = 4.10-6C đặt tại 2 điểm A và B trong chân không cách nhau một khoảng 2a = 12cm. Một điện tích q = -2.10-6C đặt tại điểm M trên đường trung trực của AB, cách đoạn AB một khoảng bằng a. Lực tác dụng lên điện tích q có độ lớn là :

A. 10√2N

B. 20√2N

C. 20N

D. 10N

Đáp án: A

Hai lực F1 F2tác dụng lên q ( hinh 1.1G)

Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

Ta có AM = BM = a√2 =6√2 cm

Hợp lực tác dụng lên điện tích q:

Vì F1 = F2 và Tam giác ABM vuông cân tại M nên F=F1√2 =10√2N

Câu 15. Hai quả cầu nhỏ có cùng khối lượng m,cùng tích điện q, được treo trong không khí vào cùng một điểm O bằng sợi dây mảnh (khối lượng dây không đáng kể) cách điện, không dãn, chiều dài l. Do lực đẩy tĩnh điện, chúng cách nhau một khoảng r(r << l). Điện tích của mỗi quả cầu là:

Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

Đáp án: A

Ở vị trí cân bằng mỗi quả cầu sẽ chịu tác dụng của ba lực: trọng lực P , lực tĩnh điện F và lực căng dây T , khi đó:

Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

Mặc khác Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023 , với r rất nhỏ so với l nên α nhỏ, ta có Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023 do vậy độ lớn của điện tích đã truyền cho quả cầu là: Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Cu-lông có đáp án năm 2023

Trắc nghiệm Thuyết electron - Định luật bảo toàn điện tích có đáp án năm 2023

Câu 1. Trong các chất sau đây:

I. Dung dịch muối NaCl; II. Sứ; III. Nước nguyên chất; IV. Than chì.

Những chất điện dẫn là:

A. I và II

B. III và IV

C. I và IV

D. II và III.

Đáp án: C

Dung dịch muối ăn và than chì là hai chất dẫn điện.

Câu 2. Trong các cách nhiễm điện: I. do cọ xát; II. Do tiếp xúc; III. Do hưởng ứng.

Ở cách nào thì tổng đại số điện tích trên vật không thay đổi?

A. I

B. II

C. III

D. cả 3 cách

Đáp án: C

Ở hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng, hai phần của vật nhiễm điện trái dấu có cùng độ lớn, tổng đại số điện tích trên vật không thay đổi.

Câu 3. Trong các chất sau đây: I. Thủy tinh; II: Kim Cương; III. Dung dịch bazơ; IV. Nước mưa. Những chất điện môi là:

A.I và II

B. III và IV

C. I và IV

D. II và III

Đáp án: A

Câu 4. Trong các chất nhiễm điện : I. Do cọ sát; II. Do tiếp xúc; II. Do hưởng ứng. NHững cách nhiễm điện có thể chuyển dời electron từ vật này sang vật khác là:

A. I và II

B. III và II

C. I và III

D. Chỉ có III

Đáp án: A

Nhiễm điện do cọ sát và do tiếp xúc với vật đã nhiễm điện là những cách nhiễm điện có sự chuyển dời electron từ vật này sang vật khác.

Câu 5. Theo nội dung của thuyết electron, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác

B. Vật nhiễm điện âm khi chỉ số electron mà nó chứa lớn hơn số proton

C. Nguyên tử nhận thêm electron sẽ trở thành ion dương

D. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành ion dương

Đáp án: C

Thuyết electron là thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật. Do vậy vật nhiễm điện âm khi chỉ số electron mà nó chứa lớn hơn số proton. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành ion dương.

Câu 6. Xét các trường hợp sau với quả cầu B đang trung hòa điện:

I. Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sắt

II. Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sứ

III. Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng thủy tinh

IV. Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng đồng

Những trường hợp nào trên đây có sự nhiễm điện của quả cầu B

A. I và III

B. III và IV

C. II và IV

D. I và IV

Đáp án: D

Quả cầu B làm bằng chất dẫn điện (sắt, đồng) sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng.

Câu 7. Tìm kết luận không đúng

A. Trong sự nhiễm điện do cọ xát, hai vật lúc đầu trung hòa điện sẽ bị nhiễm điện trái dấu, cùng độ lớn

B. Trong sự nhiễm điện do cọ xát, hai vật lúc đầu trung hòa điện sẽ bị nhiễm điện trái dấu, khác độ lớn

C. Vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện âm thì nó sẽ bị nhiễm điện âm

D. Vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương nó sẽ bị nhiễm điện dương

Đáp án: B

Trong sự nhiễm điện do cọ xát, hệ hai vật là hệ cô lập về điện. Theo định luật bảo toàn điện tích, tổng đại số của các điện tích của hai vật không đổi. Lúc đầu tổng đại số của các điện tích của hai vật bằng 0 nên sau khi cọ xát rồi tách ra hai vật sẽ bị nhiễm điện trái dấu, cùng độ lớn.

Câu 8. Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại giống nhau đặt trên hai giá cách điện mang các điện tích q1 dương, q2 âm và độ lớn của điện tích q1 lớn hơn điện tích q2. Cho 2 quả cầu tiếp xúc nhau rồi tách chúng ra. Khi đó:

A. Hai quả cầu cùng mang điện tích dương có cùng độ lớn là |q1 + q2|

B. Hai quả cầu cùng mang điện tích âm có cùng độ lớn là |q1 + q2|

C. Hai quả cầu cùng mang điện tích dương có độ lớn là Trắc nghiệm Thuyết electron - Định luật bảo toàn điện tích có đáp án năm 2023

D. Hai quả cầu cùng mang điện tích dương có độ lớn là Trắc nghiệm Thuyết electron - Định luật bảo toàn điện tích có đáp án năm 2023

Đáp án: C

Hệ hai quả cầu là một hệ cô lập về điện. Theo định luật bảo toàn điện tích, tổng đại số của các điện tích của hai quả cầu không đổi. Mặt khác điện tích q1 dương, q2 âm và độ lớn của điện tích q1 lớn hơn điện tích q2 nên sau khi hai quả tiếp xúc nhau rồi tách chúng ra thì hai quả cầu cùng mang điện tích dương, có cùng độ lớn là

Trắc nghiệm Thuyết electron - Định luật bảo toàn điện tích có đáp án năm 2023

Câu 9. Ba quả cầu bằng kim loại A, B, C đặt trên 3 giá cách điện riêng rẽ. Tích điện dương cho quả cầu A. Trường hợp nào sau đây thì quả cầu B bị nhiễm điện dương, quả cầu C bị nhiễm điện âm.

A. Cho quả cầu B tiếp xúc với quả cầu C, rồi cho quả cầu A chạm vào quả cầu B, sau đó tách quả cầu A ra.

B. Cho quả cầu B tiếp xúc với quả cầu C , rồi đưa quả cầu A lại gần quả cầu B, sau đó tách quả cầu C ra khỏi quả cầu B.

C. Cho quả cầu B tiếp xúc với quả cầu C, rồi đưa quả cầu A lại gần quả cầu C, sau đó tách quả cầu C ra khỏi quả cầu B.

D. Không có Phương án nào khả thi vì quả cầu A ban đầu được tích điện dương.

Đáp án: C

Cho hai quả cầu B tiếp xúc với quả cầu C tạo thành một vật dẫn điện. Đưa quả cầu A lại gần quả cầu C thì xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng. Quả cầu C gần quả cầu A sẽ nhiễm điện âm do các electron tự do của B và C bị kéo về gần A, quả cầu B thiếu electron nên nhiễm điện dương. Sau đó tách quả cầu C ra khỏi quả cầu B thì quả cầu B bị nhiễm điện dương, quả cầu C bị nhiễm điện.

Câu 10. Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì

A. Hai quả cầu đẩy nhau.

B. Hai quả cầu hút nhau.

C. Không hút mà cũng không đẩy nhau.

D. Hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.

Đáp án: B

Khi đưa một quả cầu kim loại A không nhiễm điện lại gần một quả cầu B nhiễm điện thì hai quả cầu hút nhau.

Thực ra khi đưa quả cầu A không tích điện lại gần quả cầu B tích điện thì quả cầu A sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng phần điện tích trái dấu với quả cầu B nằm gần quả cầu B hơn so với phần tích điện cùng dấu. Tức là quả cầu B vừa đẩy lại vừa hút quả cầu A, nhưng lực hút lớn hơn lực đẩy nên kết quả là quả cầu B đã hút quả cầu A.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.

B. Trong điện môi có rất ít điện tích tự do.

C. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do hưởng ứng vẫn là một vật trung hoà điện.

D. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hoà điện.

Đáp án: D

Theo thuyết êlectron thì: Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do. Trong điện môi có rất ít điện tích tự do.

Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do hưởng ứng vẫn là một vật trung hoà điện. Còn nhiễm điện do tiếp xúc thì êlectron chuyển từ vật ày sang vật kia dẫn đến vật này thừa hoặc thiếu êlectron. Nên phát biểu “Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hoà điện” là không đúng.

Câu 12. Phát biết nào sau đây là không đúng

A. Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do.

B. Vật cách điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.

C. Vật dẫn điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.

D. Chất điện môi là chất có chứa rất ít điện tích tự do.

Đáp án: C

Theo định nghĩa: Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do. Vật cách điện (điện môi) là vật có chứa rất ít điện tích tự do. Như vậy phát biểu “Vật dẫn điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do” là không đúng.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Trong quá trình nhiễm điện do cọ sát, êlectron đã chuyển từ vật này sang vật kia.

B. Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, vật bị nhiễm điện vẫn trung hoà điện.

C. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì êlectron chuyển từ vật chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương.

D. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì điện tích dương chuyển từ vật vật nhiễm điện dương sang chưa nhiễm điện.

Đáp án: D

Theo thuyết êlectron:

+ Trong quá trình nhiễm điện do cọ sát, êlectron đã chuyển từ vật này sang vật kia.

+ Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, êlectron chỉ chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật còn vật bị nhiễm điện vẫn trung hoà điện.

Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì êlectron chuyển từ vật chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương. Như vậy phát biểu “Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì điện tích dương chuyển từ vật vật nhiễm điện dương sang chưa nhiễm điện” là không đúng.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Hạt êlectron là hạt có mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19 (C).

B. Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31 (kg).

C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion.

D. êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác.

Đáp án: D

Theo thuyết êlectron thì êlectron là hạt có mang điện tích q = -1,6.10-19 (C), có khối lượng m = 9,1.10-31 (kg). Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion. Như vậy nế nói “êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác” là không đúng.

Trắc nghiệm Điện trường và cường độ điện trường - Đường sức điện có đáp án năm 2023

Câu 1. Tìm phát biểu sai về điện trường

A. Điện trường tồn tại xung quanh điện tích

B. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó

C. Điện trường của điện tích Q ở các điểm càng xa Q càng yếu

D. Xung quanh một hệ hai điện tích điểm đặt gần nhau chỉ có điện trường do một điện tích gây ra.

Đáp án: D

Điện trường là môi trường (dạng vật chất) bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên điện tích khác đặt trong nó.

Độ lớn của cường độ điện trường của một điện tích điểm Q gây ra tại điểm cách nó một khoảng:

Do vậy điện trường của điện tích Q ở các điểm càng xa Q càng yếu.

Xung quanh một hệ hai điện tích điểm đặt gần nhau luôn có điện trường do cả hai điện tích gây ra.

Câu 2. Các hình vẽ 3.1 biểu diễn véctơ cường độ điện trường tại điểm M trong điện trường của điện tích Q. Chỉ ra các hình vẽ sai:

A. I và II

B. III và IV

C. II và IV

D. I và IV

Trắc nghiệm Điện trường và cường độ điện trường - Đường sức điện có đáp án năm 2023

Đáp án: A

Cường độ điện trường do điện tích Q gây ta tại điểm cách nó một khoảng r.

+ Điểm đặt: tại điểm đang xét.

+ Phương là đường nối điện tích Q đến điểm đang xét.

+ Chiều: hướng về Q nếu Q < 0, hướng ta xa Q nếu Q > 0.

+ Độ lớn

Câu 3. Tìm phát biểu sai. Vecto cường độ điện trường Ftại một điểm

A. cùng Phương, cùng chiều với lực điện Ftác dụng lên điện tích thử q dương đặt tại điểm đó

B. cùng Phương, ngược chiều với lực điện Ftác dụng lên điện tích điểm q âm đặt tại điểm đó

C. chiều dài biểu diễn độ lớn của cường độ điện trường theo một tỉ xích nào đó

D. cùng Phương, cùng chiều với lực điện Ftác dụng lên điện tích điểm q đặt tại điểm đó.

Đáp án: D

+ Cường độ điện trường E là đại lượng vectơ, gọi là vectơ cường độ điện trường (hay gọi tắt là vectơ điện trường).

+ Vectơ điện trường E tại một điểm có:

- Phương và chiều của lực tác dụng lên điện tích thử dương đặt tại điểm đó.

Cùng chiều với F nếu q > 0, ngược chiều với F nếu q < 0.

- Chiều dài (Môđun) biểu diễn độ lớn của cường độ điện trường theo một tỉ xích nào đó.

- Không phụ thuộc độ lớn của điện tích thử q.

Câu 4. Một điện tích điểm q = -2,5.10-7C đặt tại điểm M trong điện trường, chịu tác dụng của lực điện trường có độ lớn 6,2.10-2N. Cường độ điện trường tại M là:

A. 2,4.105 V/m

B. -2,4.105V/M

C. 15.10-9V/m

D. -15.10-9V/m

Đáp án: A

Ta có: Trắc nghiệm Điện trường và cường độ điện trường - Đường sức điện có đáp án năm 2023 (q là điện tích thử dương) ⇒ E = 2,4.105V/m.

Câu 5. Kết luận nào sau đây là sai?

A. Đường sức điện trường là những đường có hướng

B. Đường sức điện đi ra từ điện tích dương và kết thúc là điện tích âm

C. Đường sức điện của điện trường tĩnh điện là đường khép kín

D. Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ có một đường sức điện

Đáp án: C

Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của một vectơ điện trường E tại điểm đó, chiều của đường sức điện là chiều của vectơ điện trường tại điểm đó.

* Các đặc điểm của đường sức điện trường.

- Qua mỗi điểm trong điện trường có một và chỉ một đường sức điện.

- Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của vectơ điện trường tại điểm đó.

- Đường sức điện của trường tĩnh điện là đường không khép kín. Nó đi ra từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm, hoặc từ một điện tích ra vô cùng.

- Ở chỗ cường độ điện trường lớn thì các đường sức điện sẽ mau. Còn chỗ cường độ điện trường nhỏ thì các đường sức điện sẽ thưa.

Câu 6. Cường độ điện trường của điện tích điểm Q tại một điểm cách nó một khoảng r trong điện môi đồng chất có hằng số điện môi ɛ có độ lớn là :

Trắc nghiệm Điện trường và cường độ điện trường - Đường sức điện có đáp án năm 2023

Trắc nghiệm Điện trường và cường độ điện trường - Đường sức điện có đáp án năm 2023

Trắc nghiệm Điện trường và cường độ điện trường - Đường sức điện có đáp án năm 2023

Trắc nghiệm Điện trường và cường độ điện trường - Đường sức điện có đáp án năm 2023

Đáp án: D

Cường độ điện trường do điện tích Q gây ta tại điểm cách nó một khoảng r trong điện môi đồng chất có hằng số điện môi ε:

+ Điểm đặt: tại điểm đang xét.

+ Phương là đường nối điện tích Q đến điểm đang xét.

+ Chiều: hướng về Q nếu Q < 0, hướng ta xa Q nếu Q > 0.

+ Độ lớn

Câu 7. Hai điểm tích điểm q1 = 2.10-8C ; q2 = 10-8C đặt tại hai điểm A,B trong không khí cách nhau 12cm. Cường độ điện trường tại điểm M có AM = 8cm ; BM = 4cm là

A. 28125 V/m

B. 21785 V/m

C.56250 V/m

D.17920 V/m

Đáp án: A

Điểm M nằm trong đoạn AB có cường độ điện trường tổng hợp

Vì q1 > 0 nên E1 nằm trên đường AM chiều từ A đến M, q2 > 0 nên E2 nằm trên đường BM chiều từ B đến M ⇒ E1E2 trên cùng một đường thẳng nhưng ngược chiều

Câu 8. Hai điện tích điểm q1=9.10-8C ; q2=-9.10-8C đặt tại hai điểm A,B trong không khí cách nhau 25cm. Cường độ điện trường tại điểm M có AM=15cm ; BM=20cm là

A. 36000 V/m

B. 413,04 V/m

C. 20250 V/m

D. 56250 V/m

Đáp án: B

Hai điện tích điểm q1 = 9.10-8C; q2 = -9.10-8C đặt tại hai điểm A, B trong không khí cách nhau 25cm.

Điểm M có AM = 15cm; BM = 20cm nên A, B, M nằm ở ba đỉnh của tam giác vuông tại M.

Cường độ điện trường tổng hợp tại M:

Câu 9. Điện tích điểm q1=10-6C đặt tại điểm A ; q2=-2,25.10-6C đặt tại điểm B trong không khí cách nhau 18cm. Điểm M trên đường thẳng qua A,B mà có điện trường tại M bằng 0 thỏa mãn ;

A. M nằm ngoài B và cách B 24cm

B. M nằm ngoài A và cách A 18cm

C. M nằm ngoài AB và cách B 12cm

D. M nằm ngoài A và cách A 36cm

Đáp án: D

Điểm M có cường độ điện trường tổng hợp

Vì q1 > 0; q2 < 0 nên M phải nằm ngoài A hoặc B

Suy ra, M phải nằm ngoài A sao cho r2 = 1,5r1 = r1 + AB.

⇒ r1 = 36cm (cách A 36cm).

Câu 10. Một hạt bụi khối lượng 10-4g mang điện tích q nằm cân bằng trong điện trường đều có vecto cường độ điện trường Ecó Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống (E = 1600 V/m). Lấy g = 10m/s2. Điện tích của hạt bụi là

A. -1,6.10-6C

B.-6,25.10-7C

C.1,6.10-6C

D.6,25.10-7C

Đáp án: B

Hạt bụi nằm cân bằng trong điện trường đều do tác dụng của trọng lực và lực điện trường

Câu 11. Một quả cầu nhỏ khối lượng 2√3 g mang điện tích 10-5C được treo ở đầu một sợi chỉ tơ đặt trong điện trường đều có vecto cường độ điện trường E nằm ngang (E = 2000 V/m). Khi quả cầu nằm cân bằng, dây treo lệch với phương thẳng đứng góc α là

A.300

B.600

C.450

D.530

Đáp án: A

Quả cầu nằm cân bằng trong điện trường đều do tác dụng của trọng lực P , lực điện trường F và lực căng của dây treo T (hình vẽ)

Câu 12. Một electron bay trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng tích điện trái dấu từ bản âm sang bản dương. Khoảng cách giữa hai bản là 2cm.Cường độ điện trường đều là 9.104V/m. Electron có điện tích e=-1,6.10-19 C, khối lượng m=9,1.10-31 kg. vận tốc ban đầu của electron bằng 0.Thời gian bay của electron là:

A. 1,73.10-8s

B.1,58.10-9s

C.1,6.10-8s

D,1,73.10-9s

Đáp án: B

E có phương vuông góc với hai bản, có chiều từ dương sang bản âm

Lực điện F = qE cùng phương, ngược chiều E vì q = e < 0

Chọn gốc thời gian khi electron bắt đầu chuyển động, ta có:

Câu 13. Đặt bốn điện tích có cùng độ lớn q tại bốn đỉnh của một hình vuông ABCD cạnh a với điện tích dương đặt tại A, D, điện tích âm đặt tại B và C. Xác định cường độ điện trường tổng hợp tại giao điểm hai đường chéo của hình vuông.

Trắc nghiệm Điện trường và cường độ điện trường - Đường sức điện có đáp án năm 2023

Trắc nghiệm Điện trường và cường độ điện trường - Đường sức điện có đáp án năm 2023

Trắc nghiệm Điện trường và cường độ điện trường - Đường sức điện có đáp án năm 2023

Trắc nghiệm Điện trường và cường độ điện trường - Đường sức điện có đáp án năm 2023

Đáp án: A

+ Ta dễ thấy rằng các cường độ điện trường thành phần do các điện tích gây ra tại O chỉ khác nhau về chiều và có cùng độ lớn:

+ Mặc khác các cặp véctơ:

Về mặt độ lớn ta có:

Câu 14. Tại ba đỉnh A, B và C của một hình vuông, cạnh a đặt ba điện tích dương có cùng độ lớn q. Trong đó điện tích tại A và C là điện tích dương, còn điện tích tại B là điện tích âm. Xác định cường độ điện trường tổng hợp do ba điện tích gây ra tại điểm D.

Trắc nghiệm Điện trường và cường độ điện trường - Đường sức điện có đáp án năm 2023

Đáp án: C

+ Các điện tích tại các đỉnh A, B, C và D gây ra tại đỉnh D của hình vuông các véctơ cường độ điện trường EA, EBEC có phương chiều như hình vẽ và độ lớn:

+ Cường độ điện trường tổng hợp có độ lớn:

Câu 15. Tại ba đỉnh A, B và C của một hình vuông ABCD cạnh 6 cm trong chân không, đặt ba điện tích điểm q1 = q3 = 2.10-7C và q2 = -4.10-7 C. Xác định điện tích q4 đặt tại D để cường độ điện trường tổng hợp gây bởi hệ điện tích tại tâm O bằng 0.

A. -4.10-7C

B.3.10-7C

C.-2,5.10-7C

D.5.10-7C

Đáp án: A

+ Cường độ điện trường tổng hợp tại tâm O của hình vuông:

+ Trong đó E1 , E2 , E3 , E4 lần lượt là véctơ cường độ điện trường do các điện tích q1, q2, q3, q4 gây ra tại O.

+ Để cường độ điện trường tại O triệt tiêu thì EO = 0

+ Vì q1 = q3 và AO = CO nên: