Đề thi Học kì 2 Vật Lí lớp 11 có đáp án năm 2021
Đề thi Học kì 2 Vật Lí lớp 11 có đáp án năm 2021
Với bài tập trắc nghiệm Đề kiểm tra học kì 2 có đáp án năm 2021 sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí lớp 11.
Câu 1. Tìm phát biểu sai
A. Chiều của các đường sức từ là chiều của từ trường
B. Qua mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ được một đường sức từ
C. Các đường sức từ là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu
D. Các đường sức từ của cùng một từ trường có thể cắt nhau
Đáp án: D
Các tính chất của đường sức từ:
- Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ. Các đường sức từ của cùng một từ trường không giao nhau.
- Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn hai đầu.
- Chiều của các đường sức từ tuân theo những quy tắc như: quy tắc bàn tay phải, quy tắc vào Nam ra Bắc.
- Quy ước vẽ đường sức từ dày ở chỗ từ trường mạnh và vẽ thưa ở chỗ từ trường yếu
Câu 2. Một vòng dây tròn bán kính R, có dòng điện I chạy qua thì tại tâm vòng dây, cảm ứng từ có độ lớn B. Nếu tăng dòng điện trong vòng trong vòng dây lên 4 lần thì độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây sẽ
A. Tăng 2 lần
B. Giảm 2 lần
C. Tăng 4 lần
D. Giảm 4 lần
Đáp án: C
Ta có:
và
Suy ra: B’/B = 4.
Câu 3. Vecto cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường
A. Nằm theo hướng của lực từ tại điểm đó
B. Có phương tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó
C. Không có hướng xác định
D. Vuông góc với đường sức từ tại điểm đó
Đáp án: B
Véctơ cảm ứng từ đặc trưng cho từ trường tại một điểm – ký hiệu B→
- Có phương tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó.
- Hướng: trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
- Độ lớn:
Câu 4. Một dây dẫn thẳng dài 50cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B=2T. Dây dẫn hợp với vecto cảm ứng từ một góc 45º. Cường độ dòng điện qua dây dẫn là 2A. Lực từ tác dụng lên dây dẫn bằng
A. √2 N B. 2N C. 1N D. 0,5N
Đáp án: A
Lực từ tác dụng lên dây dẫn bằng:
Câu 5.Một electron bay vào trong một từ trường đều theo hướng của từ trường . Bỏ qua tác dụng của trọng lực thì
A. Hướng chuyển động của hạt thay đôi
B. Hướng và độ lớn của vận tốc của hạt không thay đổi
C. Động năng của hạt thay đổi
D. Độ lớn vận tốc của hạt thay đổi
Đáp án: B
Một electron bay vào trong một từ trường đều theo hướng của từ trường B→ . Bỏ qua tác dụng của trọng lực thì hướng và độ lớn của vận tốc của hạt không thay đổi do lực Lo-ren-xơ tác dụng lên electron bằng 0.
Câu 6. Đường sức của từ trường gây ra bởi dòng điện thẳng dài là
A. Những đường thẳng song song cách đều nhau
B. Những đường thẳng song song với dòng điện
C. Những đường tròn nằm trong mặp phẳng vuông góc với dòng điện và có tâm nằm trên dòng điện
D. Những đường tròn nằm trong mặt phẳng song song với dòng điện
Đáp án: C
Đường sức của từ trường gây ra bởi dòng điện thẳng dài là những đường tròn nằm trong mặt phẳng vuông góc với dòng điện và có tâm nằm trên dòng điện.
Câu 7. Từ trường không tác dụng lực từ lên
A. Nam châm khác đặt trong nó
B. Dây dẫn tích điện đặt trong nó
C. Hạt mang điện chuyển động cắt các đường sức từ của từ trường đó
D. Một dây dẫn mang dòng điện đặt trong nó
Đáp án: B
Lực từ F→ là lực tác dụng nên một dòng điện hay một phần tử dòng điện đặt trong từ trường, hạt mang điện chuyển động cắt các đường sức từ của từ trường đó và nam châm khác đặt trong nó.
Câu 8. Một ống dây dài hình trụ có lõi chân không, có dòng điện I=25A chạy qua. Biết cứ mỗi mét chiều dài của ống dây quấn 800 vòng. Độ lớn cảm ứng từ trong long ống dây là
A. 8.10-3T B. 4π.10-3T C. 8π.10-3T D. 18π.10-3T
Đáp án: C
Độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống dây là:
B = 4π.10-7nI = 4π.10-7.800.25 = 8π.10-3T.
Câu 9. Một hạt mang điện tích q=1,6.10-19 C bay vào từ trường đề, cảm ứng từ B=0,5T, lúc lọt vào từ trường vecto vận tốc của hạt có phương vuông góc với từ trường và có độ lớn v=106m/s. Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt đó có độ lớn bằng
A. 0,8.10-14N
B. 8.10-14N
C. 1,6.10-14N
D. 16.10-14N
Đáp án: B
Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt đó có độ lớn bằng:
f = q.v.B.sinα = 1,6.10-19.106.0,5.sin90o = 8.10-14N
Câu 10. Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài, đặt trong không khí. Tại điểm A cách dây 10cm, cảm ứng từ do dòng điện gây ra có độ lớn B=2.10-5T. Cường độ dòng điện trên dây là
A. 5A B. 10A C. 1A D, 0,1A
Đáp án: B
Ta có
Câu 11. Một khung dây tròn gồm 100 vòng dây có dòng điện 10A chạy qua, đặt trong không khí. Caem ứng từ tại tâm khung dây có độ lớn 6,28.10-3T. Bắn kính của khung dây bằng
A. 5cm B. 10cm C. 15cm D. 20cm
Đáp án: B
Ta có:
Câu 12. Một đoạn dây dẫn có độ lại 𝑙 và dòng điện I chạy qua đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ . Lực từ tác dụng lên dùng điện có giá trị cực đại khi góc hợp bởi đoạn dây dẫn mang dòng điện và vecto cảm ứng từ bằng
A. 0o B. 180o C. 90o D, 45o
Đáp án: C
Ta có: F = B.I.𝑙.sinα ⇒ fmax khi sinα = 1 ⇒ α = 90o
Câu 13. Hai dòng điện có cường độ I1=2,25A, I2=3A chạy trong hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 15cm trong chân không, I1 ngược chiều I2. Độ lớn cảm ứng từ do hệ hai dòng điện gây ra tại điểm M cách I2 một đoạn 9cm và cách I1 một đoạn 12cm bằng
A. 0,5.10-5T
B. 0,2√2.10-5T
C. 0,5√2.10-5T
D. 0,2.10-5T
Đáp án: C
Vì AB2 = AM2 + BM2 ⇒ ∆AMB vuông tại M. Các véctơ cảm ứng từ do I1, I2 gây tại M có phương chiều như hình vẽ, có độ lớn:
Câu 14. Treo đoạn dây dẫn có chiều dài 𝑙=10cm, khối lượng m=5g bằng hai dây mảnh, nhẹ sao cho dây dẫn nằm ngang. Biết cảm ứng từ của từ trường hướng thẳng đứng xuống dưới, có độ lớn B=0,05T và dòng điện chạy qua dây dẫn là I=10√3A. Nếu lấy g=10m/s2 thì góc lệch α của dây treo so với phương thẳng đứng là
A. 60º B. 30º C. 15º D. 45º
Đáp án: A
Từ hình vẽ, ta có:
Câu 15. Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với
A. Diện tích giới hạn bởi mạch kín
B. Tốc độ biến thiên từ thong qua mạch kín
C. Độ lớn từ thong qua mạch kín
D. Độ biến thiên từ thong qua mạch kín
Đáp án: B
Định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ: Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch:
Câu 16. Hình nào trong hình DD2.1 xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi chon am châm dịch chuyển lại gần hoặc ra xa vòng dây kín?
Đáp án: B
Câu 17. Khi cường độ dòng điện trong cuộn dây giảm từ 16A đến 12A trong thời gian 0,01s thì suất điện động tự cảm xuất hiện trong cuộn cảm trong khoảng thời gian đó có giá trị bằng 16V. Độ tự cảm của cuộn cảm bằng
A. 0,04H B. 0,16H C. 0,08H D. 0,24H
Đáp án: A
Ta có:
Câu 18. Chọn phát biểu đúng
A. Khi tia sáng truyền từ môi trường kém chiết quang sang môi trường chiết quang hơn thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
B. Khi tia sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường môi trường kém chiết quang thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
C. Khi góc tới bằng 90o thì góc khúc xạ nào cũng bằng 90o
D. Khi tia sáng truyền từ môi trường kém chiết quang sang môi trường chiết quang hơn thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới
Đáp án: A
Khi tia sáng truyền từ môi trường kém chiết quang sang môi trường chiết quang hơn (n1 < n2) thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây là đung khi nói về định luật khúc xạ ánh sáng?
A. Góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới
B. Tia khúc xạ và tia tới đều nằm trong cùng một mặt phẳng gọi là mặt phẳng tới
C. Góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới
D. Tia khúc xạ và tia tới đều nằm cùng một phía so với pháp tuyến tại điểm tới
Đáp án: B
Định luật khúc xạ ánh sáng
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới
- Tia tới và tia khúc nằm ở hai bên pháp tuyến tại điểm tới.
- Đối với hai môi trường trong suất nhất định thì tỉ số giữa sin góc tới (sin i) với sin góc khúc xạ (sin r) luôn là một hằng số.
Câu 20. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là một số
A. Có thể dương hoặc âm
B. Luôn luôn dương có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1
C. Luôn luôn lớn hơn hoặc bằng 1
D. Luôn luôn dương và nhỏ hơn hoặc bằng 1
Đáp án: C
Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là một số luôn luôn lớn hơn hoặc bằng 1.
Câu 21. Một tia sáng truyền từ không khí vào một khối chất trong suốt dưới góc tới 70o thì góc khúc xạ trong khối chất trong suốt là 30o. Chiết suất của chất trong suốt bằng
A. 1,88 B. 4/3 C. 1,67 D. 0,53
Đáp án: A
Ta có:
Với n1 = 1, i = 70o và r = 30o, suy ra
Câu 22. Một tia sáng đi từ chân không đén mặt chất lỏng có chiết suất là . 4/3 dưới góc tới bằng 53o. Góc hợp bởi tia phản xạ và tia khúc xạ bằng
A. 36,8o B. 60o C. 45o D.90o
Đáp án: D
Ta có:
Góc hợp bởi tia phản xạ và tia khúc xạ là:
180o – 37o – 53o = 90o
Câu 23. Một tia sáng truyền trong không khí tới gặp mặt thoáng của một chất lỏng có chiết suất n=√2 thì thấy tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Góc khúc xạ r bằng
A. 30o B. 45o C. 60o D. 90o
Đáp án: A
Để tia phản xạ vuông góc với tia tới thì góc tới i = 45o
Áp dụng định luật khúc xạ ta được:
Câu 24. Một người nhìn thẳng đứng xuống một bể nước, thấy ảnh của hòn sỏi ở đáy bể cách mặt nước một khoảng 90cm. Chiết suất n=4/3. Độ sâu của đấy bể là
A. 160cm B. 150cm C. 120cm D. 100cm
Đáp án: C
Theo hình vẽ và áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng ta được:
Suy ra chiều sâu của bể:
Câu 25. Tia sáng đi từ không khí vào chất lỏng với góc i=60o thì góc khúc xạ r=30o. Khi chiếu tia sáng đo từ chất lỏng ra không khí, muốn có hiện tượng phản xạ toàn phần thì góc tới i phải thoả mãn:
A. i> 420 B. i< 420 C. i> 25,260 D. i> 28,50
Đáp án: C
Ta có:
Góc giới hạn igh thỏa mãn:
Khi chiếu tia sáng đo từ chất lỏng ra không khí, muốn có hiện tượng phản xạ toàn phần thì góc tới i phải thoả mãn i > igh = 35,26.
Câu 26. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần?
A. Cáp quang là dây dẫn sáng ứng dụng hiện tượng phản xạ toàn phần
B. Cáp quang được dung để nội soi trong y học
C. Lăng kính phản xạ toàn phần sử dụng trong ống nhòm, máy ảnh,..không phải là ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần
D. Cáp quang được dung trong viêc truyền thong tin có nhiều ưu điểm hơn cáp đồng
Đáp án: C
Lăng kính phản xạ toàn phần sử dụng trong ống nhòm, máy ảnh,... là ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần.
Câu 27. Vật sáng AB qua thấu kính cho ảnh cùng chiều nhỏ hơn vật 4 lần và cách thấu kính 12cm. tiêu cự của thấu kính là
A. -12cm B. -4cm C. -16cm D. 9,6cm
Đáp án: C
Ảnh của vật cho bởi thấu kính cùng chiều và nhỏ hơn vật, nên ảnh là ảnh ảo và thấu kính phân kì.
Suy ra: d’ = -12m; d = 4│d’│=48cm
Câu 28. Vật thật qua thấu kính hội tụ cho ảnh ngược chiều cao gấp 4 lần vật . Biết ảnh cách vật 150cm. ảnh cách thấu kính một khoảng bằng
A. 30cm B. 24cm C. 120cm D. 90cm
Đáp án: C
Ảnh của vật cho bởi thấu kính ngược chiều với vật, nên ảnh là ảnh thật
Suy ra: d’ = 4d ⇒ d + d’ = d + 4d = 150cm ⇒ d = 30cm; d’ = 120cm.
Câu 29. Mặt một người có điểm cực cận cách mắt 24cm, đặt sát mắt một kính lúp có tiêu cự 4cm, Số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực là
A. 6 B. 5 C. 3,5 D.2
Đáp án: A
Số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực là:
Câu 30. Vật phẳng AB=2cm đặt trước và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính 16cm cho ảnh thật A’B’ cao 8cm, Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là
A. 8cm B. 16cm C. 64cm D. 72cm
Đáp án: C
Ảnh thật, nên
suy ra d’ = 4.d = 64cm