X

Trắc nghiệm Vật Lí 7

Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 12 có đáp án năm 2021 (phần 2)


Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 12 có đáp án năm 2021 (phần 2)

Với bộ Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 12 có đáp án năm 2021 (phần 2) sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí lớp 6.

Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 12 có đáp án năm 2021 (phần 2)

Câu 1: Biên độ dao động của vật là:

  1. Tốc độ dao động của vật
  2. Vận tốc truyền dao động
  3. Độ lệch lớn nhất khi vật dao động
  4. Tần số dao động của vật

Lời giải:

Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là:

  1. Tần số
  2. Vận tốc truyền dao động
  3. Biên độ dao động
  4. Tốc độ dao động

Lời giải:

Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Khi biên độ dao động càng lớn thì:

  1. Âm phát ra càng to
  2. Âm phát ra càng nhỏ
  3. Âm càng bổng
  4. Âm càng trầm

Lời giải:

Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Biên độ dao động càng lớn âm phát ra……….

  1. Càng nhỏ
  2. Càng to
  3. Càng bổng
  4. Càng trầm

Lời giải:

Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Rắc một ít cát lên mặt trống rồi dùng dùi gõ vào mặt trống. Trường hợp nào trống sẽ phát ra âm lớn hơn?

  1. Cát nảy lên cao, rời xa mặt trống
  2. Cát nảy là là mặt trống
  3. Cát văng ra ngoài mặt trống
  4. Cả A và C đều đúng

Lời giải:

Ta có: Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to

⇒ Trường hợp nào trống sẽ phát ra âm lớn hơn là trường hợp cát nảy lên cao, rời xa mặt trống vì khi đó biên độ dao động là lớn nhất

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Khi gõ trống, để có âm lớn phát ra ta phải:

  1. Gõ chậm rãi và đều vào trống
  2. Gõ mạnh vào mặt trống
  3. Chọn rùi trống chắc, khỏe
  4. Gõ nhanh và đều

Lời giải:

Ta có: Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to

⇒ Trường hợp gõ mạnh vào mặt trống tạo ra biên độ dao động lớn, âm phát ra lớn

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Âm thanh phát ra từ trống to hay nhỏ phụ thuộc vào?

  1. Biên độ dao động của mặt trống
  2. Màu sắc của mặt trống
  3. Kích thước của mặt trống
  4. Kích thước của dùi trống

Lời giải:

Ta có: Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to

⇒ Âm thanh phát ra từ trống to hay nhỏ phụ thuộc vào biên độ dao động của mặt trống

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Chọn câu đúng:

  1. Độ to âm thanh phát ra từ trống phụ thuộc biên độ dao động của mặt trống
  2. Độ to âm thanh phát ra từ trống phụ thuộc màu sắc của mặt trống
  3. Độ to âm thanh phát ra từ trống phụ thuộc kích thước của mặt trống
  4. Độ to âm thanh phát ra từ trống phụ thuộc kích thước của dùi trống

Lời giải:

Ta có: Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to

⇒ Âm thanh phát ra từ trống to hay nhỏ phụ thuộc vào biên độ dao động của mặt trống

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Độ to của âm được đo bằng đơn vị:

  1. Đề-xi-mét (dm)
  2. Đề-xi-mét khối ()
  3. Đề-xi-ben (dB)
  4. Mét vuông

Lời giải:

Độ to của âm được đo bằng đơn vị đềxiben (kí hiệu dB)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Trong các đơn vị sau, đơn vị nào là đơn vị của độ to:

  1. Ampe (A)
  2. Đexiben (dB)
  3. Vôn/mét (V/m)
  4. Oát/mét vuông ()

Lời giải:

Độ to của âm được đo bằng đơn vị đềxiben (kí hiệu dB)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Ngưỡng đau làm đau nhức tai và có thể làm điếc tai có độ to là?

  1. 130dB
  2. 10dB
  3. 50dB
  4. 180dB

Lời giải:

Ngưỡng đau làm đau nhức tai và có thể làm điếc tai có độ to là 130dB

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Ngưỡng đau có thể làm điếc tai là:

  1. 60dB
  2. 100dB
  3. 130dB
  4. 150dB

Lời giải:

Ngưỡng đau làm đau nhức tai và có thể làm điếc tai có độ to là 130dB

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Gõ búa vào kẻng thì:

  1. Gõ càng mạnh kêu càng trầm
  2. Gõ càng mạnh kêu càng bổng
  3. Gõ càng mạnh kêu càng to
  4. Gõ càng mạnh kêu càng nhỏ

Lời giải:

Ta có: Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to

Nhận thấy: Gõ cành mạnh, biên độ càng lớn => âm càng to

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Khi biên độ dao động càng lớn thì:

  1. Âm phát ra càng to
  2. Âm phát ra càng nhỏ
  3. Âm càng bổng
  4. Âm càng trầm

Lời giải:

Ta có: Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Một người bình thường nghe tin tức qua radio với độ to của âm vào khoảng 35dB đến 55dB. Như vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe người nghe không?

  1. Làm người nghe nhức đầu
  2. Âm nhỏ quá, không nghe thấy gì
  3. Không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
  4. Âm quá lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng

Lời giải:

Âm khoảng 35dB → 55dB nằm trong ngưỡng bình thường nên không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người nghe

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Vì sao tàu lá dừa dao động với biên độ lớn mà ta không nghe được âm thanh do nó phát ra?

  1. Vì âm thanh nó phát ra quá nhỏ
  2. Vì âm nó phát ra thuộc loại hạ âm
  3. Vì âm do nó phát ra thuộc loại siêu âm
  4. Vì âm nó phát ra quá lớn

Lời giải:

Tàu lá dừa dao động với biên độ lớn mà ta không nghe được âm thanh do nó phát ra vì âm thanh nó phát ra quá nhỏ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Chọn câu trả lời đúng.

Bật quạt số (1) Quyên nghe iếng gió vi vu. Bật số (2) bạn nghe tiếng gió lớn hơn, bật tiếp số (3) bạn nghe tiếng gió lớn nhất. Quyên khẳng định khi bật số (3) cánh quạt quay nhanh nhất. Theo em đúng hay sai?

  1. Đúng, vì lúc đó âm phát ra lớn nhất chứng tỏ không khí bị dao động mạnh nhất hay quạt quay nhanh nhất
  2. Đúng, vì số (3) bao giờ cũng lớn hơn số (1)
  3. Sai, vì tùy theo sự quy định của nhà sản xuất
  4. Cả ba câu trên đều sai

Lời giải:

Khẳng định của Quyên là đúng vì lúc đó âm phát ra lớn nhất chứng tỏ không khí bị dao động mạnh nhất hay quạt quay nhanh nhất

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Chọn câu trả lời đúng.

Khi phơi áo quần thông thường người ta thường vẩy cho áo quần thẳng hơn và sạch bụi. Khi vẩy mạnh ta thường nghe âm thanh lớn hơn là khi vẩy yếu, em hãy giải thích tại sao?

  1. Vì khi vẩy mạnh sẽ làm cho các lớp khí xung quanh dao động mạnh và phát ra âm lớn
  2. Vì khi vẩy mạnh áo quần tự va chạm với nhau mà sinh ra âm lớn
  3. Cả 2 câu trên đều đúng
  4. Cả 2 câu trên đều sai

Lời giải:

Khi vẩy mạnh, ta thường nghe âm thanh lớn hơn khi vẩy yếu vì khi vẩy mạnh sẽ làm cho các lớp khí xung quanh dao động mạnh ⇒ phát ra âm lớn

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Chọn câu trả lời đúng.

Hãy sắp xếp độ to của các âm theo thứ tự từ nhỏ đến lớn

  1. Tiếng xe cộ ngoài đường phố, tiếng trẻ đọc bài, tiếng thì thầm, tiếng máy móc nặng trong công xưởng
  2. Tiếng thì thầm, tiếng trẻ đọc bài, tiếng xe cộ ngoài phố, tiếng máy móc nặng trong công xưởng
  3. Tiếng máy móc nặng trong công xưởng, tiếng xe cộ ngoài phố, tiếng trẻ con đọc bài, tiếng thì thầm
  4. Tiếng trẻ con đọc bài, tiếng thì thầm, tiếng xe cộ, tiếng máy móc nặng trong công xưởng

Lời giải:

Độ to theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là:Tiếng thì thầm, tiếng trẻ đọc bài, tiếng xe cộ ngoài phố, tiếng máy móc nặng trong công xưởng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Hãy sắp xếp độ to của âm theo thứ tự giảm dần?

  1. Tiếng động cơ phản lực, tiếng ồn rất to ngoài phố, tiếng nói chuyện bình thường, tiếng sét.
  2. Tiếng động cơ phản lực, tiếng sét, tiếng ồn rất to ngoài phố, tiếng nói chuyện bình thường.
  3. Tiếng sét, tiếng động cơ phản lực, tiếng ồn rất to ngoài phố, tiếng nói chuyện bình thường.
  4. Tiếng sét, tiếng động cơ phản lực, tiếng nói chuyện bình thường, tiếng ồn rất to ngoài phố.

Lời giải:

Độ to của âm theo thứ tự giảm dần là: Tiếng động cơ phản lực, tiếng sét, tiếng ồn rất to ngoài phố, tiếng nói chuyện bình thường.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Chọn phương án sai

  1. Những âm có tần số dưới 20 dB gọi là hạ âm
  2. Những âm có tần số dưới 20 Hz gọi là hạ âm
  3. Những âm có độ to trên 130 dB gây đau nhức tai
  4. Độ to của âm được đo bằng đơn vị dB

Lời giải:

A – sai vì: Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm

B, C, D – đúng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Chọn phương án đúng:

  1. Những âm có tần số dưới 200dB gọi là hạ âm
  2. Những âm có tần số trên 2000Hz gọi là siêu âm
  3. Những âm có độ to trên 130dB gây đau nhức tai
  4. Độ to của âm được đo bằng đơn vị Hz

Lời giải:

A – sai vì: Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm

B – sai vì: Những âm có tần số trên 20000Hz gọi là siêu âm

C – đúng

D – sai vì: Độ to của âm được đo bằng đơn vị dB

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23: Chọn câu trả lời đúng:

  1. Những âm thanh vượt quá ngưỡng đau là những âm thanh mà tai của con người không nghe được
  2. Siêu âm là loại âm thanh có tần số rất lớn do đó nó là loại âm thanh vượt quá ngưỡng đau
  3. Ngưỡng đau là ngưỡng mà nếu âm thanh có độ to vượt qua ngưỡng đó sẽ làm tai người nghe đau nhức
  4. Cả ba câu trên đều đúng

Lời giải:

A – sai vì có những âm thanh vượt quá ngưỡng đau con người vẫn nghe được

B – sai vì âm có tần số lớn chưa chắc đã có độ to lớn

C – đúng

D – sai

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Chọn câu trả lời sai:

  1. Những âm thanh vượt quá ngưỡng đau là những âm thanh mà tai của con người vẫn có thể nghe được
  2. Siêu âm là loại âm thanh có tần số rất lớn do đó nó là loại âm thanh vượt quá ngưỡng đau
  3. Ngưỡng đau là ngưỡng mà nếu âm thanh có độ to vượt qua ngưỡng đó sẽ làm tai người nghe đau nhức
  4. Ngưỡng đau có thể làm điếc tai là 130dB

Lời giải:

B – sai vì âm có tần số lớn chưa chắc đã có độ to lớn

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Chọn câu trả lời đúng.

Tại sao khi dùng dùi gõ mạnh lên mặt trống ta sẽ nghe to hơn?

  1. Vì đánh mạnh làm cho tần số dao động của mặt trống tăng
  2. Vì đánh mạnh làm cho tần số dao động của mặt trống giảm
  3. Vì đánh mạnh làm cho biên độ dao động của mặt trống tăng
  4. Vì đánh mạnh làm cho biên độ dao động của mặt trống giảm

Lời giải:

Khi dùng dùi gõ mạnh lên mặt trống ta sẽ nghe to hơn vì đánh mạnh làm cho biên độ dao động của mặt trống tăng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 26: Làm thế nào để có tiếng trống vừa cao vừa to?

  1. Kéo căng mặt trống
  2. Gõ mạnh vào mặt trống
  3. Làm đồng thời A và B
  4. Tất cả đều sai

Lời giải:

Khi kéo căng mặt trống và dùng dùi gõ mạnh lên mặt trống ta thấy âm thanh to và cao hơn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 27: Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây thay đổi?

  1. Vận tốc truyền âm
  2. Tần số dao động âm
  3. Biên độ dao động âm
  4. Cả ba đại lượng trên

Lời giải:

Khi truyền đi xa:

  • Vận tốc truyền âm, tần số dao động âm: không thay đổi
  • Biên độ âm: thay đổi

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28: Chọn câu trả lời đúng:

  1. Khi truyền đi xa, vận tốc truyền âm thay đổi.
  2. Khi truyền đi xa, tần số âm không đổi.
  3. Khi truyền đi xa, biên độ âm không đổi.
  4. Tất cả đều sai.

Lời giải:

Khi truyền đi xa:

  • Vận tốc truyền âm, tần số dao động âm: không thay đổi
  • Biên độ âm: thay đổi

Đáp án cần chọn là: B

Câu 29: Chọn câu trả lời sai.

  1. Biên độ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra càng to
  2. Cùng một động tác gảy đàn như nhau, dây đàn càng căng thì âm phát ra càng cao và ngược lại
  3. Không thể thay đổi độ to của âm phát ra khi đánh trên một dây đàn
  4. Khi gảy đàn ở các dây khác nhau thì chúng ta có thể nghe được các âm khác nhau

Lời giải:

A, B, D – đúng

C – sai vì: có thể thay đổi độ to của âm phát ra khi đánh trên một dây đàn

Đáp án cần chọn là: C

Câu 30: Chọn câu trả lời đúng.

  1. Biên độ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra càng bổng
  2. Cùng một động tác gảy đàn như nhau, dây đàn càng căng thì âm phát ra càng cao và ngược lại
  3. Không thể thay đổi độ to của âm phát ra khi đánh trên một dây đàn
  4. Khi gảy đàn ở các dây khác nhau thì chúng ta có thể nghe được các âm giống nhau

Lời giải:

A – sai vì: Biên độ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra càng cao

B – đúng

C – sai vì: Có thể thay đổi độ to của âm phát ra khi đánh trên một dây đàn

D – sai vì: Khi gảy đàn ở các dây khác nhau thì chúng ta có thể nghe được các âm khác nhau

Đáp án cần chọn là: B

Câu 31: Câu phát biểu nào đúng?

  1. Biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to
  2. Đơn vị đo độ to của âm là dexiben (dB)
  3. Dao động càng yếu âm phát ra càng nhỏ
  4. Tất cả đều đúng

Lời giải:

  • Biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to
  • Đơn vị đo độ to của âm là dexiben (dB)
  • Dao động càng yếu âm phát ra càng nhỏ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 32: Âm phát ra càng to khi nguồn âm…………..

  1. Có kích thước càng lớn
  2. Dao động mạnh
  3. Dao động càng nhanh
  4. Có khối lượng càng lớn

Lời giải:

Âm phát ra càng to khi nguồn âm dao động mạnh

Đáp án cần chọn là: B

Câu 33: Vật phát ra âm to hơn khi nào?

  1. Khi vật dao động nhanh hơn
  2. Khi vật dao động mạnh hơn
  3. Khi vật dao động lớn hơn
  4. Tất cả các trường hợp trên

Lời giải:

Âm phát ra càng to khi nguồn âm dao động mạnh

Đáp án cần chọn là: B

Câu 34: Yếu tố nào quyết định độ to của âm?

  1. Biên độ dao động âm
  2. Tần số và biên độ dao động âm
  3. Biên độ và thời gian dao động âm
  4. Tất cả các yếu tố trên

Lời giải:

Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động âm

Đáp án cần chọn là: A

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác: