Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 17 có đáp án năm 2021 (phần 2)
Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 17 có đáp án năm 2021 (phần 2)
Với bộ Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 17 có đáp án năm 2021 (phần 2) sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí lớp 6.
Câu 1: Vật nhiễm điện là vật:
- Có khả năng làm biến dạng các vật khác
- Có khả năng truyền vận tốc cho các vật khác
- Có khả năng hút hay đẩy các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác
- Có khả năng làm biến dạng hoặc truyền chuyển động cho các vật khác
Lời giải:
Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút hay đẩy các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Nhiều vật sau khi cọ xát ………… các vật khác
- Có khả năng đẩy
- Có khả năng hút
- Có khả năng hút hay đẩy
- Không có khả năng hút hay đẩy
Lời giải:
Ta có, nhiều vật sau khi bị cọ xát sẽ nhiễm điện
Mà vật nhiễm điện là vật có khả năng hút hay đẩy các vật khác
→ Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng hút hay đẩy các vật khác.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Câu khẳng định nào dưới đây là đúng?
- Thanh nam châm luôn bị nhiễm điện do nó hút được các vụn sắt.
- Thanh sắt luôn bị nhiễm điện vì nó hút được mảnh nam châm.
- Khi bị cọ xát, thanh thuỷ tinh bị nhiễm điện vì khi đó nó hút được các vụn giấy.
- Mặt đất luôn bị nhiễm điện vì nó hút mọi vật gần nó.
Lời giải:
A, B: Thanh nam châm hút được các vụn sắt và thanh sắt hút được mảnh nam châm là do tính chất từ
D: Mặt đất hút mọi vật gần nó là do lực hấp dẫn
C: đúng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào dưới đây?
- Áp sát thước nhựa vào một cực của pin.
- Áp sát thước nhựa vào một đầu của thanh nam châm.
- Hơ nóng nhẹ thước nhựa trên ngọn lửa.
- Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô.
Lời giải:
Ta có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy:
- Mà không cần cọ xát
- Sau khi cọ xát bằng miếng vải ẩm
- Sau khi cọ xát bằng miếng vải khô
- Sau khi cọ xát bằng mảnh nilong
Lời giải:
Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy khi bị nhiễm điện bằng cách cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Cách nào trong các cách sau đây làm thước nhựa nhiễm điện?
- Đập nhẹ thước nhựa nhiều lần trên bàn.
- Cọ xát mạnh thước nhựa lên mảnh vải khô nhiều lần.
- Chiếu ánh sáng đèn vào thước nhựa.
- Cả A, B, C đều đúng.
Lời giải:
Thước nhựa bị nhiễm điện bằng cách cọ xát thước nhựa lên mảnh vải khô.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Dùng mảnh vải khô để cọ xát thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích?
- Một ống bằng gỗ
- Một ống bằng thép
- Một ống bằng giấy
- Một ống bằng nhựa
Lời giải:
Ống nhựa có khả năng bị nhiễm điện bằng cách cọ xát nó với mảnh vải khô.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy. Vì sao?
- Vì mảnh phim nhựa được làm sạch bề mặt.
- Vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.
- Vì mảnh phim nhựa có tính chất từ như nam châm.
- Vì mảnh phim nhựa bị nóng lên.
Lời giải:
Khi dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện do cọ xát
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Nhiều vật sau khi bị cọ xát …… các vật khác.
- Có khả năng đẩy
- Có khả năng hút
- Có khả năng hút hay đẩy
- Không đẩy và không hút.
Lời giải:
Ta có:
- Nhiều vật khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện
- Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút hay đẩy các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác
⇒ Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút hay đẩy các vật khác
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Chọn câu đúng:
- Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng đẩy các vật khác.
- Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.
- Nhiều vật sau khi bị cọ xát có thể đẩy hoặc hút các vật khác.
- Nhiều vật sau khi bị cọ xát không đẩy và không hút các vật khác.
Lời giải:
Ta có:
- Nhiều vật khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện
- Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút hay đẩy các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác
⇒ Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng đẩy hoặc hút các vật khác.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Chọn câu sai?
- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
- Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.
- Vật mang điện tích có khả năng hút các vật khác.
- Các vật bị nhiễm điện chỉ có khả năng hút nhau.
Lời giải:
A, B, C – đúng
D – sai vì: Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút hay đẩy các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Chọn câu đúng?
- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
- Vật bị nhiễm điện chỉ có khả năng hút các vật khác.
- Vật mang điện tích chỉ có khả năng hút các vật khác.
- Các vật bị nhiễm điện chỉ có khả năng đẩy nhau.
Lời giải:
A – đúng
B, C, D – sai vì: Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút hay đẩy các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy :
- Mà không cần cọ xát.
- Trước khi cọ xát bằng mảnh lụa.
- Sau khi cọ xát bằng miếng vải khô.
- Trước khi cọ xát bằng mảnh nilông.
Lời giải:
Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy sau khi bị cọ xát bằng miếng vải khô
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Chọn câu đúng:
- Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy mà không cần cọ xát.
- Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy trước khi cọ xát bằng mảnh lụa.
- Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy sau khi cọ xát bằng miếng vải khô.
- Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy trước khi cọ xát bằng mảnh nilông.
Lời giải:
Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy sau khi bị cọ xát bằng miếng vải khô
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Thanh thuỷ tinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng:
- Hút được vải khô
- Hút được nilông
- Hút được mảnh giấy vụn
- Hút được thanh thước nhựa
Lời giải:
Thanh thủy tinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng hút được các vật nhỏ khô như: mẩu giấy vụn, mẩu len vụn, sợi tóc nhỏ hay các mẩu vải khô vụn
Ta suy ra:
A – sai vì không biết là tấm vải khô hay mẩu vải khô
B – sai
C – đúng
D – sai vì thanh thủy tinh sau khi bị nhiễm điện do cọ xát không hút được thanh thước nhựa
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Chọn câu đúng:
- Thanh thuỷ tinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng hút được vải khô
- Thanh thuỷ tinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng hút được nilông
- Thanh thuỷ tinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng hút được mảnh giấy vụn
- Thanh thuỷ tinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng hút được thanh thước nhựa
Lời giải:
Thanh thủy tinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng hút được các vật nhỏ khô như: mẩu giấy vụn, mẩu len vụn, sợi tóc nhỏ hay các mẩu vải khô vụn
Ta suy ra:
A – sai vì không biết là tấm vải khô hay mẩu vải khô
B – sai
C – đúng
D – sai vì thanh thủy tinh sau khi bị nhiễm điện do cọ xát không hút được thanh thước nhựa
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng ……... bóng đèn bút thử điện.
- Làm cháy
- Làm sáng
- Làm tắt
- Cả A, B và C đều sai.
Lời giải:
Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Chọn câu đúng:
- Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm cháy bóng đèn bút thử điện
- Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện
- Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm tắt bóng đèn bút thử điện
- Cả A, B và C đều sai.
Lời giải:
Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19: Một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do:
- Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao.
- Sự cọ xát mạnh giữa các luồng không khí.
- Gió làm cho đám mây bị nhiễm điện.
- Cả ba câu trên đều sai.
Lời giải:
Một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do sự cọ xát mạnh giữa các luồng không khí với nhau.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20: Các đám mây tích điện là do nguyên nhân:
- Gió thổi làm lạnh các đám mây
- Hơi nước chuyển động cọ xát với không khí
- Khi nhiệt độ đám mây tăng
- Khi áp suất của đám mây thay đổi đột ngột
Lời giải:
Các đám mây tích điện là do nguyên nhân: Hơi nước chuyển động cọ xát với không khí.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 21: Khi đưa một cây thước nhựa lại gần một sợi tóc:
- Cây thước hút sợi tóc.
- Cây thước đẩy sợi tóc.
- Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ hút sợi tóc.
- Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ đẩy sợi tóc ra xa.
Lời giải:
- Trước khi cây thước nhựa bị cọ xát thì nó không có phản ứng gì với sợi tóc
- Sau khi cây thước nhựa bị cọ xát vào mảnh vải khô nó sẽ trở thành vật nhiễm điện và có thể hút sợi tóc
Đáp án cần chọn là: C
Câu 22: Khi thời tiết hanh khô, chải tóc bằng lược nhựa ta thấy nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút thẳng ra. Điều này do :
- Lược nhựa bị nhiễm điện
- Tóc bị nhiễm điện.
- Lược và tóc đều bị nhiễm điện
- Không câu nào đúng.
Lời giải:
Khi thời tiết hanh khô, chải tóc bằng lược nhựa ta thấy nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút thẳng ra là do lược nhựa và tóc đã bị nhiễm điện
Đáp án cần chọn là: C
Câu 23: Ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa kéo thẳng ra, vì:
- Lược nhựa chuyển động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra
- Các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra
- Tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra
- Khi cọ xát với tóc, lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.
Lời giải:
Khi thời tiết hanh khô, chải tóc bằng lược nhựa ta thấy nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút thẳng ra là do khi cọ xát với tóc, lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 24: Tại sao cánh quạt trong các quạt điện thường xuyên quay mà vẫn có rất nhiều bụi dính vào?
- Vì các hạt bụi nhỏ và rất dính.
- Vì cánh quạt có điện.
- Vì cánh quạt khi quay sẽ cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện.
- Vì các hạt bụi bay trong không khí bị nhiễm điện.
Lời giải:
Cánh quạt trong các quạt điện thường xuyên quay mà vẫn có rất nhiều bụi bám vào vì cánh quạt khi quay sẽ cọ xát với không khí ⇒ bị nhiễm điện ⇒ hút các hạt bụi bẩn
Đáp án cần chọn là: C
Câu 25: Sau thời gian hoạt động cánh quạt dính nhiều bụi vì:
- Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện
- Cánh quạt bị ẩm nên hút bụi
- Một số chất nhờn trong không khí đọng lại
- Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt
Lời giải:
Cánh quạt trong các quạt điện thường xuyên quay mà vẫn có rất nhiều bụi bám vào vì cánh quạt khi quay sẽ cọ xát với không khí ⇒ bị nhiễm điện ⇒ hút các hạt bụi bẩn
Đáp án cần chọn là: A
Câu 26: Tại sao khi lau kính bằng các khăn vải khô ta thấy không sạch bụi?
- Vì khăn vải khô làm kính bị trầy xước.
- Vì khăn vải khô không dính được các hạt bụi.
- Vì khăn vải khô làm kính bị nhiễm điện nên sẽ hút các hạt bụi và các bụi vải.
- Cả ba câu đều sai.
Lời giải:
Khi lau kính bằng các khăn vải khô, ta thấy không sạch hết bụi vì khăn vải khô làm kính bị nhiễm điện nên sẽ hút các hạt bụi và các bụi vải lại => không sạch bụi
Đáp án cần chọn là: C
Câu 27: Khi lau kính bằng dẻ khô ta thấy các sợi bông bám vào kính bởi:
- Tấm kính bị nóng lên nên có thể hút các sợi bông
- Nhiệt độ của tấm kính thay đổi do vậy nó hút các sợi bông
- Tấm kính bị nhiễm điện do vậy nó hút các sợi bông
- Khi lau chùi, kính bị xước và hút các sợi bông
Lời giải:
Khi lau kính bằng các khăn vải khô, ta thấy không sạch hết bụi vì khăn vải khô làm kính bị nhiễm điện nên sẽ hút các sợi bông.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 28: Làm thế nào để biết một vật bị nhiễm điện?
- Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật hút các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện.
- Đưa vật đến gần các vật khác đã bị nhiễm điện, nếu chúng hút hay đẩy nhau thì kết luận vật nhiễm điện.
- Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật đẩy các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện.
- Câu A và C đều đúng.
Lời giải:
Ta có: Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút hay đẩy các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác
⇒ Để biết một vật bị nhiễm điện hay không ta có thể:
- Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật hút các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện.
- Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật đẩy các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 29: Có thể nhận biết vật nhiễm điện bằng cách:
- Đưa vật lại gần các mẩu giấy vụn, các mẩu giấy bị hút hoặc đẩy
- Đưa vật nhẹ lại gần nó sẽ bị hút
- Đưa các sợi tơ lại gần nó bị duỗi thẳng
- Đưa các sợi tóc lại gần tóc bị xoắn lại
Lời giải:
Ta có: Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút hay đẩy các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác
⇒ Để biết một vật bị nhiễm điện hay không ta có thể:
- Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật hút các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện.
- Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật đẩy các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 30: Ở xứ lạnh, vào mùa đông, một người đi tất (vớ) trên một sàn nhà được trải thảm, khi đưa tay vào gần các tay nắm cửa bằng kim loại thì nghe thấy có tiếng lách tách nhỏ và tay người đó bị điện giật. Hãy giải thích vì sao?
- Vì khi đi trên thảm, có sự cọ xát với thảm nên bị nhiễm điện.
- Do hiện tượng phóng điện giữa người và tay nắm cửa.
- Cả A và B đều sai
- Cả hai câu A và B đều đúng.
Lời giải:
Ở xứ lạnh, vào mùa đông, một người đi tất (vớ) trên một sàn nhà được trải thảm, khi đưa tay vào gần các tay nắm cửa bằng kim loại thì nghe thấy có tiếng lách tách nhỏ và tay người đó bị điện giật.
Sở dĩ có hiện tượng này là do:
- Khi đi trên thảm, có sự cọ xát với thảm nên bị nhiễm điện ⇒ nghe thấy tiếng lách tách nhỏ
- Khi đưa tay vào nắm cửa bằng kim loại do hiện tượng phóng điện giữa người và tay nắm cửa ⇒ tay người đó bị điện giật.
Đáp án cần chọn là: D