X

VBT HĐTN 5 Kết nối tri thức

Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 5 trang 23, 25 Tuần 10: Tâm sự thấy trò giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ thầy trò - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải vở bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 5 trang 23, 25 Tuần 10: Tâm sự thấy trò giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ thầy trò sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh làm bài tập về nhà trong VBT HĐTN lớp 5.

Giải Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 5 trang 23, 25 Tuần 10: Tâm sự thấy trò giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ thầy trò - Kết nối tri thức

Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 23 Bài tập 1: Suy nghĩ về những vấn đề thường nảy sinh trong mối quan hệ thầy trò: những điều khiến em băn khoăn, khó xử

Em cần: Bút màu hoặc sợi dây len.

Em làm: Nghĩ về thầy cô của em.

Vẽ một sợi dây với những vòng thắt (hoặc dùng một sợi len và thắt nút), mỗi một nút thắt là một vấn đề em còn băn khoăn, khó xử trong mối quan hệ với thầy cô.

Điều khiến thầy cô giận em

Điều khiến em cảm thấy khó hiểu

...........

Để gỡ được những nút thắt ấy, em nghĩ mình cần làm gì?

 

Đặt mình vào vị trí thầy cô để hiểu thầy cô hơn.

 

Gặp thầy cô nói chuyện để thầy cô hiểu mình.

 

Viết thư gửi thầy cô để giải thích hiểu lầm.

- Số nút thắt em đã gỡ được:

- Có nút thắt nào em chưa gỡ được? Vì sao?

- Người có thể giúp em gỡ nút thắt ấy:

- Cảm nhận của em sau khi đã gỡ được các nút thắt:

Trả lời:

Vẽ một sợi dây với những vòng thắt (hoặc dùng một sợi len và thắt nút), mỗi một nút thắt là một vấn đề em còn băn khoăn, khó xử trong mối quan hệ với thầy cô.

Điều khiến thầy cô giận em

Điều khiến em cảm thấy khó hiểu

Những điều thầy cô trót hiểu lầm về em

Để gỡ được những nút thắt ấy, em nghĩ mình cần làm gì?

 

Đặt mình vào vị trí thầy cô để hiểu thầy cô hơn.

x

Gặp thầy cô nói chuyện để thầy cô hiểu mình.

 

Viết thư gửi thầy cô để giải thích hiểu lầm.

- Số nút thắt em đã gỡ được: 02

- Có nút thắt nào em chưa gỡ được? Vì sao?: Những điều thầy cô trót hiểu lầm về em

- Người có thể giúp em gỡ nút thắt ấy: Em sẽ tìm cô giáo trình bày rõ sự việc để cô không còn hiểu lầm về mình nữa.

- Cảm nhận của em sau khi đã gỡ được các nút thắt: Em cảm thấy rất thoải mái vui vẻ và yêu mến thầy cô giáo của mình nhiều hơn.

Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 25 Bài tập 2: Liệt kê, mô tả một số tình huống từng gây hiểu lầm giữa em và thầy cô rồi thử tìm cách xử lí cùng các bạn trên lớp.

Tình huống 1:

 

Tình huống 2:

Tình huống 3:

Trả lời:

Tình huống 1:Thầy giáo thấy em không nhiệt tình tham gia hoạt động ở lớp nên đã khiển trách. Thầy không biết là em đang ốm nên thầy tỏ ra khá nghiêm khắc.

Cách giải quyết:

- Em đặt mình vào vị trí của thầy để hiểu được vì sao thầy không hài lòng.

- Em xin gặp riêng thầy để trình bày vấn đề của mình một cách trung thực.

Tình huống 2: Cô giáo không để ý là em thường giơ tay xin phát biểu rất lâu. Cô hay bỏ qua không mời em nói. Em cảm thấy rất buồn, cho rằng cô không coi trọng ý kiến của mình.

Cách giải quyết:

Em suy nghĩ kĩ hơn để phỏng đoán vì sao cô Cô không nhìn thấy em vì em ngồi ở góc lớp: Cô cho rằng em luôn thuộc bài nên sẽ chỉ hỏi các bạn thường ít tham gia xây dựng bài thôi... Em mạnh dạn viết thư hoặc gặp riêng cô để hỏi cô về việc này.

Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 25 Bài tập 3: Suy nghĩ về những việc làm cụ thể để vun đắp tình thầy trò

Em cần:

- Một cuốn sổ hoặc những tờ giấy ghim thành cuốn sổ; bút màu, bút chì.

- Tờ bìa màu, kéo, băng dính hoặc hồ dán.

Em làm:

- Đặt tên và trang trí bìa cho cuốn sổ của em.

- Dành mỗi trang trong cuốn sổ để ghi chép về một thầy (cô) của em.

- Em đã ghi tên những thầy (cô) nào, thầy (cô) ấy dạy môn học gì?

- Thầy (cô) ấy có điều gì đặc biệt khiến em thấy thú vị, ấn tượng?

- Cắt tờ bìa thành những hình dáng khác nhau và trên mỗi tờ bìa hãy ghi lên đó những việc em muốn làm cho thầy cô của mình.

 

 

   

- Em nghĩ thầy cô sẽ cảm thấy thế nào khi em thực hiện những việc làm trên?

Trả lời:

- Đặt tên và trang trí bìa cho cuốn sổ của em: “Tâm sự của em”

- Dành mỗi trang trong cuốn sổ để ghi chép về một thầy (cô) của em

- Em đã ghi tên những thầy (cô) nào, thầy (cô) ấy dạy môn học gì: Em đã ghi tên cô Hoàng Anh – dạy Hóa.

- Thầy (cô) ấy có điều gì đặc biệt khiến em thấy thú vị, ấn tượng: Cô Hoàng Anh là người rất vui tính, hòa đồng, gẫn gũi với mọi người.

- Cắt tờ bìa thành những hình dáng khác nhau và trên mỗi tờ bìa hãy ghi lên đó những việc em muốn làm cho thầy cô của mình.

Tạo các hoạt động ngoại khóa và mời tham gia cùng,

Mời cô tham gia buổi liên hoan cùng cả lớp

- Em nghĩ thầy cô sẽ cảm thấy thế nào khi em thực hiện những việc làm trên?: Theo em, các thầy cô sẽ rất vui và hạnh phúc.

Tham khảo giải SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 5 hay khác:

Xem thêm các bài giải vở bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: