Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 7 (Viết: Viết tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc) - Kết nối tri thức
Lời giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 7 Viết: Viết tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc sách Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 4 làm bài tập trong Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 7.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 7 (Viết: Viết tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc) - Kết nối tri thức
Bài 1 (trang 7 VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 2): Đọc đoạn văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 4, tập hai, trang 10 – 11) và thực hiện yêu cầu.
a. Tìm phần mở đầu, triển khai và kết thúc của đoạn văn.
Mở đầu |
Câu số: |
Triển khai |
Câu số: |
Kết thúc |
Câu số: |
b. Nối nội dung tương ứng với từng phần của đoạn văn.
Phần |
|
Nội dung |
Mở đầu |
Khẳng định tình cảm bền chặt với người bạn thân. |
|
Triển khai |
Cho biết người bạn thân là ai. |
|
Kết thúc |
Nêu những kỉ niệm gắn bó, thân thiết với bạn và tình cảm dành cho bạn. |
c. Tìm trong phần triển khai nội dung:
– Câu nêu kỉ niệm về người bạn:
……………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………….
– Từ ngữ trực tiếp biểu đạt tình cảm, cảm xúc:
……………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………….
– Suy nghĩ, việc làm thể hiện tình cảm, cảm xúc dành cho bạn:
……………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………….
Trả lời:
a.
- Phần mở đầu: (1) Nhỏ Thầm là cô bạn thân duy nhất của tôi.
- Triển khai: (2) Chúng tôi cùng lớn lên bên nhau, ngày ngày cùng đi chung một con đường đến lớp, cùng chia sẻ với nhau những vui buồn trong cuộc sống... (3) Tình cảm mà tôi cảm nhận được ở nhỏ Thắm là một tình bạn ấm áp và thân thiết. (4) Chúng tôi thân nhau đến mức đứa này đã quen với sự có mặt của đứa kia bên cạnh. (5) Trước đây, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có một ngày chúng tôi xa nhau. (6) Vì vậy, khi nhỏ Thằm đi xa, tôi nhận ra tôi nhớ nó biết chừng nào. (7) Và nó nữa, chắc nó cũng nhớ tôi lầm.
- Kết thúc: (8) Nhưng tôi tin chắc rằng dù xa cách, tình bạn thân thiết giữa tôi và nhỏ Thầm sẽ mãi mãi không thay đổi.
b.
- Câu nêu kỉ niệm về người bạn: (2) Chúng tôi cùng lớn lên bên nhau, ngày ngày cùng đi chung một con đường đến lớp, cùng chia sẻ với nhau những vui buồn trong cuộc sống...
- Từ ngữ trực tiếp biểu đạt tình cảm, cảm xúc: ấm áp và thân thiết.
- Suy nghĩ, việc làm thể hiện tình cảm, cảm xúc dành cho bạn: (6) Vì vậy, khi nhỏ Thằm đi xa, tôi nhận ra tôi nhớ nó biết chừng nào. (8) Nhưng tôi tin chắc rằng dù xa cách, tình bạn thân thiết giữa tôi và nhỏ Thầm sẽ mãi mãi không thay đổi.
Bài 2 (trang 7 VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 2): Theo em, người viết có thể biểu lộ tình cảm, cảm xúc bằng những cách nào?
……………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………….
Trả lời:
- Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc thường có 3 phần. Đó là mở đầu, triển khai, kết thúc.
- Nội dung chính của các phần:
+ Mở đầu: Giới thiệu người sẽ thể hiện tình cảm, cảm xúc là ai?
+ Triển khai: Nêu những kỉ niệm gắn bó, thân thiết với người đó và tình cảm dành cho họ.
+ Kết thúc: Khẳng định tình cảm bền chặt với họ
- Người viết có thể biểu lộ tình cảm, cảm xúc bằng những cách: nêu tình cảm, cảm xúc đó là gì, được biểu hiện ra sao, thông qua những kỉ niệm nào,....