Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 23: Giới thiệu sách Dế Mèn phiêu lưu kí - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 23: Giới thiệu sách Dế Mèn phiêu lưu kí sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 23: Giới thiệu sách Dế Mèn phiêu lưu kí - Kết nối tri thức
Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu gạch ngang
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 88 Bài 1: Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 115).
Trả lời:
Công dụng của dấu gạch ngang |
|
a |
Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật Ngô Thì Sĩ. |
b |
Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. |
c |
Nối các từ ngữ trong một liên danh hai vùng biển. |
d |
Đánh dấu các ý liệt kê các sinh vật kì thú dưới đại dương. |
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 89 Bài 2: Chép lại đoạn văn ở bài tập 2 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 116) sau khi đã thêm dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp.
Trả lời:
Những trí tuệ vĩ đại – bộ sách viết về một số nhà khoa học nổi tiếng thế giới gồm 5 cuốn. Các bạn nhỏ có thể tìm thấy nhiều thông tin thú vị trong mỗi cuốn sách nhỏ ấy:
– Tét-xla – một kĩ sư điện người Mỹ đã phát minh ra dòng điện xoay chiều;
– Ma-ri Quy-ri – người phụ nữ gốc Ba Lan đã khám phá ra chất phóng xạ,...
(Theo Nguyễn Bảo Ngân)
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 89 Bài 3: Viết 1 – 2 câu có sử dụng dấu gạch ngang với một trong những công dụng sau:
a. Đánh dấu các ý liệt kê.
b. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
c. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
Trả lời:
Hà Nội – thủ đô nghìn năm văn hiến của Việt Nam được mệnh danh là một trong những thành phố đáng sống. Nơi đây quy tụ những tinh hoạ bậc nhất:
– Là thành phố hội tụ những giá trị văn hoá, văn hiến lớn nhất Việt Nam;
– Là thành phố quy tụ hoạt động chính trị trong và ngoài nước lớn;
– Là thành phố vì hoà bình và có chế độ phúc lợi xã hội tốt của Việt Nam.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 90 Bài 4: Dùng dấu gạch ngang hoặc dấu hai chấm điền vào ô trống trong đoạn văn dưới đây:
Giáo sư Lương Định Của (1920 1975) nhà nông học xuất sắc luôn đi đầu trong lĩnh vực cải tạo giống cây trồng của Việt Nam. Ông từng đảm nhận nhiều cương vị quan trọng Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp, Viện trưởng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm,... Với năng lực và niềm say mê nghiên cứu, ông đã lai tạo thành công nhiều giống lúa có năng suất cao. Bà con nông dân yêu thương gọi Giáo sư Bác sĩ Nông học Lương Định Của bằng cái tên Nhà bác học của đồng ruộng.
(Theo Phúc Định)
Trả lời:
Giáo sư Lương Định Của (1920 – 1975) – nhà nông học xuất sắc – luôn đi đầu trong lĩnh vực cải tạo giống cây trồng của Việt Nam. Ông từng đảm nhận nhiều cương vị quan trọng: Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp, Viện trưởng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm,... Với năng lực và niềm say mê nghiên cứu, ông đã lai tạo thành công nhiều giống lúa có năng suất cao. Bà con nông dân yêu thương gọi Giáo sư – Bác sĩ Nông học Lương Định Của bằng cái tên: Nhà bác học của đồng ruộng.
Viết: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
Đề bài: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 90 Bài 1: Dựa vào các ý đã tìm được trong hoạt động Viết ở Bài 22, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.
Trả lời:
Đọc xong câu chuyện “Tấm Cám”, em yêu mến và ngưỡng mộ cô Tấm thật nhiều! Không hiểu sao, cô Tấm lại có thể hiền lành, nhẫn nại và nhường nhịn chị Cám, mẹ dì ghẻ đến vậy. Cùng là chị em, không hiểu sao Cám lại ác độc, so đo với Tấm như vậy. Cám đều muốn tranh những phần tốt về mình: bắt được nhiều cá hơn, được đi dự hội, được đi kén vợ, cướp công Tấm trước mặt nhà vua… Ấy vậy, Tấm vẫn đến được bờ thiện lương, tìm được hạnh phúc cuối cùng bên nhà vua. Thật vậy, cuộc sống tốt đẹp sẽ do chính bản thân ta gây dựng nên – làm những điều thiện, việc thiện, ắt sẽ có những người muốn yêu thương, giúp đỡ lại ta (như ông bụt, như nhà vua, như cụ bà nuôi Thị…). Em sẽ nỗ lực để rèn cho mình những đức tính tốt đẹp như cô Tấm và giới thiệu câu chuyện tới nhiều người bạn đọc hơn nữa.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 91 Bài 2: Đọc soát và chỉnh sửa.
Trả lời:
- Em đọc soát và chỉnh sửa đoạn văn mình vừa viết.
Vận dụng
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 91 Bài tập: Tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài. Viết 4 – 5 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn.
Trả lời:
Nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại cho em nhiều suy nghĩ. Dế Mèn là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Cậu ta có vẻ đẹp về hình thể, nhưng về tính tính thì còn kiêu căng, ngạo mạn dẫn đến hậu quả cho bạn bè xung quanh và chính bản thân. Qua bài học đó cùng với bản tính trượng nghĩa, trong hành trình phiêu lưu Dế Mèn đã giúp đỡ rất nhiều người, để lại ấn tượng tốt trong lòng bè bạn. Em thật sự yêu thích nhân vật này.
Tham khảo giải SGK Tiếng Việt lớp 5: