Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 3: Tuổi ngựa - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 3: Tuổi ngựa sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 3: Tuổi ngựa - Kết nối tri thức
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 12 Bài 1: Những từ in đậm trong các câu dưới đây được dùng để thay thế cho những từ ngữ nào?
a. Nắng vàng óng. Lúa cũng vậy.
b. Cây tre này cao và thẳng. Các cây kia cũng thế.
c. Cánh đồng vàng ruộm báo hiệu một vụ mùa bội thu. Đó là thành quả lao động vất vả, “một nắng hai sương” của các cô bác nông dân.
Trả lời:
a. Từ “vậy” được dùng để thay cho: vàng óng
b. Từ “thế” được dùng để thay cho: cao và thẳng
c. Từ “vậy” được dùng để thay cho: Cánh đồng vàng ruộm báo hiệu một vụ mùa bội thu.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 12 Bài 2: Gạch dưới từ để hỏi trong những đoạn trích dưới đây:
a. Cốc! Cốc! Cốc! - Ai gọi đó? - Tôi là Thỏ. (Võ Quảng) |
b. Bé nằm ngẫm nghĩ - Nắng ngủ ở đâu? - Nắng ngủ nhà nắng Mai lại gặp nhau. (Thụy Anh) |
c. Mùa nào phượng vĩ Nở đỏ rực trời Ở khắp nơi nơi Ve kêu ra rả? (Câu đố) |
Trả lời:
a. Cốc! Cốc! Cốc! - Ai gọi đó? - Tôi là Thỏ. (Võ Quảng) |
b. Bé nằm ngẫm nghĩ - Nắng ngủ ở đâu? - Nắng ngủ nhà nắng Mai lại gặp nhau. (Thụy Anh) |
c. Mùa nào phượng vĩ Nở đỏ rực trời Ở khắp nơi nơi Ve kêu ra rả? (Câu đố) |
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 12, 13 Bài 3: Đọc Câu chuyện hạt thóc ở bài tập 3 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 21) và trả lời câu hỏi.
a. Các từ in đậm trong câu chuyện được dùng để làm gì?
b. Trong số các từ đó, những từ nào chỉ người nói, những từ nào chỉ người nghe?
Trả lời:
a. Các từ in đậm (tôi, bạn, cậu, tớ) trong câu chuyện được dùng để xưng hô.
b. – Những từ dùng để chỉ người nói: tôi, tớ.
– Những từ dùng để chỉ người nghe: bạn, cậu.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 13 Bài 4: Tìm đại từ xưng hô trong những câu thơ dưới đây của nhà thơ Tố Hữu và cho biết từ nào chỉ người nói, từ nào chỉ người nghe.
a. Mình về, mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? |
– Từ chỉ người nói: …………………………. – Từ chỉ người nghe: …………………………. |
b. – Cháu đi liên lạc, Vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà! |
– Từ chỉ người nói: …………………………. – Từ chỉ người nghe: …………………………. |
Trả lời:
a. Mình về, mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? |
– Từ chỉ người nói: ta – Từ chỉ người nghe: mình
|
b. – Cháu đi liên lạc, Vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà! |
– Từ chỉ người nói: cháu – Từ chỉ người nghe: chú |
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 13 Bài 5: Đóng vai hạt thóc trong câu chuyện Hạt thóc, viết câu đáp lời của ngô, trong câu có sử dụng một đại từ.
Trả lời:
- Tớ xin lỗi vì đã kiêu ngạo như vậy!
Viết: Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 13, 14 Bài tập: Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:
Đề 1: Viết bài văn kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa.
Đề 2: Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật.
Trả lời:
Đề 1:
– Mở bài: Giới thiệu câu chuyện Cánh đồng hoa, tác giả Lê Anh Vinh – Bùi Thị Diển.
– Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian.
+ Bổ sung chi tiết miêu tả sự xấu xí, nguy hại của bãi rác: Dù không trông thấy, bãi rác đã bốc mùi khó chịu. Mọi khi, chim bướm thường bay tới đây rất nhiều cùng chúng em. Vậy nhưng vì mùi của bãi rác, nay chim bướm cũng không còn tới nhiều nữa.
– Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc dưới góc nhìn nhân vật: Cánh đồng hoa thực sự được trả lại vẻ đẹp vốn có, nay còn đẹp hơn, lộng lẫy hơn bao giờ hết.
Đề 2: Dựa theo câu chuyện Củ cải trắng:
- Mở bài: Hóa thân thành nhân vật Thỏ con để giới thiệu bản thân:
Tôi là Thỏ con, tôi sống ở trong rừng. Tôi muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện đáng nhớ về tôi và hai người bạn thân của mình: Dê con, Hươu.
- Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện:
+ Mùa đông, trời rét như cắt da cắt thịt. Mùa này thức ăn rất khan hiếm. Tôi may mắn tìm được hai củ cải trắng.
+ Dù rất đói nhưng nghĩ đến bạn Dê con, sợ bạn không có gì ăn, tôi mang cho Dê một củ. Thấy không có ai ở nhà, tôi để trên bàn.
+ Sau khi ngủ một giấc thật say, thật kì lạ, tôi thấy trên bàn mình có một củ cải trắng. Chắc là có ai đó đem tặng tôi. Tôi bèn gọi Hươu và Dê cùng đến ăn.
+ Vừa ăn, vừa trò chuyện, tôi mới biết được sự thật: hóa ra củ cải này là của tôi cho Dê, sau đó Dê lại cho Hươu, Hươu lại mang đến cho tôi.
- Kết bài: Nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật Thỏ con:
Cả ba chúng tôi đều rưng rưng xúc động. Chúng tôi ôm chầm lấy nhau và hứa sẽ luôn yêu thương nhau.
Vận dụng
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 14 Bài tập: Chia sẻ với người thân dàn ý bài viết của em. Ghi lại những ý kiến góp ý của người thân về dàn ý của em và những ý sáng tạo trong bài.
Trả lời:
- Em đọc dàn ý cho người thân nghe và ghi lại những ý kiến góp ý.
Tham khảo giải SGK Tiếng Việt lớp 5: