X

Giải vở bài tập Tiếng Việt 5

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 13: Mầm non - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 13: Mầm non sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 5.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 13: Mầm non - Kết nối tri thức

Luyện từ và câu: Từ đa nghĩa

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 49 Bài 1: Đọc đoạn thơ và các nghĩa của từ mắt trong bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 65) và trả lời câu hỏi.

a. Tìm nghĩa thích hợp cho từ mắt được in đậm.

b. Trong các nghĩa nêu trên của từ mắt, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển?

c. Các nghĩa trên của từ mắt có liên hệ với nhau như thế nào?

Trả lời:

a. - Từ mắt (1) mang nghĩa: chỗ lồi ra, giống hình con mắt ở một số vật.

- Từ mắt (2) mang nghĩa: cơ quan để nhìn của người hay động vật.

- Từ mắt (3) mang nghĩa: cơ quan để nhìn của người hay động vật.

b. Trong các nghĩa của từ mắt nêu trên, nghĩa 1 là nghĩa gốc, nghĩa 2 là nghĩa được phát triển từ nghĩa gốc (nghĩa chuyển).

c. Các nghĩa trên của từ mắt có liên hệ với nhau chặt chẽ, mang chức năng của đối tượng mắt như nhau, đều thực hiện một chức năng tương đương nhau (soi chiếu cho rõ, nhìn và quan sát).

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 49 Bài 2: Xác định nghĩa của từ biển trong những câu thơ, câu ca dao ở bài tập 2 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 66) và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển.

Nghĩa của từ biển ở a:

Nghĩa của từ biển ở b:

Nghĩa của từ biển ở c:

Trong các nghĩa nêu trên, nghĩa ở ……….. là nghĩa gốc; nghĩa ở ………  là nghĩa chuyển.

Trả lời:

+ Nghĩa của từ biển ở ý a: chỉ số lượng nhiều, muốn nói lúa nhiều như nước biển.

+ Nghĩa của từ biển ở ý b: là vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt Trái đất.

+ Nghĩa của từ biển ở ý c: là vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt Trái đất.

– Trong các nghĩa nêu trên, nghĩa ở ý b, c là nghĩa gốc; nghĩa ở ý a là nghĩa chuyển.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 50 Bài 3: Từ lưng trong mỗi đoạn thơ ở bài tập 3 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 66) dùng nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nêu các nghĩa đó.

a. Từ lưng được dùng với nghĩa (gốc/chuyển) ……………, nghĩa đó là: ……………………

b. Từ lưng¹ được dùng với nghĩa (gốc/chuyển) ……………, nghĩa đó là: ……………………

Từ lưng² được dùng với nghĩa (gốc/chuyển) ……………, nghĩa đó là: ………………………

Từ lưng³ được dùng với nghĩa (gốc/chuyển) ……………, nghĩa đó là: ………………………

Trả lời:

a. Từ lưng (lưng trời) được dùng với nghĩa chuyển. Nghĩa đó là vị trí giữa bầu trời và đường chân trời (mặt đất) theo cách nhìn bằng mắt thường.

b. Trong đoạn thơ a:

+ Từ lưng(1) được dùng với nghĩa chuyển. Nghĩa đó là vị trí giữa của ngọn núi so sánh giữa đỉnh và chân núi.

+ Từ lưng(2) được dùng với nghĩa gốc. Nghĩa đó là bộ phận của con người, nằm ở thân người phía sau, tính từ gáy (sau cổ) tới mông.

+ Từ lưng(3) được dùng với nghĩa gốc. Nghĩa đó là bộ phận của con người, nằm ở thân người phía sau, tính từ gáy (sau cổ) tới mông.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 50 Bài 4: Chọn 1 trong 2 từ ở bài tập 4 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 66) và đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đó.

Từ em chọn: ……………………

Đặt câu với từ đó được dùng với nghĩa 1: …………………

Đặt câu với từ đó được dùng với nghĩa 2: …………………

Trả lời:

– Từ em chọn: lạnh

– Đặt câu theo nghĩa 1: Bản tin dự báo thời tiết nói trời ngày mai lạnh cóng.

– Đặt câu theo nghĩa 2: Hai người từ lâu đã trở nên lạnh nhạt với nhau.

Viết: Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh

Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:

Đề 1: Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống.

Đề 2: Tả một cảnh biển đảo em đã được thấy tận mắt hoặc xem trên phim ảnh.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 51 Bài 1: Dựa vào kết quả quan sát và những nội dung đã ghi chép trong hoạt động Viết ở Bài 12, lập dàn ý theo đề bài đã chọn.

a. Mở bài:

b. Thân bài:

c. Kết bài:

Trả lời:

a. Mở bài: Trường Sa là một quần đảo của Việt Nam. Em đã được nhìn thấy quần đảo Trường Sa trên tivi. 

b. Thân bài:

+ Theo không gian: Quần đảo Trường Sa là tập hợp rất nhiều đảo, các đảo nằm chi chít lại với nhau trên bản đồ nhưng thực tế phải mất nhiều thời gian di chuyển giữa các đảo…

+ Theo thời gian: Quần đảo Trường Sa sáng sớm và hoàng hôn đều chói lọi bởi ánh Mặt Trời chiếu vào mặt biển. Các đợt gió cả ngày liên tục thổi vào đảo; ngày mưa bão gió thường rất to và mưa nhiều; cỏ cây thường phải mọc rất chắc chắn để chịu được gió thổi; trên đảo thường thấy rõ nhất là mùa mưa và mùa khô.

+ Theo không gian kết hợp với thời gian: Những lúc lặng gió, cây cối sừng sững như những người lính, lúc gió nổi, tán cây nghiêng mình như những cô gái múa ba lê; Những lá cờ Tổ quốc lúc gió to phất phới, quật phần phật.

c. Kết bài: Em yêu và tự hào về quần đảo Trường Sa của Tổ quốc; Em muốn kể cho các bạn nghe về vẻ đẹp của Trường Sa; Em sẽ tìm đọc thêm nhiều hình ảnh, bài viết giới thiệu cảnh đẹp ngoài quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 51 Bài 2: Viết lại một nội dung trong dàn ý của em theo góp ý của thầy cô hoặc các bạn.

Trả lời:

- Em lắng nghe nhận xét, góp ý và ghi lại.

Vận dụng

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 51 Bài tập: Tìm đọc sách báo viết về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời,... hoặc hiện tượng trong thế giới tự nhiên (núi lửa phun trào, lốc xoáy, mưa đá,...). Ghi lại thông tin thú vị em đọc được.

Trả lời:

– Trang báo Tuổi trẻ có bài báo nhan đề: Tất cả hành tinh của Hệ Mặt Trời cùng “diễu hành”:

Tất cả hành tinh của Hệ Mặt trời đang “diễu hành” cùng nhau trên bầu trời đêm, tạo nên màn trình diễn ngoạn mục như “món quà” tặng những người yêu thích thiên văn dịp cuối năm.

Hiện tại các sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ có thể nhìn đồng thời bằng mắt thường, trong khi sao Thiên Vương và sao Hải Vương có thể được quan sát bằng ống nhòm hoặc kính thiên văn.

Cuộc “diễu hành” của các vì sao này có thể nhìn thấy từ bất kỳ vị trí nào trên Trái đất, trong điều kiện bầu trời quang đãng.

Sau ngày 24-12, Mặt trăng cũng tham gia chương trình “diễu hành” này.

“Vào những đêm này, chúng ta có thể nhìn thoáng qua tất cả các hành tinh trong Hệ Mặt trời, ngay sau khi Mặt trời lặn”, nhà thiên văn học Gianluca Masi thuộc dự án Kính viễn vọng ảo nói với báo Newsweek.

Bắt đầu từ đường chân trời phía Tây Nam, các hành tinh bằng mắt thường sẽ sắp xếp theo thứ tự sau: Sao Kim, Thủy, Thổ, Mộc và Hỏa.

Sao Thủy là hành tinh khó quan sát nhất vì nằm ở phần sáng của bầu trời. Mặc dù hành tinh này có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng ống nhòm có thể giúp xác định vị trí của nó, cũng như sao Kim.

Bạn cũng sẽ cần ống nhòm để tìm sao Thiên Vương - nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc, và sao Hải Vương - nằm giữa sao Thổ và sao Mộc.

“Bằng cách này, chúng ta có thể thấy toàn bộ gia đình hành tinh”, ông Masi nói.

“Cuộc diễu hành của các hành tinh” trung bình diễn ra cứ sau một đến hai năm hoặc lâu hơn.

Vào tháng 6-2022, tất cả các hành tinh này cũng có thể được nhìn thấy đồng thời trên bầu trời. Trong dịp này, 5 hành tinh được nhìn thấy bằng mắt thường theo thứ tự: Sao Thủy, Kim, Hỏa, Mộc và Thổ. Sự liên kết như vậy đã không xảy ra trong 18 năm qua.

Tham khảo giải SGK Tiếng Việt lớp 5:

Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: