Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Ôn tập cuối học kì 1 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Ôn tập cuối học kì 1 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Ôn tập cuối học kì 1 - Kết nối tri thức
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 119 Bài 1: Viết tên 4 chủ điểm đã học ở học kì 1 và cho biết mỗi chủ điểm giúp em có thêm những hiểu biết gì về cuộc sống.
Tên chủ điểm |
Nội dung, ý nghĩa của chủ điểm |
|
|
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
Tên chủ điểm |
Nội dung, ý nghĩa của chủ điểm |
Thế giới tuổi thơ |
Tuổi thơ có những kỉ niệm, những suy nghĩ và việc làm thật dí dỏm, dễ thương, chân thật và nhiều ý nghĩa. Dù mới ban sơ và đơn giản, những ý nghĩ, ý tưởng vụt lên nhưng là bước đầu cho những phát triển sau này, cho sự trưởng thành của tương lai các bạn nhỏ. |
Thiên nhiên kì thú |
Thiên nhiên Việt Nam ta có thật nhiều cảnh đẹp, những con người Việt Nam chân chất, chăm chỉ lao động, chan hoà với thế giới xung quanh – hoà trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, mênh mông, đẹp đẽ. |
Trên con đường học tập |
Việc học vô cùng quan trọng, học vừa là nghĩa vụ, vừa là trách nhiệm và vừa là niềm vui cho những người còn đang được học tập. Học tập mở mang ra những niềm vui, những trải nghiệm mà ta chưa từng biết đến. Đọc sách để hiểu hơn về cuộc sống, yêu cuộc sống và chăm chỉ học tập là điều tuyệt vời. |
Nghệ thuật muôn màu |
Nghệ thuật giúp con người ta thư giãn, giải trí, khoan khoái và yêu đời hơn, biết ước mơ hơn. Nghệ thuật khai phá những giới hạn và cho con người cơ hội đạt tới những bước phát triển từ tâm hồn cho tới văn hoá, văn minh cuộc sống. |
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 120 Bài 2: Đọc một câu chuyện hoặc bài thơ trong các chủ điểm đã học và ghi lại những thông tin sau:
- Tên văn bản:
- Văn bản thuộc chủ điểm:
- Nội dung chính của văn bản:
- Điều gây ấn tượng:
Trả lời:
- Tên văn bản: Một ngôi chùa độc đáo:
- Văn bản thuộc chủ điểm: Nghệ thuật muôn màu. Tác giả Hiền Vũ.
- Nội dung chính của văn bản: Ngôi chùa độc đáo với cách thiết kế, những chi tiết ẩn hiện mang tính cổ kính, lưu giữ văn hoá – trở thành biểu tượng quốc hoa Liên Hoa Đài Việt Nam.
- Điều gây ấn tượng đối với em là: Năm 2012, chùa được Tổ chức Kỉ lục châu Á xác nhận là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 120 Bài 3: Điền kết từ phù hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
Và từ sau hôm đó, Hương bắt đầu viết thư .................. cô Thu. Một việc thật là mới mẻ .................. thích thú. Hương không còn thấy buồn chán .................. sợ hãi mỗi khi bố mẹ đi vắng. Mọi khi thì Hương nói chuyện .................. con mèo. .................. nói mãi cũng chán! .................. nó chẳng biết nói chuyện lại .................. Hương mà chỉ biết meo meo thôi. Bây giờ thì Hương đã có người để mà trò chuyện rồi.
(Theo Xuân Quỳnh)
Trả lời:
Và từ sau hôm đó, Hương bắt đầu viết thư cho cô Thu. Một việc thật là mới mẻ và thích thú. Hương không còn thấy buồn chán hay sợ hãi mỗi khi bố mẹ đi vắng. Mọi khi thì Hương nói chuyện cùng con mèo. Nhưng nói mãi cũng chán! Vì nó chẳng biết nói chuyện lại với Hương mà chỉ biết meo meo thôi. Bây giờ thì Hương đã có người để mà trò chuyện rồi.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 120 Bài 4: Đọc câu chuyện Chú mèo con nói nhiều (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 159) và thực hiện yêu cầu.
a. Ghi lại những từ ngữ dùng để xưng hô của con mèo.
Mèo con |
Với mèo mẹ |
Với ngỗng |
Với vịt |
Với gà trống |
Tự chỉ mình |
|
|
|
|
Chỉ người nghe |
|
|
|
|
b. Gạch dưới từ dùng để xưng hô trong câu dưới đây và cho biết từ đó chỉ ai.
Hôm nay, chúng ta đừng ra ngoài tìm thức ăn nữa.
Trả lời:
a.
Mèo con |
Với mèo mẹ |
Với ngỗng |
Với vịt |
Với gà trống |
Tự chỉ mình |
con |
cháu |
cháu |
em |
Chỉ người nghe |
mẹ |
bác |
cô |
anh |
b. – Từ dùng để xưng hô được gạch chân là: chúng ta.
– Từ đó dùng để chỉ chuột đầu đàn và cả đàn chuột.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 121 Bài 1: Đọc một bài đọc được nêu ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 160) và nêu cảm nghĩ của em về bài đọc đó.
- Bài đọc em chọn:………………..
- Cảm nghĩ của em về bài đọc: ……………………
Trả lời:
- Bài đọc em chọn: Thư gửi các học sinh
- Cảm nghĩ của em về bài đọc: Bác rất vui mừng vì Việt Nam có một nền giáo dục dân chủ, riêng Việt Nam. Bác rất thương yêu và lo lắng cho học sinh, sự nghiệp giáo dục nước nhà. Kì vọng của Bác với các em học sinh là rất lớn, phải học tập và giáo dục tốt, mới có thể đưa nước nhà tới con đường phát triển, sánh vai với các cường quốc thế giới.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 121 Bài 2: Giải ô chữ: Ai giỏi tiếng Việt?
a. Tìm ô chữ hàng ngang.
b. Viết lại từ ngữ xuất hiện ở ô chữ hàng dọc màu xanh.
Trả lời:
a. Các ô chữ hàng ngang là:
(1) điệp từ
(2) kết từ
(3) đại từ
(4) gạch ngang
(5) động từ
(6) xưng hô
(7) nghi vấn
(8) đồng nghĩa
(9) thay thế
b. Từ ngữ xuất hiện ở hàng dọc màu xanh là: từ đa nghĩa
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 122 Bài 3: Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Gạch dưới các điệp từ, điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích.
Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
(Xuân Diệu)
b. Cho biết việc sử dụng các điệp từ, điệp ngữ trên có tác dụng gì.
Trả lời:
a. Các điệp từ, điệp ngữ được gạch chân: phượng, không phải, cả một, đến.
b. Việc sử dụng các điệp từ, điệp ngữ trên có tác dụng: nhấn mạnh vẻ đẹp rực rỡ của hoa phượng, chỉ ra những suy nghĩ chưa đúng về phượng và giới thiệu về phượng cho người đọc, người nghe được biết.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 122 Bài 4: Viết một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) nói về một cảnh vật mà em quan sát được, trong đó có sử dụng điệp từ, điệp ngữ.
Trả lời:
Bình minh trên biển thật lung linh, khoáng đạt. Biển xanh, biển rộng, biển mát làm sao! Những đợt sóng vỗ vào bờ không ngơi nghỉ, đợt sóng nối nhau đuổi ngoài khơi xa, sóng gối nhau tấp vào bờ, thoả lấp những vết chân cát, những vỏ ốc, vỏ hến trắng tinh. Biển sớm nước lạnh và trong, đứng thẳng nhìn xuống nước, ta thấy những hạt cát như lửng lơ, treo giữa vùng nước tự do, dạt dào.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 122 Bài 5: Đặt 1 câu với cặp kết từ nếu... thì và 1 câu với cặp kết từ vì... nên.
Trả lời:
- Nếu trời mưa thì con giúp mẹ thu quần áo vào nhà nhé.
- Vì bị ốm nên hôm nay em không đến trường được.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 123 Bài 1: Trao đổi với bạn về nội dung của một cuốn sách viết về một tấm gương học tập và ghi lại các thông tin sau:
- Tên cuốn sách:
- Nội dung cuốn sách:
+ Viết về ai?
+ Viết điều gì về người đó?
- Cảm nghĩ của em:
+ Cảm xúc của em:
+ Điều em học được:
Trả lời:
– Tên cuốn sách: Học tấm gương làm việc và học tập suốt đời của chủ tịch Hồ Chí Minh.
– Nội dung cuốn sách:
+ Viết về chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Viết về: những việc làm, những điều bác dặn, nhân cách và năng lực của Bác qua những hiểu biết, tự học, tự sáng tạo khắp năm châu.
– Cảm nghĩ của em:
+ Cảm xúc của em: Em thật ngưỡng mộ Bác.
+ Điều em học được: em nghĩ mình còn trẻ và nhỏ, cần phải ra sức cố gắng hơn nữa để có được vốn kiến thức sâu rộng.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 123 Bài 2: Viết đoạn văn (4 – 5 câu) giới thiệu về một nhân vật tài năng trong cuốn sách em đã đọc theo gợi ý trong bài tập 2 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 162).
Trả lời:
Cuốn sách truyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh là một trong những cuốn sách nói về tài năng hơn người của con người ngày xưa. Hai nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh thi nhau tranh tài để cưới được Mị Nương con vua. Sơn Tinh với tài năng dời núi lấp biển, có sức mạnh vô song; Thuỷ Tinh với tài hô mưa gọi gió, chốc chốc lũ lụt dâng lên khắp nơi. Hai người thi đấu giành Mị Nương, người dâng nước, người xây non. Nước dâng cao làm nhân dân ngập lụt, thiệt hại vô cùng. Cuối cùng Sơn Tinh mới là người cưới được Mị Nương. Sơn Tinh vốn là người có lòng tốt, vị tha và khoan dung; trái ngược với Thuỷ Tinh có lòng tham, đố kị, hơn thua. Cuốn sách cho em biết về một truyền thuyết rất hay, vốn không có sức mạnh vô biên như vậy, nhưng lẽ sống, tính cách của mỗi người cho em những bài học quý giá, làm theo điều tốt, tránh điều xấu xa, ghen tức.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 123 Bài 3: Đọc soát lại đoạn văn em đã viết và sửa lại một số câu văn cho hay hơn.
Trả lời:
- Em soát lại bài văn của mình và sửa cho hay hơn.
Tham khảo giải SGK Tiếng Việt lớp 5: