Bảng tổng hợp một số biểu hiện của hành động kịch trong văn bản Cái chúc thư
Bảng tổng hợp một số biểu hiện của hành động kịch trong văn bản Cái chúc thư
Bài tập 1 trang 79 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Bảng tổng hợp
một số biểu hiện của hành động kịch trong văn bản Cái chúc thư
Nhân vật |
Hành động kịch qua lời đối thoại |
Hành động kịch qua lời độc thoại |
Hành động kịch qua cử chỉ, hành vi |
Hy Lạc |
|||
Khiết |
|||
Lý |
Xung đột kịch trong văn bản là xung đột giữa
................................................................................................................................
Vì: ................................................................................................................................
Trả lời:
Nhân vật |
Hành động kịch qua lời đối thoại |
Hành động kịch qua lời độc thoại |
Hành động kịch qua cử chỉ, hành vi |
Hy Lạc |
- Anh đừng sợ, phải quyết tâm mới được (nói với Khiết) |
- (nói riêng) Hai trăm ngàn đồng! Thằng vô lại nó láo quá! |
- (cũng vờ như Lý) Bác để gia tài cho cháu, không bằng là bác cứ sống mãi với cháu. |
Khiết |
- Nhưng mà, tôi mặc quần áo của ông cụ, lây bệnh thì chết tôi đấy! (nói với Hy Lạc) |
- (cởi áo) Phải nhanh lên mới được. |
|
Lý |
- Anh mặc thêm cái áo măng tô này. Những khi yếu mệt, ông cụ vẫn hay mặc áo ấy. (nói với Khiết) |
- (nói riêng) Cảm tạ Trời Phật |
- (vất gói quần áo xuống) Đây áo, quần, mũ trùm đầu của ông cụ Di Lung đấy. |
- Dựa vào bản chất, tính cách của các nhân vật thuộc về các bên của xung đột để xác định dạng xung đột: giữa Hy Lạc với Khiết, Lý vừa có xung đột với nhau, vừa có xung đột với cụ Di Lung (vắng mặt trong VB). Tuy nhiên trong màn kịch này, ba nhân vật vào hùa với nhau thành một phe để mưu toan chiếm gia tài của cụ Di Lung. Nhưng Khiết đã tận dụng cơ hội này để chủ động chia phần cho mình và cho Lý. Do vậy, nảy sinh xung đột với Hy Lạc. Các nhân vật trong xung đột này đều là hiện thân “cái thấp kém”: Họ vì muốn được thừa hưởng gia tài mà dám làm điều phạm pháp (liều lĩnh đóng vai cụ Di Lung, chủ gia tài, lập chúc thư giả, mạo chữ kí, ... ). Có thể xem xung đột hài kịch ở đây là xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém".