Vở thực hành Ngữ văn 8 Cái chúc thư - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải vở thực hành Ngữ Văn 8 Cái chúc thư sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 8.
- Bài tập trang 79 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1
- Bài tập trang 79 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1
- Bài tập 1 trang 79 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1
- Bài tập 2 trang 79 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1
- Bài tập 3 trang 80 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1
- Bài tập 4 trang 80 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1
- Bài tập 5 trang 80 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1
- Bài tập 6 trang 81 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1
Giải VTH Ngữ Văn 8 Cái chúc thư - Chân trời sáng tạo
Chuẩn bị đọc
Bài tập trang 79 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Bản chúc thư | |||
Nội dung |
Mục đích |
Người lập |
Điều kiện đảm bảo sự giá trị |
Trả lời:
Bản chúc thư | |||
Nội dung Lời dặn dò của người chủ gia đình, người lãnh đạo đất nước trước khi mất. |
Mục đích Dặn dò, trăn trối, phân chia của cải, tài sản,... |
Người lập Người chủ gia đình |
Điều kiện đảm bảo sự giá trị Viết thành văn bản có giá trị hành chính, pháp lý; có sự chứng kiến của luật sư, người giám hộ,... |
Trải nghiệm cùng văn bản
Bài tập trang 79 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Câu hỏi |
Kĩ năng đọc |
Câu trả lời của em |
Cách em thực hiện kĩ năng đọc |
1. Điều gì sẽ xảy ra với các nhân vật khi họ tham dự vào màn kịch làm chúc thư giả danh này? |
|||
2, 3. Ở lớp kịch thứ III và thứ IV, khi sắp thực hiện mưu kế đã vạch sẵn, tâm trạng của Hy Lạc, Khiết, Lý có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau ấy? |
|||
4. Chú ý phân biệt các lượt thoại nhân vật nói với người khác (đối thoại) và nói với chính mình (độc thoại) trong lớp thứ VI. |
|||
5. Từng nhân vật: Hy Lạc, Khiết, Lý hiện lên trong màn kịch với nét tính cách như thế nào? |
Trả lời:
Câu hỏi |
Kĩ năng đọc |
Câu trả lời của em |
Cách em thực hiện kĩ năng đọc |
1. Điều gì sẽ xảy ra với các nhân vật khi họ tham dự vào màn kịch làm chúc thư giả danh này? |
Dự đoán |
- Các nhân vật sẽ bị bại lộ và có khi bị bắt khi họ tham dự vào màn kịch làm chúc thư mạo danh này. |
Đọc và dự đoán diễn biến |
2, 3. Ở lớp kịch thứ III và thứ IV, khi sắp thực hiện mưu kế đã vạch sẵn, tâm trạng của Hy Lạc, Khiết, Lý có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau ấy? |
Suy luận |
Ở lớp kịch thứ III và thứ IV, khi sắp thực hiện mưu kế đã vạch sẵn, tâm trạng của Hy Lạc là hào hứng, mong đợi, còn Khiết thì lo sợ. Bởi Hy Lạc là người giục nhưng không phải là người ký nên không có tội, còn được hưởng lợi nếu thành công còn Khiết thì lo sợ do Khiết là người giả mạo, sợ bị phát hiện. |
Đọc kĩ và rút ra kết luận |
4. Chú ý phân biệt các lượt thoại nhân vật nói với người khác (đối thoại) và nói với chính mình (độc thoại) trong lớp thứ VI. |
Theo dõi |
Các lượt thoại nói với chính mình thì đứng sau (nói một mình), (nói riêng), (nói rõ) còn lại là các thoại nói với người khác. |
Đọc và theo dõi chi tiết để trả lời câu hỏi |
5. Từng nhân vật: Hy Lạc, Khiết, Lý hiện lên trong màn kịch với nét tính cách như thế nào? |
Theo dõi |
- Hy Lạc là một người tham vật chất, không sợ gì cả mà bất chấp tất cả chỉ để giành được gia sản của bác mình, vô tình vô nghĩa. - Khiết là một người tham vật chất nhưng vẫn sợ bị phát hiện, biết cách hưởng lợi cho mình. - Lý là người tham vật chất nhưng biết cách lợi dụng người khác, ngư ông đắc lợi mà không mang tiếng xấu. |
Đọc và theo dõi chi tiết để trả lời câu hỏi |
Suy ngẫm và phản hồi
Bài tập 1 trang 79 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Bảng tổng hợp
một số biểu hiện của hành động kịch trong văn bản Cái chúc thư
Nhân vật |
Hành động kịch qua lời đối thoại |
Hành động kịch qua lời độc thoại |
Hành động kịch qua cử chỉ, hành vi |
Hy Lạc |
|||
Khiết |
|||
Lý |
Xung đột kịch trong văn bản là xung đột giữa
................................................................................................................................
Vì: ................................................................................................................................
Trả lời:
Nhân vật |
Hành động kịch qua lời đối thoại |
Hành động kịch qua lời độc thoại |
Hành động kịch qua cử chỉ, hành vi |
Hy Lạc |
- Anh đừng sợ, phải quyết tâm mới được (nói với Khiết) |
- (nói riêng) Hai trăm ngàn đồng! Thằng vô lại nó láo quá! |
- (cũng vờ như Lý) Bác để gia tài cho cháu, không bằng là bác cứ sống mãi với cháu. |
Khiết |
- Nhưng mà, tôi mặc quần áo của ông cụ, lây bệnh thì chết tôi đấy! (nói với Hy Lạc) |
- (cởi áo) Phải nhanh lên mới được. |
|
Lý |
- Anh mặc thêm cái áo măng tô này. Những khi yếu mệt, ông cụ vẫn hay mặc áo ấy. (nói với Khiết) |
- (nói riêng) Cảm tạ Trời Phật |
- (vất gói quần áo xuống) Đây áo, quần, mũ trùm đầu của ông cụ Di Lung đấy. |
- Dựa vào bản chất, tính cách của các nhân vật thuộc về các bên của xung đột để xác định dạng xung đột: giữa Hy Lạc với Khiết, Lý vừa có xung đột với nhau, vừa có xung đột với cụ Di Lung (vắng mặt trong VB). Tuy nhiên trong màn kịch này, ba nhân vật vào hùa với nhau thành một phe để mưu toan chiếm gia tài của cụ Di Lung. Nhưng Khiết đã tận dụng cơ hội này để chủ động chia phần cho mình và cho Lý. Do vậy, nảy sinh xung đột với Hy Lạc. Các nhân vật trong xung đột này đều là hiện thân “cái thấp kém”: Họ vì muốn được thừa hưởng gia tài mà dám làm điều phạm pháp (liều lĩnh đóng vai cụ Di Lung, chủ gia tài, lập chúc thư giả, mạo chữ kí, ... ). Có thể xem xung đột hài kịch ở đây là xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém".
Bài tập 2 trang 79 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Bảng 1. Một số điểm tương đồng và khác biệt
về tính cách giữa Hy Lạc với Khiết và Lý
Điểm tương đồng |
Điểm khác biệt |
Hy Lạc: ................................................... Khiết và Lý: ............................................ |
Bảng 2. Một số điểm tương đồng và khác biệt về tính cách giữa Khiết và Lý
Điểm tương đồng |
Điểm khác biệt |
Khiết: ...................................................... Lý: .......................................................... |
Trả lời:
Bảng 1. Một số điểm tương đồng và khác biệt
về tính cách giữa Hy Lạc với Khiết và Lý
Điểm tương đồng |
Điểm khác biệt |
Hy Lạc, Khiết, Lý đều nóng lòng trông chờ vào việc hưởng lợi từ cái chúc thư mà cụ Di Lung sắp lập; đều lo lắng mình không được thừa kế hoặc không được chia chác quyền lợi. Hy Lạc, Khiết, Lý đều là những kẻ liều lĩnh thực hiện âm mưu làm chúc thư giả khi cụ Di Lung sắp "chầu trời". Hy Lạc, Khiết, Lý vừa thống nhất vừa có mâu thuẫn, xung đột về quyền lợi. |
Hy Lạc: Là cháu trai, có cơ hội được hưởng gia tài nhiều hơn, thậm chí sẽ là người toàn phần, duy nhất. Tuy là "cậu chủ" nhưng đành phải cậy nhờ đến hai người giúp việc, nhất là Khiết; trong màn kịch lập chúc thư giả, Hy Lạc đành ở vào vị thế yếu, bị Khiết giả vai cụ Di Lung. Khiết và Lý: Là những người hầu/ giúp việc, chỉ có thể được chia phần, hưởng lợi nếu Hy Lạc chính thức là người thừa kế gia tài của Di Lung. Vì lòng tham, dám liều lĩnh thực hiện trò giả dối, phạm pháp, lưu manh (Khiết bị Hy Lạc gọi là thằng bợm, đồ đểu cáng, ... ). |
Bảng 2. Một số điểm tương đồng và khác biệt về tính cách giữa Khiết và Lý
Điểm tương đồng |
Điểm khác biệt |
Đều là người hầu/ giúp việc, chỉ có thể được chia phần, hưởng lợi nếu Hy Lạc chính thức là người thừa kế gia tài của Di Lung. |
Khiết: Là người hầu trai của Hy Lạc, tham gia màn kịch lập chúc thư giả trong vai trò đồng chủ mưu; Liều lĩnh, đểu cáng khi dám vượt quyền Hy Lạp tận dụng vị thế vai kịch, thu vén lợi ích cho bản thân và Lý, cô vợ tương lai của hắn (Khiết bị Hy Lạc gọi là "thằng bợm", đồ "đểu cáng", đồ "du đãng", "thằng phản bội", ... ). Lý: Là hầu gái của cụ Di Lung, lợi ích của Lý gắn liền với lợi ích của Khiết và Hy Lạc; Tuy có chút tình cảm chân thành nhưng vì những gì được hưởng, sẵn sàng làm kẻ phụ hoạ đắc lực cho mưu đồ lập chúc thư giả. |
Căn cứ để xác định thông điệp là:
................................................................................................................................
Trả lời:
- Thông điệp mà tác giả gửi đến người đọc thông qua văn bản là:
+ Vì quyền lợi vật chất (như thừa kế gia tài, chia chác lợi tức, ... ), không ít kẻ có thể hành động liều lĩnh, bất chấp pháp luật và đạo lí.
+ Những kẻ tham lam, hám lợi như Hy Lạc, Khiết, Lý sẵn sàng cấu kết với nhau thực hiện mưu đồ bất chính, nhưng vì tranh đoạt quyền lợi, khi cần, họ có thể “phản bội" nhau hoặc nhục mạ nhau.
- Căn cứ để xác định thông điệp là từ hành động, xung đột, câu chuyện; từ sự va đập giữa các tính cách của nhân vật; từ ngôn ngữ kịch và từ tính chỉnh thể của tác phẩm.
Bài tập 4 trang 80 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Thủ pháp trào phúng đặc sắc được sử dụng trong văn bản |
|
Dẫn chứng từ văn bản |
|
Nhận xét hiệu quả của thủ pháp trào phúng được sử dụng trong văn bản |
Trả lời:
Thủ pháp trào phúng đặc sắc được sử dụng trong văn bản |
Thủ pháp tạo những lời loại đứt đoạn cho nhân vật Khiết trong vai cụ Di Lung nhằm tăng cường kịch tính. |
Dẫn chứng từ văn bản |
“Khiết - Phụ khoản. Tôi để lại cho Nguyễn Thị Lý có mặt tại đây. Lý - (vờ khóc) Ối trời đất ôi! Khiết - Lý là cháu họ xa của tôi, có công hầu hạ tôi từ năm năm nay, tôi cho lấy Khiết làm vợ chính thức, đó là điều kiện tất yếu. Lý - (ngã xuống như là ngất đi) Chao ôi! Khiết - Cháu đỡ lấy nó. Và để thưởng công cho thị Lý, vì thị đã chăm nom, nâng đỡ tôi, tôi để lại cho thị ... Lý - (vờ khóc) Trời ơi! Ông tôi tử tế quá, mà Trời Phật không để cho sống mãi! Khiết - ... Hai trăm ngàn đồng tiền mặt (Lý vờ như cảm động, chấm nước mắt). Hoặc: “Khiết - Còn mấy chữ nữa thôi. Phụ khoản. Tôi để lại cho Lê Văn Khiết ... Hy Lạc - (nói rõ) Cho Lê Văn Khiết! Có lẽ nó mơ rồi. Hay là nó có ý gì? Khiết - Vì sự tận tâm và trung thành ... Hy Lạc - (nói rõ) À! Thằng phản bội! Khiết - ... mà hắn luôn luôn tỏ ra trong khi phục vụ chủ hắn ... " |
Nhận xét hiệu quả của thủ pháp trào phúng được sử dụng trong văn bản |
Tạo sự mâu thuẫn hay thống nhất giữa lời đối thoại với độc thoại để thể hiện cái thấp kém trong nhân vật |
Trả lời:
Ý kiến của em về nhận định “Nhân vật cụ Di Lung... V, VI”: Em đồng tính với ý kiến vì:
- Gia tài là của cụ Di Lung và cái chúc thư dù thật dù giả đều gắn liền với nhân vật cụ Di Lung, nên dù vắng mặt, cụ Di Lung vẫn luôn hiện hữu trong lời nói, ý nghĩ, hành động của các nhân vật Hy Lạc, Khiết, Lý;
- Văn bản là một màn kịch, cụ Di Lung “giả” xuất hiện đầy quyền uy (do nhân vật Khiết người hầu trai của Hy Lạc giả danh) mang hình bóng của cụ Di Lung “thật”. Điều này gây cảm giác cụ Di Lung vẫn luôn hiện hữu.
Bài tập 6 trang 81 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những dấu hiệu cho biết văn bản Cái chúc thư là hài kịch:
Trả lời:
Những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản Cái chúc thư là hài kịch là sự trái ngược trong lời nói, cách làm của 3 nhân vật chính là Hy Lạc, Khiết và Lý. Tác giả cho họ sử dụng nhiều lời độc thoại thể hiện được tính cách, bản chất nhân vật, đồng thời thể hiện sự mỉa mai của mình với những người sống giả dối, hám lợi. Ông cũng thể hiện rõ sự bài xích và lên án mạnh mẽ đối với con người, xã hội lúc bấy giờ.