Vở thực hành Ngữ văn 8 Trong lời mẹ hát - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải vở thực hành Ngữ Văn 8 Trong lời mẹ hát sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 8.

Giải VTH Ngữ Văn 8 Trong lời mẹ hát - Chân trời sáng tạo

Chuẩn bị đọc

Bài tập trang 5 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Bài thơ hoặc một vài câu thơ, ca dao mà em yêu thích về người mẹ là: ...............

Trả lời:

Bài thơ hoặc một vài câu thơ, ca dao mà em yêu thích về người mẹ là:

- Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được mấy tầng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ già.

- Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

...

Trải nghiệm cùng văn bản

Bài tập 1 trang 5 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Câu hát ru mà em được gợi nhớ khi đọc khổ thơ này là: ............................................................

Trả lời:

Câu hát ru mà em được gợi nhớ khi đọc khổ thơ này là:

- Chú Cuội ngồi gốc cây đa,

Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời

Cha còn cắt cỏ trên trời

Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên

- Cái cò cái vạc cái nông

Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò

không không, tôi đứng trên bờ

Mẹ con cái diệc đổ thừa cho tôi

à ơi...

Bài tập 2 trang 5 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Sự khác biệt mà nhân vật “con” nghe được trong lời mẹ hát ở khổ thơ này so với các khổ thơ trước là: ............

Trả lời:

Sự khác biệt mà nhân vật “con” nghe được trong lời mẹ hát ở khổ thơ này so với các khổ thơ trước là: Bảy khổ trước nói về công lao to lớn và sự hi sinh thầm lặng của người mẹ dành cho con còn khổ thơ cuối thể hiện sự biết ơn và tình thương của người con dành cho mẹ.

Suy ngẫm và phản hồi

Bài tập 1, 2, 3 trang 5 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Em hãy điền vào phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA BÀI TRONG LỜI MẸ HÁT

Câu 1: Trong lời mẹ hát được sáng tác theo thể thơ: ...........................

Câu 2: Vần trong bài thơ này là vần: .......................................................

Cơ sở để xác định là: .................................................................................

Câu 3: Sơ đồ bố cục bài thơ:

Khổ 1 đến khổ 2


Khổ 3 đến khổ 7


Khổ 8


Nét độc đáo của cách bố cục này là: ................................................

Trả lời:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA BÀI TRONG LỜI MẸ HÁT

Câu 1: Trong lời mẹ hát được sáng tác theo thể thơ: 6 chữ

Câu 2: Vần trong bài thơ này là vần: cách

Cơ sở để xác định là: vì tiếng cuối ở hai dòng thơ cách nhau vần với nhau. Ví dụ: ngào – dao, xanh – chanh,…

Câu 3: Sơ đồ bố cục bài thơ:

Khổ 1 đến khổ 2

Lời mẹ hát ru đưa con đến với hình ảnh quê hương, đất nước

Khổ 3 đến khổ 7

Hình ảnh người mẹ từ lúc còn trẻ đến lúc tóc bạc trong tình cảm thương yêu lẫn xót xa của con

Khổ 8

Lời ru chắp cánh cho con bay xa, trưởng thành

Nét độc đáo của cách bố cục này là: gợi tả sự lớn dần của nhân vật con, từ khi còn bé đến lúc trưởng thành song hành với dấu ấn thời gian của cuộc đời mẹ. Khi đứa con còn nằm võng: lời ru mở ra hình ảnh quê hương đất nước (khổ 1, 2), qua lời ru, con thấu hiểu những tảo tần, vất vả, hi sinh của người mẹ qua thời gian (các khổ 3 - 7); hình ảnh thơ mở rộng ra ý nghĩa của lời ru: lời ru giúp con lớn lên, trưởng thành (khổ cuối).

Bài tập 4 trang 5 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Nét đặc sắc trong các hình ảnh Chòng chành nhịp võng ca dao và Vầng trăng mẹ thời con gái,/ Vần còn thơm ngát hương cau là: .........................................

Trả lời:

Nét đặc sắc trong các hình ảnh Chòng chành nhịp võng ca dao Vầng trăng mẹ thời con gái,/ Vần còn thơm ngát hương cau là:

- Nhịp võng chòng chành: gợi tả hình ảnh mẹ đưa võng ru con, đồng thời, gợi tả âm điệu bổng trầm của những câu ca dao mẹ ru con.

- Vầng trăng mẹ thời con gái/ Vẫn còn thơm ngát hương cau: gợi tả vẻ đẹp rạng rỡ của mẹ thời trẻ.

Bài tập 5 trang 6 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Hình dung của em về hình ảnh người mẹ được miêu tả từ khổ thơ thứ ba đến khổ thơ thứ bảy: ........................

Trả lời:

Hình dung của em về hình ảnh người mẹ được miêu tả từ khổ thơ thứ ba đến khổ thơ thứ bảy:

- Đó là hình ảnh người mẹ với vẻ đẹp thời con gái như vầng trăng, hình ảnh tảo tần, chịu thương chịu khó trong lao động, vừa giã gạo vừa ru con, tấm áo bạc phơ bạc phếch, màu trắng đến nôn nao trên mái tóc mẹ, lưng còng vì gánh nặng thời gian và dù vất vả như vậy nhưng lời ru của mẹ vẫn ngọt ngào, thảo thơm, gửi gắm tất cả những gì tốt đẹp vào lời ru con.

Nét độc đáo trong cách khắc hoạ hình ảnh mẹ là: hình ảnh mẹ được khắc hoạ hoà lẫn vào lời ru, hình ảnh mẹ trong từng khổ thơ hiện lên song hành với tình cảm của con với mẹ.

Bài tập 6 trang 6 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ và tác dụng của cách gieo vần, ngắt nhịp, hình ảnh trong việc thể hiện cảm hứng chủ đạo:

Trả lời:

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ và tác dụng của cách gieo vần ngắt nhịp

Trả lời:

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ và tác dụng của cách gieo vần ngắt nhịp

Bài tập 7 trang 6 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Chủ đề bài thơ này là: ......................

Vai trò của nhan đề bài thơ trong việc thể hiện chủ đề bài thơ: ..................................

Trả lời:

- Chủ đề bài thơ này là: Qua hình ảnh lời ru con của mẹ, tác giả thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc, lòng biết ơn đối với mẹ và tình yêu quê hương, đất nước mà mẹ đã truyền dạy cho con.

- Vai trò của nhan đề bài thơ trong việc thể hiện chủ đề bài thơ: Nhan đề Trong lời mẹ hát đã thể hiện được chủ đề của bài thơ.

Bài tập 8 trang 6 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Chọn một bài thơ mà em đã biết về người mẹ (ví dụ bài Mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai - Ngữ văn 7, tập hai), sau đó, so sánh cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ đã chọn và bài thơ Trong lời mẹ hát:

So sánh cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong hai bài thơ

Bài thơ: ...................................................

Tác giả: ...................................................

Bài thơ Trong lời mẹ hát

Tác giả Trương Nam Hương



Trả lời:

So sánh cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong hai bài thơ

Bài thơ: Mẹ

Tác giả: Đỗ Trung Lai

Bài thơ Trong lời mẹ hát

Tác giả Trương Nam Hương

Tình yêu thương, lòng biết ơn, nỗi xót xa, bất lực trước thời gian in hằn trên hình dáng mẹ được thể hiện thông quan hình ảnh sóng đôi mẹ và cây cau.

Tình yêu thương, lòng biết ơn đối với mẹ được lồng ghép và tái hiện thông qua hình ảnh lời ru con.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: