Vở thực hành Ngữ văn 8 Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải vở thực hành Ngữ Văn 8 Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 8.
- Bài tập trang 48 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1
- Bài tập trang 48 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1
- Bài tập 1 trang 48 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1
- Bài tập 2 trang 48 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1
- Bài tập 3 trang 48 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1
- Bài tập 4 trang 49 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1
- Bài tập 5 trang 49 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1
- Bài tập 6 trang 49 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1
Giải VTH Ngữ Văn 8 Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu - Chân trời sáng tạo
Chuẩn bị đọc
...........................................................................................................
Trả lời:
- Một vài cảm nhận của em khi đọc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh: Nội dung bài thơ cho thấy những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi của thiên nhiên: hương ổi phả, sương thu chùng chình, sông dềnh dàng, mây vội vã… Từ đó, nhà thơ chiêm nghiệm về cuộc đời con người.
Trải nghiệm cùng văn bản
Bài tập trang 48 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Kĩ năng đọc: Suy luận
Câu hỏi |
Câu trả lời của em |
Cách em thực hiện kĩ năng đọc |
1. Việc nêu ba câu hỏi liên tiếp có tác dụng gì? |
||
2. Em hiểu thế nào về nhận xét “khổ thơ thứ ba là cái gốc của cây thơ đó”. |
Trả lời:
Kĩ năng đọc: Suy luận
Câu hỏi |
Câu trả lời của em |
Cách em thực hiện kĩ năng đọc |
1. Việc nêu ba câu hỏi liên tiếp có tác dụng gì? |
- Việc nêu ba câu hỏi liên tiếp như vậy có tác dụng nhấn mạnh tâm trạng bất ngờ, đột ngột. |
Đọc kĩ văn bản và rút ra nhận xét. |
2. Em hiểu thế nào về nhận xét “khổ thơ thứ ba là cái gốc của cây thơ đó”. |
- “Khổ thứ ba là cái gốc của cây thơ đó” vì ở khổ thơ này tác giả bộc lộ toàn bộ tâm tư, tình cảm cũng như kinh nghiệm của tác giả, nó là cái nền để hai khổ thơ trên khoe sắc và tỏa hương. |
Đọc kĩ văn bản và rút ra nhận xét. |
Suy ngẫm và phản hồi
Bài tập 1 trang 48 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản:
Luận điểm |
Lí lẽ |
Bằng chứng |
Luận điểm 1: Cảm nhận tinh tế về những tín hiệu giao mùa |
||
Luận điểm 2: |
||
Luận điểm 3: |
Trả lời:
Luận điểm |
Lí lẽ |
Bằng chứng |
Luận điểm 1: Cảm nhận tinh tế về những tín hiệu giao mùa. |
1.1. Những tín hiệu giao mùa. 1.2. Những cảm nhận tinh tế của tác giả ở thời khắc giao mùa. |
- Hương ổi, gió se, sương chùng chình qua ngõ. - Hình như thu đã về. - Cảm nhận hương ổi, nhận ra gió se, nhìn thấy sương chùng chình qua ngõ, ... |
Luận điểm 2: Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa. |
2.1. Sự biến chuyển của thiên nhiên rộng lớn. 2.2. Hình ảnh đặc sắc của thời điểm giao mùa. |
- Sông được lúc dềnh dàng/Chim bắt đầu vội vã. - Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu. |
Luận điểm 3: Những suy tư và chiêm nghiệm của tác giả. |
3.1. Những suy tư của tác giả về mùa thu. 3.2. Những suy tư về hồn người lúc "sang thu". |
Vẫn còn bao nhiêu nắng/ Đã vơi dần cơn mưa/ Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi. |
Bài tập 2 trang 48 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Trả lời:
Trả lời:
Phân tích mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng:
- Luận đề thể hiện ngay trong nhan đề văn bản là vấn đề chính được nêu ra để bàn luận.
- Luận điểm là những ý kiến thể hiện quan điểm của người viết về luận đề.
- Luận đề được làm sáng tỏ bằng hệ thống luận điểm và các lí lẽ, bằng chứng.
Bài tập 4 trang 49 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Đánh số các câu văn trong đoạn trích và trả lời:
- Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan: ...............................................................
- Câu văn thể hiện ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết: .....................................
Trả lời:
- Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan: câu (2) vì đó là những nhà thơ đã có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp về mùa thu và có thể dễ dàng kiểm chứng được điều này qua sự nghiệp sáng tác của họ.
- Câu văn thể hiện ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết: Câu (1) và (3). Câu (1) là ý kiến chủ quan của người viết về những vần thơ mùa thu trong trẻo trong sáng tác của các thi nhân, do đó, phải đưa ra những bằng chứng khách quan ở câu (2) để tăng sức thuyết phục. Câu (3) cũng là đánh giá chủ quan của người viết về đóng góp riêng của Hữu Thỉnh: “làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới”. Để làm rõ và tăng tính thuyết phục cho ý kiến này, tác giả đã đưa ra những bằng chứng khách quan và phân tích chúng ở phần sau của bài viết.
- Quan điểm của em về nhận định trên là:
...........................................................................................................
- Lí giải:
...........................................................................................................
Trả lời:
- Quan điểm của em về nhận định trên là: Em có đồng tình với nhận định.
- Lí giải: Nhan đề bài thơ Sang thu thể hiện cách lựa chọn khoảnh khắc thời gian, bắc cầu giữa cái không và cái có. Chính cảm giác mơ hồ, tinh tế đã chuyên chở cho tâm hồn thu theo cách của mùa thu. Nhạy cảm, nhẹ nhàng, vừa lạ vừa quen, nó đã đánh thức nơi ta những gì da diết nhất. “Sang thu” còn là của đời người. Đời người sang thu (sang tuổi xế chiều) nhiều từng trải, vững vàng hơn trước những biến động của cuộc đời.
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo
Nhịp sống chậm rãi khiến em cảm nhận sâu sắc khoảnh khắc tiết trời chuyển mình từ cuối hạ sang đầu thu. Còn đâu những trưa hè nắng đổ lửa, dát vàng những con đường. Thay vào đó là tia nắng êm dịu, chờn vờn từng góc phố, hàng cây. Gió heo may bao trùm khắp con ngõ nhỏ. Không khí se lạnh khiến mọi người phải vội tìm cho mình một chiếc áo khoác mỏng, một bàn tay ấm, một cái ôm lâu. Thiên nhiên, con người như hòa quyện vào nhau. Chính bởi vậy, em càng yêu và say đắm khoảnh khắc chớm thu.