X

Vở thực hành Ngữ Văn 9

Vở thực hành Ngữ văn 9 Thực hành Tiếng Việt trang 45 - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Thực hành Tiếng Việt trang 45 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.

Giải VTH Ngữ Văn 9 Thực hành Tiếng Việt trang 45 - Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 45 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:

a. Một số điểm mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ: ...........................

b. Điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa chữ Nôm và chữ quốc ngữ:

Giống nhau:.................................................................................

Khác nhau: .................................................................................

Trả lời:

a. Một số điểm mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ:

- Thế kỉ XVII: chữ quốc ngữ được hình thành trong quá trình các tu sĩ Dòng Tên truyền đạo Công giáo ở Việt Nam. Năm 1651, hai công trình Từ điển Việt - Bồ - La và Phép giảng tám ngày của A-lếch-xăng đờ Rốt được in tại Rô-ma (Roma) – những cuốn sách đầu tiên được in bằng chữ quốc ngữ còn lưu giữ đến ngày nay – đánh dấu điểm mốc quan trọng trong lịch sử của hệ thống chữ viết này.

- Từ cuối thế kỉ XVIII: chữ quốc ngữ được chỉnh lí, giúp cho chữ viết này có hình thức gần giống ngày nay.

- Năm 1878, Thống đốc Nam Kỳ người Pháp kí Nghị định quy định sau bốn năm (tức năm 1882) thì các VB hành chính lưu hành ở các địa phương thuộc Nam Kỳ đều phải dùng chữ quốc ngữ.

- Năm 1918, vua Khải Định ra đạo dụ chính thức bãi bỏ khoa cử và năm 1919 là năm cuối mở khoa thi bằng chữ Hán ở Huế. Từ đó, chữ quốc ngữ trở thành văn tự sử dụng phổ biến trên cả nước Việt Nam, từng bước thay thế chữ Hán và chữ Nôm để trở thành văn tự chính thức của quốc gia.

– Một số hoạt động của trí thức Việt Nam góp phần thúc đẩy sự phát triển của chữ quốc ngữ: Năm 1865, Trương Vĩnh Ký ra tờ Gia Định báo do ông làm chủ bút, là tờ báo đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ. Năm 1907, hoạt động của phong trào Đông Kinh nghĩa thục nhằm thực hiện cải cách xã hội Việt Nam trong bối cảnh nước ta vẫn còn bị thực dân Pháp cai trị cũng có ảnh hưởng đến việc khai mở dân trí và khuyến khích dân chúng dùng chữ quốc ngữ.

- Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong lĩnh vực đời sống, trong đó có giáo dục, hành chính. Theo đó, chữ quốc ngữ cũng có vị thế là hệ thống chữ viết chính thức của quốc gia.

b. Điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa chữ Nôm và chữ quốc ngữ:

Giống nhau: cũng là văn tự dùng để ghi âm tiếng Việt.

Khác nhau: Chữ Nôm dựa theo kí hiệu văn tự Hán, chữ viết không thể hiện cách phát âm, muốn đọc được chữ Nôm phải biết chữ Hán. Chữ quốc ngữ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt, chữ viết và cách đọc có sự tương ứng; chỉ cần thuộc bảng chữ cái và nguyên tắc ghép vần là có thể đọc được.

Bài tập 2 trang 46 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Một số hệ quả tích cực và tiêu cực đối với đời sống văn hóa, xã hội của nước ta khi chuyển đổi từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ để ghi âm tiếng Việt:

- Tác động tích cực: .....................................................................

- Tác động tiêu cực: .....................................................................

Trả lời:

Một số hệ quả tích cực và tiêu cực đối với đời sống văn hóa, xã hội của nước ta khi chuyển đổi từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ để ghi âm tiếng Việt:

- Tác động tích cực: Chữ quốc ngữ có ưu thế lớn nhờ sử dụng kí tự La-tinh, có sự tương thích giữa chữ viết với cách đọc nên học đọc và viết chữ quốc ngữ nhanh và dễ dàng hơn so với chữ Nôm. Vì vậy, chữ quốc ngữ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ở mọi lĩnh vực văn hoá, kinh tế, xã hội của đất nước.

- Tác động tiêu cực: Chữ Nôm là văn tự được các tác giả thời trung đại sử dụng để sáng tạo nên nhiều tác phẩm xuất sắc, xây dựng những thể loại văn học đặc sắc của dân tộc; có giá trị bảo tồn nhiều chứng tích của tiếng Việt cổ xưa. Vì vậy, việc chữ quốc ngữ thay thế hoàn toàn chữ Nôm cũng tạo ra “khoảng cách” giữa các thế hệ sau với di sản văn hoá của cha ông.

Bài tập 3 trang 46 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Một số ví dụ cho thấy trong chữ quốc ngữ hiện nay có trường hợp một âm được viết bằng những con chữ khác nhau: ...................

Trả lời:

Một số ví dụ cho thấy trong chữ quốc ngữ hiện nay có trường hợp một âm được viết bằng những con chữ khác nhau: cuốn – quấn, giải – dải, dành – giành; trương – chương, chai – trai,...

Bài tập 4 trang 47 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Một số lỗi chính tả thường gặp khi viết chữ quốc ngữ: ..................

Một số lỗi chính tả thường gặp khi viết chữ quốc ngữ: ......................

Lí do mắc lỗi: ...............................................................

Trả lời:

Một số lỗi chính tả thường gặp khi viết chữ quốc ngữ:

- Lỗi chính tả do đặc điểm của chữ quốc ngữ (ví dụ, hiện tượng một âm được ghi bằng 2 con chữ dẫn đến việc nhầm lẫn như dây (dây chuyền, dây leo, dây dưa,...) với giây (giây phút, giây lát,...); dành (dành dụm, dành cho,...) với giành (tranh giành, giành giật,...);...).

- Lỗi chính tả do đặc điểm phát âm của một phương ngữ (ví dụ người nói giọng Trung và giọng Nam thường không có nhiều khác biệt khi phát âm thanh hỏi và thanh ngã nên có thể viết sai các chữ có dấu thanh tương ứng như viết dễ dàng thành dể dàng, nhẫn nhịn thành nhẩn nhịn,...).

- Lỗi chính tả do bất cẩn, cẩu thả,...

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: