Vở thực hành Ngữ văn 9 Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.
Giải VTH Ngữ Văn 9 Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga - Kết nối tri thức
Trả lời:
Bố cục của đoạn trích (3 phần) và nội dung chính của từng phần:
- 14 dòng thơ đầu (từ Vân Tiên ghé lại bên đàng đến Bị Tiên một gậy thác rày thân vong): Lục Vân Tiên ra tay trừng trị bọn cướp, cứu người gặp nạn.
- 24 dòng thơ tiếp (từ Dẹp rồi lũ kiến chòm ong đến Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi): Lục Vân Tiên hỏi han, an ủi Kiều Nguyệt Nga.
- 6 dòng thơ cuối: Lục Vân Tiên bày tỏ quan niệm sống và quan niệm về người anh hùng.
Bài tập 2 trang 43 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Lời người kể chuyện và lời đối thoại của các nhân vật:
Lời người kể chuyện |
Lời đối thoại của các nhân vật |
|
|
Trả lời:
Lời người kể chuyện |
Lời đối thoại của các nhân vật |
Phần còn lại |
+ Bớ đảng hung đồ… hại dân. + Thằng nào dám tới lẫy lừng…. bốn phía phủ vây bịt bùng. + Ai than khóc ở trong xe nầy? + Tôi Kiều Nguyệt Nga… tấm lòng cùng ngươi. + Làm ơn há dễ trông người trả ơn… cũng phi anh hùng. |
Bài tập 3 trang 43 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Mười bốn dòng thơ đầu cho thấy:
a. Lí do khiến Lục Vân Tiên ra tay trừng trị bọn cướp: ...........................
b. Một số từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu thể hiện tính cách của nhân vật Lục Vân Tiên:
......................................................................................................
c. Thái độ, tình cảm của người kể chuyện đối với nhân vật Lục Vân Tiên: ...........
Trả lời:
a. Lí do khiến Lục Vân Tiên quyết định ra tay trừng trị bọn cướp: được thể hiện rõ qua lời nhân vật: Kêu rằng: “Bở đảng hung đồ/ Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”. Đó là sự phẫn nộ trước hành động ngang ngược, bất lương của bọn cướp, nỗi xót thương cho những người dân lành bị ức hiếp. Đó còn là tinh thần nghĩa hiệp, không thể thờ ơ trước sự bất công, ngang trái.
b. Một số từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu thể hiện tính cách của nhân vật Lục Vân Tiên:
- Khi Lục Vân Tiên quyết định trừng trị bọn cướp: cử chỉ dứt khoát, hành động mạnh mẽ, quyết đoán, không chút ngập ngừng (ghé lại, bẻ cây, xông vô) mặc dù chỉ là việc “giữa đường” và biết rõ bọn cướp đông đúc, hung hãn, tàn ác như thế nào.
- Khi Lục Vân Tiên tung hoành giữa vòng vây, đánh tan bọn cướp: tả đột hữu xông, bị Tiên một gậy,....: thể hiện lòng quả cảm và võ nghệ cao cường.
c. Thái độ, tình cảm của người kể chuyện đối với nhân vật Lục Vân Tiên: Lục Vân Tiên hiện lên với vẻ đẹp của người anh hùng quả cảm, nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu giúp, bảo vệ dân lành.
Bài tập 4 trang 43 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:
Cảm nhận về nhân vật Kiều Nguyệt Nga: ........................................
Những từ ngữ, hình ảnh khiến em có cảm nhận như vậy: .........................
Trả lời:
- Cảm nhận về nhân vật Kiều Nguyệt Nga: là người con gái đoan trang, thông minh, nề nếp, khiêm nhường, biết ứng xử và trọng ân nghĩa.
- Những từ ngữ, hình ảnh khiến em có cảm nhận như vậy:
+ Lối xưng hô (quân tử, chàng – thiếp) và lời nói khiêm nhường, lễ phép, thể hiện thái độ trân trọng ân nhân: Thưa rằng... Xin cho tiện thiếp... Xin theo cùng thiếp...
+ Chi tiết xin được lạy tạ ơn cứu mạng và thiết tha mời Lục Vân Tiên đến nơi cha mình đang làm quan để báo đến ân nghĩa.
Bài tập 5 trang 4 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:
Câu nói thể hiện quan niệm của nhân vật Lục Vân Tiên về người anh hùng:...........
Em có đồng ý với quan niệm đó không?
Chọn: Có □ Không □
Lí do: ............................................................................
Trả lời:
Câu nói thể hiện quan niệm của nhân vật Lục Vân Tiên về người anh hùng:
- Làm ơn há dễ trông người trả ơn, Nào ai tính thiệt so hơn làm gì: Cứu giúp, làm ơn cho người khác mà không màng tới sự báo đáp.
- Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng: Coi việc nghĩa là bồn phận, trách nhiệm của người anh hùng.
Em có đồng ý với quan niệm đó không?
Chọn: Có ☑ Không □
Lí do: Quan niệm của Lục Vân Tiên là quan niệm của anh hùng trượng nghĩa và có giá trị trường tồn theo thời gian. Cứu người, giúp người từ xưa đến nay không chỉ là việc tốt mà còn là lẽ đương nhiên. Đó là chuẩn mực, đạo đức để nhận định người tốt trong xã hội.
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: .................................................
Về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: ..................................................
Trả lời:
Nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích:
– Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật chủ yếu được khắc hoạ qua ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động,...
– Về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: ngôn ngữ giản dị, mang màu sắc địa phương, đôi chỗ còn thô mộc; sử dụng từ Hán Việt và điển tích, điển cố khá nhuần nhuyễn...
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo
Lục Vân Tiên trong đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" là một người chính trực, nhân nghĩa. Gặp cảnh cướp bóc giữa đường, Lục Vân Tiên đã ra tay hành hiệp trượng nghĩa, bảo vệ dân lành. Dù phải đơn độc đối đầu với một đám cướp hung dữ có đầy đủ vũ khí, Lục Vân Tiên không chút sợ hãi mà bẻ cây bên đường, dùng chúng làm vũ khí để dẹp tan lũ cướp Phong Lai. Không chỉ dũng cảm, chính trực, vì nghĩa quên thân, Lục Vân Tiên còn là một con người hào hiệp, nhân hậu và trọng lễ nghĩa. Sau khi dẹp tan lũ "lâu la", Lục Vân Tiên đã "động lòng" an ủi, hỏi thăm hai cô gái bị nạn. Không những thế, chàng còn bảo vệ danh dự nữ nhi của Kiều Nguyệt Nga mà ngăn cản nàng xuống kiệu. Khi nghe Kiều Nguyệt Nga bày tỏ mong muốn báo đáp ơn cứu mạng, Lục Vân Tiên "nghe nói liền cười" bởi chàng coi việc hành đạo giúp đời là trách nhiệm, bổn phận, hành động nên làm, không mong cầu được báo đáp. Thể thơ lục bát kết hợp với ngôn từ bình dị, gần gũi và nghệ thuật kể chuyện mang đậm màu sắc Nam Bộ đã thành công tái hiện chân dung và vẻ đẹp của nhân vật Lục Vân Tiên.