Vở thực hành Ngữ văn 9 Ba chàng sinh viên - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Ba chàng sinh viên sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.
- Bài tập 1 trang 3 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2
- Bài tập 2 trang 3 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2
- Bài tập 3 trang 3 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2
- Bài tập 4 trang 4 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2
- Bài tập 5 trang 4 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2
- Bài tập 6 trang 5 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2
- Bài tập 7 trang 5 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2
- Bài tập 8 trang 5 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2
Giải VTH Ngữ Văn 9 Ba chàng sinh viên - Kết nối tri thức
Trả lời:
Bài tập 2 trang 3 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2:
- Không gian xảy ra vụ án: .........................................................
- Những dấu vết quan trọng đã được Sơ-lốc Hôm phát hiện trong không gian hiện trường: ...........................
Trả lời:
- Không gian xảy ra vụ án: văn phòng của thầy Xôm. Phòng làm việc có một cửa sổ gắn lưới sắt và nhìn ra khoảng sân rêu phong của ngôi trường cổ kính. Thầy Xôm ở tầng một. Ở các tầng trên là ba sinh viên, mỗi người một tầng.
- Những dấu vết quan trọng đã được Sơ-lốc Hôm phát hiện trong không gian hiện trường: vỏ bút chì, đầu chì gãy, vết rách trên mặt bàn, một mẩu bột đen nhỏ, lấm tấm như mùn cưa, trong phòng ngủ cũng có mẩu nhỏ màu đen giống hệt mẩu trên bàn ngoài phòng làm việc.
Bài tập 3 trang 3 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2:
- Các chi tiết cho thấy áp lực về thời gian của cuộc điều tra: ................................
- Tác dụng của việc tạo ra áp lực về thời gian điều tra: ......................................
Trả lời:
- Các chi tiết cho thấy áp lực về thời gian của cuộc điều tra:
+ Ngày mai, cuộc thi lấy kết quả để cấp học bổng sẽ được tổ chức.
+ Ông giám học nói: “Mai là thi rồi. Tối nay tôi buộc phải đưa ra quyết định dứt khoát. Tôi không thể để kì thi diễn ra khi để thi bị lộ.”.
+ Sơ-lốc Hôm nói: “Ông cứ để nguyên vậy đi. Sớm mai tôi sẽ ghé rồi bàn về việc này, có thể lúc đó tôi đã nắm được những tình tiết mới giúp ông thoát khỏi tình cảnh này. Còn từ giờ tới đó, ông đừng thay đổi gì cả.”.
+ “Ông thấy khốn khổ đang đứng ngồi không yên. Chỉ vài giờ nữa là kì thi bắt đầu, ấy vậy mà ông ta chưa biết nên công bố sự việc hay mặc thây cho kẻ gian trá tranh học bổng đáng giá.”.
- Tác dụng của việc tạo ra áp lực về thời gian điều tra: tạo nên độ căng thẳng, kịch tính cho câu chuyện, gây tò mò, lôi cuốn người đọc. Đồng thời, thể hiện sự tự tin và tài năng của Sơ-lốc Hôm.
- Đặc điểm tính cách của ba chàng sinh viên ở cùng tòa nhà với thầy Xôm:
+ Ghi-crít: ...............................................................................
+ Đao-lát Rát: ............................................................................
+ Mai Mắc Lê-rờn: ..........................................................................
- Sinh viên bị thầy Xôm nghi ngờ có liên quan đến vụ việc: ..................................
- Sinh viên bị Oát-xơn nghi ngờ có liên quan đến vụ việc: ..................................
- Suy nghĩ của thầy Xôm, Sơ-lốc Hôm và Oát-xơn về người hầu Ben-ni-xtơ: ..........
Trả lời:
- Đặc điểm tính cách của ba chàng sinh viên ở cùng tòa nhà với thầy Xôm:
+ Ghi-crít: chăm chỉ, tử tế và là vận động viên giỏi – sống ở tầng hai.
+ Đao-lát Rát: sống ở tầng ba. Cậu học tốt nhưng môn tiếng Hy Lạp yếu.
+ Mai Mắc Lê-rờn: Sống ở tầng trên cùng. Cậu ta được xem là sáng dạ nhất trường, nhưng lại lười học, ương ngạnh, ăn chơi và vô kỉ luật. Cậu ta suýt bị đuổi học ngay trong năm thứ nhất vì dính vào một vụ bài bạc. Cả học kì này, cậu ta toàn rong chơi.
- Sinh viên bị thầy Xôm nghi ngờ có liên quan đến vụ việc: Mai Mắc Lê-rờn
- Sinh viên bị Oát-xơn nghi ngờ có liên quan đến vụ việc: Mai Mắc Lê-rờn, Đao-lát Rát.
- Suy nghĩ của thầy Xôm, Sơ-lốc Hôm và Oát-xơn về người hầu Ben-ni-xtơ: cả ba người đều thấy người hầu này là người trung hậu, có lẽ không liên quan đến vụ việc.
Bài tập 5 trang 4 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2:
- Cách thức điều tra giúp Sơ-lốc Hôm đi đến kết luận về người có hành động gian dối trước khi kì thi diễn ra:
Loại trừ giả thiết |
Xem xét hiện trường |
Tìm kiếm bằng chứng |
- Người thợ in có liên quan đến vụ án không? Vì sao? ............................ - Sinh viên Đao-lát Rát có phải là người chép trộm đề thi không ? Vì sao? ............................ |
- Việc kiểm tra cửa sổ ở văn phòng của thầy Xôm giúp thám tử xác định được điều gì? ............................ - Trong phòng làm việc và phòng ngủ của thầy Xôm có dấu vết quan trọng nào? Điều đó giúp vị thám tử có suy luận gì? ............................ |
Sơ-lốc Hôm đã tìm được bằng chứng quan trọng nào trong buổi sáng sớm của ngày diễn ra kì thi? ............................ |
- Từ bảng trên, nhận xét về tài năng của vị thám tử: .............................
Trả lời:
- Cách thức điều tra giúp Sơ-lốc Hôm đi đến kết luận về người có hành động gian dối trước khi kì thi diễn ra:
Loại trừ giả thiết |
Xem xét hiện trường |
Tìm kiếm bằng chứng |
- Người thợ in có liên quan đến vụ án không? Vì sao? Không vì nếu muốn, anh ta có thể chép lại đề thi ngay tại nhà mình. - Sinh viên Đao-lát Rát có phải là người chép trộm đề thi không ? Vì sao? Không vì khi anh ta vào phòng thầy Xôm, bản in thử vẫn cuộn lại, anh ta không thể biết đó là gì. |
- Việc kiểm tra cửa sổ ở văn phòng của thầy Xôm giúp thám tử xác định được điều gì? Thám tử thấy mình cao sáu foot vẫn phải cố lắm mới thấy tờ giấy trên bàn giữa phòng => Hướng sự chú ý đến sinh viên có thân hình rất cao. - Trong phòng làm việc và phòng ngủ của thầy Xôm có dấu vết quan trọng nào? Điều đó giúp vị thám tử có suy luận gì? Mẩu đất trên bàn ngoài phòng làm việc chứng tỏ kẻ chép trộm đề thì đặt đôi giày ở đó, vết rách do đinh giày để lại trên mặt bàn hằn rõ theo hướng phòng ngủ cho thấy chiếc giày bị kéo về hướng đó và thủ phạm đã trốn trong phòng ngủ. |
Sơ-lốc Hôm đã tìm được bằng chứng quan trọng nào trong buổi sáng sớm của ngày diễn ra kì thi? Thám tử đến sân nhảy xa và nhận thấy loại đất sét đẹo cứng được đổ trong hố nhảy cùng một ít mùn cưa rải lên bê mặt chính là loại đất bám quanh đinh giày. |
- Từ bảng trên, nhận xét về tài năng của vị thám tử: Vị thám tử thông minh, có khả năng phán đoán nhanh nhạy, quan sát tinh tường, phân tích sắc sảo, suy luận logic,...
Trả lời:
Tác dụng của việc nhà văn để cho Oát-xơn – bạn thân của Sơ-lốc Hôm – vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất: Oát-xơn đã theo sát vụ án cùng vị thám thử và thường xuyên được thám tử trao đổi ý kiến chuyên môn. Vì thế, Oát-xơn biết tường tận từng chi tiết của vụ án. Câu chuyện trở nên chân thực, đáng tin cậy hơn vì nó được người trong cuộc, người chứng kiến kể lại.
Trả lời:
Bài học rút ra từ câu chuyện được kể trong tác phẩm:
- Sự trung thực và lòng tự trọng của con người trong cuộc sống.
- Mối quan hệ giữa tình cảm cá nhân và tinh thần tôn trong sự thật, thượng tôn pháp luật.
Trả lời:
Trong văn bản “Ba chàng sinh viên”, em ấn tượng với nhân vật Be-ni-xtơ. Nhân vật là một người hầu trong ngôi nhà trọ. Khi phát hiện Ghi-crít sao chép đề thi và trốn trong phòng, ông đã cố gắng che đậy cho cậu sinh viên. Không phải vì nhân vật muốn bao che cho những điều dối trá mà bởi vì bố của cậu sinh viên rất có ơn với ông và ông cần sự quan tâm và yêu thương cậu như bố của cậu. Qua đây ta thấy người hầu Be-ni-xtơ là người trung hậu, tuy nhiên nhìn ở một phương diện khác, Be-ni-xtơ cũng là một người bao che lỗi lầm của Ghi-crit. Sau khi đã giúp cậu sinh viên bao che xong xuôi, ông đã nói rõ ràng trắng đen cho cậu sinh viên hiểu. Điều này chứng tỏ ông là một người vô cùng tốt bụng, nhớ ơn người giúp mình và hướng tới điều tốt đẹp.