Vở thực hành Ngữ văn 9 Phạm Xuân Ẩn - Tên người như cuộc đời - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Phạm Xuân Ẩn - Tên người như cuộc đời sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.
Giải VTH Ngữ Văn 9 Phạm Xuân Ẩn - Tên người như cuộc đời - Kết nối tri thức
Trả lời:
Những thông tin cơ bản về cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn:
- Ông đã trải đời mình cùng với lịch sử kháng chiến của Việt Nam, là quân nhân trong ba quân đội khác nhau (tham gia Vệ quốc đoàn khi 18 tuổi; lính trong quân đội Pháp; nhân viên dịch thuật tại Bộ Tổng tham mưu, tham dự vào việc thành lập những sư đoàn đầu tiên do quân đội Mỹ tuyển chọn và đào tạo).
- Sau khi học ở Mỹ về, Phạm Xuân Ẩn hành nghề báo chí, từ làm việc cho Việt Tấn xã dưới thời Ngô Đình Diệm, cho tới làm phóng viên cho các hãng thông tấn của nước ngoài có văn phòng tại Việt Nam như Roi-tơ, Time,...
- Là kí giả có tên tuổi làm việc cho Mỹ nhưng sự thực ông đã tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1945 với các chức vụ khác nhau...
- Đánh giá của Pi-tơ Rót-xơ Rên-giơ: .................................................
- Đánh giá của những nhà báo Mỹ là bạn cũ của ông Ẩn: .................................
- Đánh giá của Mo-li Xây-phơ: .........................................................
Trả lời:
- Đánh giá của Pi-tơ Rót-xơ Rên-giơ: Pi-tơ Rót-xơ Rên-giơ khuyến khích Phạm Xuân Ẩn viết một cuốn sách về cuộc đời mình vì “Nếu không có câu chuyện của anh, một mảng quan trọng của lịch sử sẽ bị thiếu..
- Đánh giá của những nhà báo Mỹ là bạn cũ của ông Ẩn:
+ Sau khi đất nước được thống nhất, cả nước và thế giới biết rõ ông là tình báo, vậy mà những nhà báo Mỹ hoạt động cùng thời với ông nay trở lại Việt Nam vẫn tin tưởng và kính trọng ông.
+ Có những nhà báo Mỹ là bạn cũ của ông Ân, nay đã mất nhưng dặn lại con cái họ hãy tìm đến ông Ẩn khi sang Việt Nam vì sẽ học được nhiều điều ở con người đó.
- Đánh giá của Mo-li Xây-phơ: Mo-li Xây-phơ đánh giá ông Ẩn là người khôn khéo.
- Đánh giá của tác giả về nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn: ..............................
- Mong ước của tác giả khi khắc họa chân dung Phạm Xuân Ẩn: .......................
Trả lời:
- Đánh giá của tác giả về nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn: Tác giả đánh giá rất cao và thể hiện sự trân trọng, ngưỡng mộ con người Phạm Xuân Ẩn. Tác giả khẳng định: Đó là một nhân cách, một tài năng; Phạm Xuân Ẩn có cuộc đời của nhân vật tiểu thuyết, một người Việt đặc sắc,...
- Mong ước của tác giả khi khắc họa chân dung Phạm Xuân Ẩn: Tác giả mong muốn người đọc hiểu thêm tâm hồn đẹp đẽ, trầm lặng, sâu sắc và nhân văn ở một con người cao quý.
Trả lời:
Nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng chân dung nhân vật của tác giả:
- Văn bản khắc hoạ những nét chân dung nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn theo các mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời ông (tham gia Vệ quốc đoàn khi 18 tuổi, năm 1957 là sinh viên Việt Nam đầu tiên đến học báo chí ở quận Cam, trở thành Đảng viên Cộng sản từ năm 1953,...).
- Nhà văn còn đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt để lí giải chiều sâu nhân cách con người Phạm Xuân Ẩn (Vì sao sau khi đất nước thống nhất, cả nước và thế giới biết rõ ông là tình báo, vậy mà người Mỹ trong giới báo chí hoạt động cùng thời với ông nay trở lại Việt Nam vẫn đem lòng tin tưởng và kính trọng ông?).
- Tác giả trích dẫn ý kiến của các nhà báo nước ngoài đánh giá về Phạm Xuân Ẩn khiến chân dung nhân vật hiện lên khách quan, đa chiều.
Trả lời:
Ý nghĩa của việc giải mã bí mật về những con người đặc biệt như Phạm Xuân Ẩn: Giúp người đương thời và hậu thế hiểu rõ hơn về cuộc đời của những con người đặc biệt, hiểu hơn về lịch sử của dân tộc, những giá trị nhân văn làm nên cốt lõi dáng hình dân tộc, đất nước Việt Nam ngày hôm nay.