X

Vở thực hành Ngữ Văn 9

Vở thực hành Ngữ văn 9 Tình sông núi - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Tình sông núi sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.

Giải VTH Ngữ Văn 9 Tình sông núi - Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 58 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Cảm hứng sáng tác bài thơ của Trần Mai Ninh thể hiện qua nhan đề Tình sông núi:

.................................................................................................

Trả lời:

Cảm hứng sáng tác bài thơ của Trần Mai Ninh thể hiện qua nhan đề Tình sông núi: Điều thôi thúc tác giả phải viết chính là sự gắn bó sâu nặng với Tổ quốc, trong đó có tình yêu mặn nồng với những cảnh sắc đẹp tươi và niềm xúc động lớn lao trước hình ảnh nhân dân lao động đã đổ mồ hôi, màu thịt để “làm nên đất nước”.

Bài tập 2 trang 59 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2:

Nội dung cụ thể của từng đoạn trong bài thơ: ........................................

Mạch cảm xúc xuyên suốt toàn bộ bài thơ: ............................................

Trả lời:

Nội dung cụ thể của từng đoạn trong bài thơ:

- Phần 1: (Từ đầu đếnDiên Khánh xanh um): Bức tranh sông núi của quê hương

- Phần 2: (tiếp theo đến tiếng thoi nghe rộn ràng vách nghiêng): sự lắng đọng trong cảm xúc trước cảnh sống thanh bình.

- Phần 3: Còn lại: suy ngẫm của nhà thơ về Tổ quốc đẹp tươi.

Mạch cảm xúc xuyên suốt toàn bộ bài thơ: đi từ vẻ đẹp thiên nhiên đến niềm tự hào dân tộc và con người Việt Nam.

Bài tập 3 trang 59 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2:

Những vùng miền của đất nước gắn với các địa danh xuất hiện trong phần đầu bài thơ: .................................

Suy nghĩ về mối quan hệ giữa tình yêu đanh cho một miền đất cụ thể với tình yêu Tổ quốc nói chung qua những gì được bài thơ gợi lên: ...................

Trả lời:

Những vùng miền của đất nước gắn với các địa danh xuất hiện trong phần đầu bài thơ: từ sông Trà Khúc đến Nha Trang: Sông Trà Khúc, Tam Quan, Bồng Sơn, Bình Định, Phú Phong, Phù Cát, An Khê, Sông Cầu, Vũng Lấm, Nha Trang, Diên Khánh

Suy nghĩ về mối quan hệ giữa tình yêu đanh cho một miền đất cụ thể với tình yêu Tổ quốc nói chung qua những gì được bài thơ gợi lên: Tình yêu dành cho một miền đất cụ thể chẳng những không ngăn cản ta đi đến với tình yêu đất nước, Tổ quốc, mà ngược lại, giúp cho tình yêu đất nước, Tổ quốc ngỡ trừu tượng, mơ hồ có thêm “máu thịt, thêm điểm tựa vững chãi. Điều đó là tất yếu, bởi mọi vùng miền cụ thể đều thuộc một đất nước thống nhất, và sự tồn tại của đất nước chỉ có thể được xác định qua sự tồn tại của những vùng miền cụ thể. Tình cảm của con người cũng thế, luôn phát triển theo chiều hướng đi từ cái riêng nhỏ bé đến cái chung lớn lao, bao trùm.

Bài tập 4 trang 59 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2:

Những đặc điểm của sống núi quê hương được tác giả làm nổi bật qua bài thơ: .......

Những đặc điểm nói trên được phát hiện từ góc nhìn: ..........................

Trả lời:

Những đặc điểm của sống núi quê hương được tác giả làm nổi bật qua bài thơ: trữ tình, thơ mộng, hung vĩ, khoáng đạt, gần gũi, thân thương.

Những đặc điểm nói trên được phát hiện từ góc nhìn: Góc nhìn đưa lại cho tác giả những khám phá mới mẻ về đất nước: đất nước gắn liền với “lao động” (Trộn hoà lao động với giang sơn), tức là gắn liền với nhân dân, với tầng lớp cần lao đã đổ bao mồ hôi, xương máu để tạo lập, điểm tô, gìn giữ. Xét theo lịch sử phát triển của thơ trữ tình Việt Nam, đây là góc nhìn rất mới mẻ, chỉ xuất hiện từ khi trong ý thức xã hội hình thành một quan niệm mang tính cách mạng về vai trò của quần chúng nhân dân. Về sau, góc nhìn này được thể hiện ngày càng đậm nét ở những tác phẩm thơ tiêu biểu như Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Việt Bắc của Tố Hữu, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Những người đi tới biển của Thanh Thảo,...

Bài tập 5 trang 60 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2:

Cách tác giả tự bộc lộ mình trong bài thơ: ............................................

Chỗ đứng mà tác giả đã xác lập cho mình giữa cộng đồng dân tộc: ......................

Trả lời:

Cách tác giả tự bộc lộ mình trong bài thơ: Xây dựng hình tượng “tôi” trong tư cách một đầu mối của mọi quan sát, liên hệ, suy ngẫm; sử dụng nhiều từ ngữ thể hiện trực tiếp quan điểm nhìn nhận, đánh giá về đối tượng quan sát, chiêm ngưỡng (buồn, rộng, lì, cao vun vút, vừa đẹp - vừa lành, dịu màu tươi, đẹp, giàu,...); dùng các câu hỏi tu từ để thể hiện vai trò dẫn dắt cảm xúc và định hướng suy nghĩ cho người đọc (Hỏi ai tới đó sao đành lòng đi?; Có mối tình nào hơn thế nữa?; Có mối tình nào hơn/ Tổ quốc?);... Qua cách tự bộc lộ mình như vậy, có thể thấy tác giả là người rất mực yêu quý vẻ đẹp của đất nước, hết sức kính trọng và biết ơn nhân dân, quan tâm tìm hiểu cội nguồn sức sống của dân tộc.

Chỗ đứng mà tác giả đã xác lập cho mình giữa cộng đồng dân tộc: tác giả đã hình dung mình như một người con của nhân dân, người thừa hưởng bao thành quả tốt đẹp mà tiền nhân đã tạo dựng, đồng thời là người sẵn sàng gánh trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc cùng những đứa con trung hiếu khác trong cộng đồng dân tộc.

Bài tập 6 trang 60 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2:

Đối tượng được tác giả đặt vào vị trí trung tâm khi nói về những người con của đất nước:.................

Ý nghĩa của điều này: ..................................................

Trả lời:

Đối tượng được tác giả đặt vào vị trí trung tâm khi nói về những người con của đất nước: tầng lớp cần lao (hình ảnh sinh hoạt, cuộc sống).

Ý nghĩa của điều này: cho thấy nhận thức rõ ràng của tác giả: đất nước, Tổ quốc là thành tựu vĩ đại mà nhân dân tạo nên; đất nước, Tổ quốc với nhân dân là một.

Bài tập 7 trang 60 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Những nét độc đáo của bài thơ trên phương diện nghệ thuật: ...................

Trả lời:

Những nét độc đáo của bài thơ trên phương diện nghệ thuật:

+ Bài thơ được viết theo thể tự do, các câu dài ngắn không đều, có sử dụng vẫn ở một số chỗ cần thiết (không theo mô hình cố định).

+ Nhịp điệu bài thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, được tạo nên theo nhịp điệu của cảm xúc với những chỗ ngừng, ngắt hết sức linh hoạt.

+ Việc sử dụng nhiều động từ làm cho bài thơ căng tràn tính vận động, không gây cảm giác tĩnh tại, xa vắng như nhiều bài thơ khác có chủ đề gần gũi trong thơ trung đại hoặc Thơ mới.

+ Sự xuất hiện của nhiều loại câu như câu kể (để kể, tả), câu cảm, câu hỏi khiến bài thơ có thể khuấy động được nhiều tầng bậc cảm xúc ở người đọc.

+ Việc phối hợp giữa miêu tả cụ thể với nêu mệnh để khái quát đưa lại cho bài thơ một vẻ đẹp đặc trưng: vừa tươi tắn vừa giàu chất suy tưởng, trí tuệ.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: