Cho hai đa thức F(x) = x^3 + 3x^2 – x – 3 và G(x) = x^3 – 3x^2 – x + 3. Khi đó
Cho hai đa thức F(x) = x + 3x – x – 3 và G(x) = x – 3x – x + 3. Khi đó
Giải vở thực hành Toán 7 Bài 26: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến
Câu 2 trang 33 vở thực hành Toán lớp 7 Tập 2: Cho hai đa thức F(x) = x3 + 3x2 – x – 3 và G(x) = x3 – 3x2 – x + 3. Khi đó
A. x = – 3 là nghiệm của đa thức F(x) + G(x), x = 3 là nghiệm của đa thức F(x) – G(x);
B. x = 1 là nghiệm của đa thức F(x) + G(x), x = – 1 là nghiệm của đa thức F(x) – G(x);
C. x = 0 là nghiệm của đa thức F(x) + G(x), x = – 3 là nghiệm của đa thức F(x) – G(x);
D. x = – 1 là nghiệm của đa thức F(x) + G(x), x = 0 là nghiệm của đa thức F(x) – G(x).
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Ta có:
F(x) + G(x) = (x3 + 3x2 – x – 3) + (x3 – 3x2 – x + 3)
= x3 + 3x2 – x – 3 + x3 – 3x2 – x + 3
= (x3 + x3) + (3x2 – 3x2) + (– x – x) + (– 3 + 3)
= 2x3 – 2x.
F(x) – G(x) = (x3 + 3x2 – x – 3) – (x3 – 3x2 – x + 3)
= x3 + 3x2 – x – 3 – x3 + 3x2 + x – 3
= (x3 – x3) + (3x2 + 3x2) + (– x + x) + (– 3 – 3)
= 6x2 – 6
Lần lượt thay x = – 3, x = 1, x = 0 và x = – 1 vào F(x) + G(x) ta được:
2 . (– 3)3 – 2 . (– 3) = – 48
2 . 13 – 2 . 1 = 0
2 . 03 – 2 . 0 = 0
2 . (– 1)3 – 2 . (– 1) = 0
Vậy x = 1, x = 0, x = – 1 là các nghiệm của đa thức F(x) + G(x).
Lần lượt thay x = 3, x = – 1, x = – 3 và x = 0 vào F(x) – G(x) ta được:
6 . 32 – 6 = 48
6 . (– 1)2 – 6 = 0
6 . (– 3)2 – 6 = 48
6 . 02 – 6 = – 6
Vậy chỉ có x = – 1 là nghiệm của đa thức F(x) – G(x).
Từ đó suy ra x = 1 là nghiệm của đa thức F(x) + G(x), x = – 1 là nghiệm của đa thức F(x) – G(x).