Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 21 trang 11, 12, 13
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 21 trang 11, 12, 13 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 2.
Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 21 trang 11, 12, 13
Bài 1 (trang 11, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Đọc.
MÀU PHƯỢNG THẮM
Tối thứ Bảy, trăng sáng vằng vặc. Như thường lệ, lũ trẻ xóm Đông tụ tập ở gốc phượng đầu xóm để nô đùa. Bỗng, Hùng xuất hiện, giọng hớt hải: "Nguy rồi các cậu ơi! Cây phượng này sẽ bị chặt để xã mở rộng đường. Hôm nay, chú Tâm đến nói chuyện với bố tớ. Tớ nghe lỏm được..
Thế là cây phượng già sắp mất. Cây phượng có từ rất lâu. Góc phượng xù xì, cành lá xum xuê rợp mát cả một vùng. Bọn con trai chơi chọi gà bằng hoa phượng, lũ con gái chơi chuyền, nhảy dây, chơi ô ăn quan dưới gốc phượng. Tuổi thơ của chúng tôi thật êm đềm vì có cây phượng chở che, ấp ủ...
Đối diện với cây phượng là ngôi nhà nhỏ – quán hàng của cụ Tạo. Đoạn đường liên xóm đến đây bị thất lại như cổ chai: một bên là cây phượng, một bên là quán hàng. Để mặt đường đạt chuẩn, chỉ có cách chặt cây phượng già hoặc dời quán của cụ Tạo. Cụ Tạo tuổi cao, không người thân thích, dời quán thì cụ ở đâu. Thế nên chỉ còn cách hạ cây phượng.
Tối ấy, cụ Tạo rất ngạc nhiên vì trăng sáng mà lũ trẻ không nô đùa như mọi khi, chỉ túm tụm thầm thì. Cụ chậm rãi ra sau cây phượng và nghe hết cả. Lặng lẽ về nhà, cụ trần trọc suy nghĩ. Mệt mỏi, cụ thiếp đi. Trong giấc mơ, cụ thấy cây phượng đã bị chặt, chỉ còn một khoảng trời nắng chói loá, nhức nhối. Cụ giật mình choàng dậy, bật đèn, tìm cây bút và tờ giấy trắng viết đơn xin hiến nhà để giải toả mặt đường.
Hè năm ấy, cây phượng ra hoa nhiều lắm, màu hoa đỏ rực. Lũ trẻ rủ nhau hái một cành hoa phượng thật đẹp đi thăm cụ Tạo ở nhà dưỡng lão. Cụ Tạo run run nhận món quà giản dị nhưng đầy ý nghĩa từ tay bọn trẻ. Lòng cụ thanh thản vì đã làm được một việc có ý nghĩa cho lũ trẻ.
( Theo Phạm Thị Bích Hường)
Trả lời:
Em đọc văn bản. Chú ý các từ như dễ đọc sai như: chậm rãi, lặng lẽ,….
Bài 2 (trang 11, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Ghi lại những từ ngữ tả cây phượng trong bài văn.
Trả lời:
- Những từ ngữ tả cây phượng trong bài văn: gốc phượng xù xì, cành lá xum xuê rợp mát cả một vùng.
Bài 3 (trang 12, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Đoạn văn nào nói tới ý nghĩa của cây phượng với các bạn nhỏ xóm Đông?
A. Đoạn văn thứ nhất
B. Đoạn văn thứ hai
C. Đoạn văn thứ ba
D. Đoạn văn thứ tư
Trả lời:
- Đáp án: B
Bài 4 (trang 12, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Vì sao mọi người không muốn dời ngôi nhà nhỏ - quán hàng của cụ Tạo?
Trả lời:
- Mọi người không muốn dời ngôi nhà nhỏ - quán hàng của cụ Tạo vì cụ Tạo tuổi cao, không người thân thích, dời quán thì cụ không có chỗ ở.
Bài 5 (trang 12, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Cụ Tạo trằn trọc suy nghĩ về điều gì? Sau khi suy nghĩ, cụ đã có quyết định như thế nào?
Trả lời:
- Cụ trằn trọc vì nghe thấy lũ trẻ thì thầm, nếu cây phượng bị chặt thì chỉ còn một khoảng trời nắng chói lóa, nhức nhối và lũ trẻ không có chỗ chơi.
- Sau khi suy nghĩ, cũ đã quyết định viết đơn xin hiến nhà để giải tỏa mặt đường.
Bài 6 (trang 12, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Em có nhận xét gì về hành động của các bạn nhỏ ở cuối câu chuyện?
Trả lời:
- Ở cuối câu chuyện , các bạn nhỏ rủ nhau hái một cành hoa phượng thật đẹo để đi thăm cụ Tạo ở nhà dưỡng lão đã thể hiện tình cảm, sự hạnh phúc và tấm lòng biết ơn của lũ trẻ dành cho cụ. Việc làm của cụ đã giữ lại nơi vui chơi, miền kí ức tuổi thơ êm đềm bên câu phượng già.
Bài 1 (trang 12, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Gạch dưới cặp kết từ hoặc cặp từ hô ứng trong các vế câu ghép dưới đây.
a. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rạng rỡ. (Trần Hoài Dương)
b. Vì cậu tôi mới trồng được vài năm nên những cây phi lao chỉ cao hơn đầu người một chút.
(Theo Phan Phùng Duy)
c. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. (Nguyễn Phan Hách)
d. Tuy bốn mùa là vậy nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người.
(Thi Sảnh)
Trả lời:
a. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rạng rỡ. (Trần Hoài Dương)
b. Vì cậu tôi mới trồng được vài năm nên những cây phi lao chỉ cao hơn đầu người một chút.
(Theo Phan Phùng Duy)
c. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. (Nguyễn Phan Hách)
d. Tuy bốn mùa là vậy nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người.
(Thi Sảnh)
Bài 2 (trang 12, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Thêm vế câu thích hợp để tạo câu ghép.
a. Mưa càng to,……………………………………………………………………………………….
b. Chẳng những Mai hiền lành mà ………………………………………………………...
c. Tuy trời rét nhưng ……………………………………………………………………………...
d. Tiếng trống trường vừa vang lên ……………………………………………………...
Trả lời:
a. Mưa càng to, gió lại càng thổi mạnh.
b. Chẳng những Mai hiền lành mà cậu ấy còn học rất giỏi.
c. Tuy trời rét nhưng trong nhà em rất ấm áp.
d. Tiếng trống trường vừa vang lên các bạn học sinh đã ổn định chỗ ngồi.
Bài 3 (trang 13, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Đặt câu ghép theo yêu cầu sau:
a. 1 câu ghép sử dụng cặp kết từ để nối các vế câu:
b. 1 câu ghép sử dụng cặp từ hô ứng để nối các vế câu:
Trả lời:
a. Mặc dù nhỏ con nhưng Minh ăn rất khỏe.
b. Tôm vừa ăn cơm vừa xem phim.
Đề bài (trang 13, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Dựa vào dàn ý ở bài trước, viết đoạn văn tả nàng tiên ốc theo tưởng tượng của em hoặc tả một em bé đang ở tuổi tập nói mà em biết.
Trả lời:
* Đoạn văn tham khảo: Tả nàng tiên ốc theo tưởng tượng của em.
Trong câu chuyện cổ tích “Nàng tiên Ốc” bà kể em nghe, em nhớ mãi hình ảnh nàng tiên Ốc xinh đẹp ấy. Cô ấy có khuôn mặt nhỏ nhắn, đôi môi hồng xinh đẹp. Nước da nàng mịn màng và trắng như tuyết, chiếc mũi cao cao cùng hàm răng trắng đều nổi bật. Đôi mắt nàng long lanh, quyến rũ tựa những hạt sương mai đọng trên cây lá vậy, nàng ốc có nụ cười đầy ấm áp như nắng mai vậy. Không chỉ xinh đẹp, nàng tiên ốc còn rất tốt bụng lại vô cùng chăm chỉ nữa đấy. Hàng ngày, từ trong chiếc áo hình ốc của mình bước ra, nàng giúp bà lau chùi bàn ghế, quét dọn vườn tược, nhà cửa, trồng thêm rau, chăm đàn lợn và nấu những món ăn ngon cho bà lão. Nàng làm việc thoăn thoắt, chẳng mấy chốc là xong hết mọi việc, nhà cửa tinh tươm, sạch sẽ, đàn lợn được ăn no nghỉ ngơi, bữa cơm cho bà được dọn sẵn. Cứ thế, ngày nay qua ngày khác nàng âm thầm giúp bà mà chẳng chút nghĩ ngợi, phân vân. Càng tưởng tượng, em lại càng thêm yêu quý nhân vật này và càng thấy hạnh phúc thêm khi hai mẹ con bà cuối cùng cũng có một cuộc sống hạnh phúc như ý.
* Đoạn văn tham khảo: Tả một em bé đang ở tuổi tập nói mà em biết.
Vào ngày này hai năm trước, gia đình em đã đón một thành viên mới vô cùng đáng yêu. Đó là bé Bi - người em trai của em. Bé bi bây giờ đã hai tuổi, nặng khoảng 13 kg. Bé đang chập chững biết đi và học nói. Dáng đi của bé khá liêu xiêu do chưa được cứng cáp, bé cứ đi được một đoạn ngắn rồi lại ngã xuống. Được sự động viên, reo hò cổ vũ của mọi người, bé không khóc mà tươi cười đứng dậy đi tiếp, vẫn cái dáng đi liêu xiêu ấy cũng làm cho trái tim của mọi người xung quanh nghiêng ngả vì bé quá đáng yêu. Bé rất hay bi bô tập nói, em là người hay dạy bé nói nhiều nhất nhà. Bé đã biệt chào, gọi ba, bà ơi. Cái giọng ngọng ngọng, chưa rõ thành lời rồi lúc nào cũng ngoẻn miệng cười càng làm toát lên sự ngây thơ trên khuân mặt bé. Em rất vui và yêu quý bé. Em luôn muốn phấn đấu trở thành một người anh thật tốt để sau này cho bé noi theo.