Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 32 trang 50, 51, 52, 53


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 32 trang 50, 51, 52, 53 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 2.

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 32 trang 50, 51, 52, 53

Tiết 1 (trang 50, 51)

Bài 1 (trang 50, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Đọc.

CẦU SÔNG QUAI: ĐẾN ĐỂ KHÔNG BAO GIỜ QUÊN

       Đây là chiếc cầu nằm trên con đường sắt nối liền Băng Cốc với Răng-gun do quân đội Nhật cưỡng chế tù binh và lao công xây dựng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

       Con đường sắt 415 km được hoàn thành trong một thời gian cực ngắn và được đánh đổi bằng xương máu của hàng chục vạn tù binh và lao công. Họ đã chết vì kiệt sức, bệnh tật, tai nạn và bị hành hạ.

       Một tù binh trong chuyến đầu tiên kể: "Quanh tôi tràn ngập sự chết chóc và kinh hoàng. Tôi không có ý niệm về hôm qua và ngày mai, chỉ còn điều xảy ra hôm nay mà thôi".

       Trên một đường đèo mà những tù binh Úc gọi là đèo Hoả Ngục, tù nhân phải đào núi đá bằng tay và làm cả ban đêm dưới ánh nến. Ít nhất 700 người đã bỏ mạng ở đây vì kiệt sức và bị đánh đập!

       Ông Frét Xai-cơ - người Hà Lan – kể: “Chúng tôi làm việc cật lực từ sáng sớm đến tối mịt. Về đến lán trại, khi ai đó vừa ngồi xuống để thở thì một trận mưa roi đã đổ xuống. Thỉnh thoảng vào nửa đêm, lính Nhật đến lôi một người nào đó đi giết".

       Trong nghĩa trang Kan-cha-na-bu-ri ngày nay, các nấm mồ xếp ngang dọc thẳng tắp, có bia đá ghi họ tên, quốc tịch, ngày chết của từng người. Chúng tôi thấy những đoá hoa tươi đặt bên một số mộ. Nhiều du khách đứng lặng yên, có người cứ đi dọc mãi theo các mộ phần. Có cả những du khách Nhật.

       Cầu sông Quai bây giờ yên bình soi bóng trên dòng nước xanh biếc. Ở một góc nhà hàng có một gian nhỏ trưng bày những bức ảnh đen trắng, kể lại nhỏ nhẹ một phần những gì đã xảy ra trong quá khứ của tuyến đường sắt và cây cầu này.

       Hãy đến đây để lắng nghe, để ngắm nhìn và để không bao giờ quên!

(Theo Duyên Trường, bảo tuoitre.vn)

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 32 trang 50, 51, 52, 53

Thế chiến thứ hai (1939–1945): cuộc chiến tranh giữa khối Đồng Minh (gồm Liên Xô, Anh, Mỹ, Pháp,...) và khối Phát xít (còn gọi phe Trục; gồm Đức, Ý, Nhật,...).

Băng Cốc: thủ đô của Thái Lan; Răng-gun: thủ đô của Mi-an-ma.

Hàng chục vạn tù binh và lao công: Phát-xít Nhật đã cưỡng bức hơn 60.000 tù binh người Anh, Úc, Mỹ, Niu Di-lân, Hà Lan, Đan Mạch.... và khoảng 200000 lao công người Ấn Độ, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xinh-ga-po, Thái Lan, Mi-an-ma,... đi làm con đường này. Đường được khởi công ngày 16-9-1942 và chính quyền Nhật bắt phải hoàn thành xong vào tháng 12-1943. Nhưng nó đã được hoàn thành sớm hơn, vào ngày 17-10-1943. Khoảng 12 000 tù binh và 90 000 lao công đã chết, cho nên con đường này còn có tên "Đường sắt Tử thần".

Đèo Hoả Ngục (Hellfire Pass): đèo cách cầu Sông Quai 80 km về phía tây bắc, tù nhân phải đào bằng dụng cụ

thô sơ như cuốc chim, đục đá; ngày nay, ở đây có Bảo tàng Tưởng niệm Đèo Hoả ngục. Nghĩa trang Kan-cha-na-bu-ri: tức nghĩa trang Đôn-rắc theo tiếng Thái, nằm ở thị trấn Kan-cha-na-bu-ri (Thái Lan), gần cầu Sông Quai, giáp biên giới Thái Lan - Mi-an-ma; hiện có gần 7.000 ngôi mộ của những tù binh người Anh, Úc, Hà Lan,... Họ chết trong khi xây dựng tuyến đường sắt nói trên.

Trả lời:

Em đọc văn bản. Chú ý tên riêng các địa danh,…

Bài 2 (trang 51, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Đường sắt Băng Cốc - Răng-gun do ai chủ trương xây dựng?    

A. Chính phủ Thái Lan

B. Chính chủ phát xít Nhật

C. Chính phủ Mi-an-ma

D. Chính phủ Thái Lan và Mi-an-ma

Trả lời:

- Đán án: B

Bài 3 (trang 51, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Những lực lượng nào xây dựng đường sắt Băng Cốc-Răng-gum?

A. Công nhân Thái Lan và My-an-ma

B. Công nhân Nhật Bản

C. Công nhân các nước Đồng minh

D. Tù binh và nhân công bị quân Nhật bắt

Trả lời:

- Đáp án: D

Bài 4 (trang 51, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Theo em, vì sao chính quyền phát xít Nhật bắt hoàn thành con đường rất gấp?

Trả lời:

- Chính quyền phát xít Nhật bắt hoàn thành con đường rất gấp vì để phục vụ cho Chiến tranh thế giới thứ hai.

Bài 5 (trang 51, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Phát xít Nhật đã làm những gì để hoàn thành con đường sắt nhanh nhất?

Trả lời:

- Để hoàn thành con đường sắt nhanh nhất, phát xít Nhật đã: bắt tù nhân phải đào núi bằng tay và làm cả đêm dưới ánh nắng, làm việc từ sáng sớm đến tối đêm, khi ai đó ngồi xuống để thở thì trận mưa roi đã đổ xuống, nửa đêm lính Nhật đến lôi một người nào đó đi giết.

Bài 6 (trang 51, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Theo em, “hãy đến đây… không bao giờ quên” là lắng nghe những gì, ngắm nhìn những gì và không bao giờ quên điều gì?

Trả lời:

“Hãy đến đây… không bao giờ quên” là để:

+ Lắng nghe những câu chuyện về cầu sông Quai và nỗi thống khổ của những người tù binh còn sống sót.

+ Ngắm nhìn vẻ yên bình trên dòng nước xanh biếc cùng một phần những gì đã xảy ra trong quá khứ qua hình ảnh nghĩa trang Kan-cha-na-bu-ri và một góc nhà hàng.

+ Không bao giờ quên những đau thương, khốc liệt của chiến tranh và những hi sinh của hàng nghìn người trong hành trình xây dựng con đường sắt này.

Tiết 2 (trang 51, 52)

Bài 1 (trang 51, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Liệt kê các tên riêng nước ngoài có trong bài đọc ở Tiết 1.

Trả lời:

- Tên riêng nước ngoài: Băng Cốc, Răng-gun, Nhật, Úc, Frét Xai-cơ, Hà Lan, Kan-cha-na-bu-ri, sông Quai.

Bài 2 (trang 52, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Chia các tên riêng tìm được ở bài tập 1 thành các loại như trong bảng sau:

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 32 trang 50, 51, 52, 53

Trả lời:

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 32 trang 50, 51, 52, 53

Bài 3 (trang 52, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Viết tên riêng một số nước, thành phố, sông, hồ vào bảng sau:

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 32 trang 50, 51, 52, 53

Trả lời:

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 32 trang 50, 51, 52, 53

Tiết 3 (trang 52, 53)

Bài 1 (trang 52, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Đọc trích đoạn tả người sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Mẹ con bà Ép-rê-nốp

       Ni-cô-lai Ép-rê-nốp là một thanh niên có đôi mắt dịu dàng như mắt phụ nữ. Vì thường thấy tôi cầm sách nên anh rất chú ý và chúng tôi làm quen nhau.

       Anh nhắc đến gương Lô-mô-nô-xốp và mời tôi khi nào vào Đại học Ca-dan thì đến ở nhà anh. Thế rồi tôi đến Ca-dan, ở tại nhà anh, trước hết để học và thi mấy môn trung học. Ni-cô-lai rất nhiệt tình kèm tôi học.

       Mẹ Ép-rê-nốp là một người đàn bà goá bụa bé nhỏ có gương mặt tiều tuỵ và buồn. Ngày đầu tiên tôi thấy bà đi chợ về, đặt lên bàn những mẩu thịt vụn tồi tàn. Với những mẩu thịt này bà phải làm sao nấu thành một món canh ngon cho ba con bà – ba chàng trai khoẻ mạnh.

       Bà sống trầm lặng. Cặp mắt xám đọng lại sự ngoan cường và tuyệt vọng của một con ngựa kiệt sức kéo chiếc xe lên núi. Nó biết rằng không kéo nổi nhưng vẫn cứ kéo.

       Một buổi sáng khi các con bà còn ngủ, tôi vào bếp giúp bà gọt khoai. Bà dè dặt hỏi:

       - Cháu về đây làm gì?

       - Cháu về học. Cháu muốn vào đại học.

       Đôi lông mày cùng lớp da trán vàng ệch của bà dồn cả lên phía trên và lưỡi dao phập phải ngón tay bà. Bà thở dài:

       - Ni-cô-lai, Ni-cô-lai ơi.

       Ni-cô-lai chạy vào bếp, vẻ mặt còn ngái ngủ, đầu tóc rối bù nhưng vẫn vui vẻ như mọi ngày.

       - Mẹ ơi, giá làm được món vằn thắn thì tuyệt.

       - Được, mẹ sẽ làm.

       Ni-cô-lai không thấy được sự hi sinh của mẹ. Tôi thấy rõ tài tháo vát của mẹ anh nhưng không nỡ để bà phải cáng đáng thêm một đứa lạc loài là tôi. Mỗi mẫu bánh mì tôi nhận được như một tảng đá đè lên tâm hồn. Thế là mỗi sáng sớm tôi đi khỏi nhà để tránh bữa ăn trưa.

(Theo Go-ra-ki)

Lô-mô-nô-xốp (1711–1765): nhà bác học Nga vĩ đại, xuất thân từ một gia đình ngư dân ở một vùng hẻo lánh, trưởng thành nhờ nỗ lực học tập.

Đại học Ca-dan: một trường đại học nổi tiếng ở nước Nga hồi thế kỉ XIX.

a. Tác giả tả Ép-rê-nốp và mẹ anh ấy theo trình tự nào?

A. Tả hình dáng rồi tả hoạt động và tính tình.

B. Tả hoạt động và tính tình rồi tả hình dáng.

C. Tả hình dáng kết hợp tả hoạt động và tính tình.

D. Tả hình dáng, tả hoạt động rồi cuối cùng tả kết hợp.

b. Tác giả tả tất cả đặc điểm ngoại hình hay chỉ tả vài nét? Nêu dẫn chứng cụ thể.

Trả lời:

a. Đáp án: C

b.- Tác giả chỉ tả vài nét về đặc điểm ngoại hình, dẫn chứng là:

+ Gương mặt tiều tụy và buồn

+ Cặp mắt xám động lại sự ngoan cường và tuyệt vọng của một con ngựa kiệt sức kéo chiếc xe lên núi.

+ Đôi lông mày cùng lớp da trán vàng ệch của bà dồn cả lên phía trên.

Bài 2 (trang 53, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Viết 1- 2 đoạn văn tả một người thân của em (ông, bà, bố, mẹ, anh/ chị, em,…)

Trả lời:

       Ông em là người say mê sách báo. Ông có một tủ sách lớn chiếm gần hết một bức tường phòng làm việc chung của gia đình. Sáng nào, ông em cũng đọc báo. Buổi sáng mát mẻ dễ chịu. Ông tập thể dục, ăn sáng xong là ngồi vào ghế tựa đọc báo. Báo ông đọc là báo Công an Thành phố. Ông đeo kính vào, chăm chú xem trang bìa rồi bắt đầu đọc từng trang bên trong. Thỉnh thoảng, đôi kính trắng trễ xuống mũi, ông lại lấy ngón tay trỏ đẩy kính lên. Ông đưa mắt xem hình minh hoạ của các báo, gật gù biểu đồng tình. Khi ông đọc báo, phòng làm việc phải được giữ yên lặng. Chúng em vào phòng phải đi nhẹ nhàng, rón rén. Ông đọc hết từng trang báo, có lúc đọc nhanh phía sau, có lúc gật gù, có lúc chặc lưỡi lắc đầu. Khi ông đọc báo xong, ông để tờ báo lên bàn rồi nói với cả nhà: "Hôm nay, báo có nhiều tin hay đấy. Ông để báo trên bàn. Hồi nào các con thích xem thì xem nhé!". Đáp lại lời ông thường lệ là mẹ thưa: "Dạ, con cảm ơn ba.".

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác: