Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 26 trang 28, 29, 30


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 26 trang 28, 29, 30 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 2.

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 26 trang 28, 29, 30

Tiết 1 (trang 28, 29)

Bài 1 (trang 28, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Đọc.

DÒNG TRÀ LÝ

Đã hát về sông đâu

Mà sông ngân tiếng nhạc

Đã vẽ về sông đâu

Mà sông xanh bát ngát

 

Hương lúa đồng ngào ngạt

Quyện trong dòng phù sa

Mưa xuân và khói sóng

Ấm trên bao mái nhà

 

Yêu dòng sông quê ta

Vỗ về bao ý nghĩ:

"Nếu đời là con tàu

Em xin làm lính thuỷ".

Tuổi thơ sẽ đi qua

Không bao giờ trở lại

Chỉ dòng sông hiền hòa

Đi cùng ta mãi mãi

 

Sông uốn dài bờ bãi

Sông xanh cho biển xanh

Dòng Trà Lý bao quanh

Quê chúng mình giàu đẹp

 

Nghe trong lời em hát

Ngân vang muôn ý thơ

Sông xanh như nét vẽ

Đẹp trong bao ước mơ…

(Bùi Thái Phúc)

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 26 trang 28, 29, 30

Trà Lý: một nhánh cửa sông Hồng, chảy qua tỉnh Thái Bình.

Trả lời:

Em đọc văn bản, chủ yếu ngắt nhịp 3/2,…

Bài 2 (trang 28, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Vẻ đẹp của dòng sông được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan. Những từ ngữ nào cho em biết điều đó?

- Vẻ đẹp của dòng sông được cảm nhận bằng thị giác: ………………………..

- Vẻ đẹp của dòng sông được cảm nhận bằng thính giác:………………………

- Vẻ đẹp của dòng sông được cảm nhận bằng khứu giác:………………………

- Vẻ đẹp của dòng sông được cảm nhận bằng xúc giác:………………………

Trả lời:

- Vẻ đẹp của dòng sông được cảm nhận bằng thị giác: sông xanh bát ngát

- Vẻ đẹp của dòng sông được cảm nhận bằng thính giác: sông ngân tiếng nhạc, sông ngân vang ý thơ.

- Vẻ đẹp của dòng sông được cảm nhận bằng khứu giác: hương lúa đồng ngào ngạt, quện trong dòng phù sa.

- Vẻ đẹp của dòng sông được cảm nhận bằng xúc giác: Mùa xuân và khói sóng/ Ấm trên bao mái nhà

Bài 3 (trang 29, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Tình cảm gắn bó của tác giả với dòng sông quê hương được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Tình cảm gắn bó của tác giả với dòng sông quê hương được thể hiện qua những hình ảnh gần gũi, quen thuộc: hương lúa đồng, dòng phù sa, mùa xuân, khói sóng. Dòng sông gắn liền với kí ức, với bao kỉ niệm đẹp đẽ mà tác giả không bao giờ quên. Dòng sông đi vào câu hát, ý thơ và cả ước mong gắn bó của tác giả với quê hương mình.

Bài 4 (trang 29, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Chỉ ra hình ảnh nhân hóa của bài thơ. Hình ảnh đó nói lên điều gì?

Trả lời:

- Hình ảnh nhân hóa: sông ngân tiếng nhạc, Chỉ dòng sông hiền hòa/ Đi cùng ta mãi mãi.

- Ý nghĩa: Hình ảnh thơ nhân hóa nhấn mạnh vẻ đẹp hiền hòa, dịu êm của dòng Trà Lý và qua đó cũng nói lên tình yêu của nhà thơ với dòng sông quê mình.

Bài 5 (trang 29, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Dòng sông tô điểm cho cảnh đẹp quê hương như thế nào?

Trả lời:

- Dòng sông tô điểm cho cảnh đẹp quê hương: dòng sông xanh bát ngát, sông uốn dài bờ bãi, sắc xanh ấy đẹp như nét vẽ, bao quanh và làm giàu đẹp cho quê hương.

Bài 6 (trang 29, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Bài thơ giúp em cảm nhận điều gì về dòng sông Trà Lý? Chọn ý đúng nhất hoặc nêu ý kiến của em.

A. Dòng sông Trà Lý như một nét vẽ mềm mại, duyên dáng trong bức tranh phong cảnh quê hương.

B. Dòng sông Trà Lý góp phần giúp đời sống nhân dân thêm ấm no, hạnh phúc.

C. Dòng sông Trà Lý làm cho đời sống tâm hồn của con người thêm phong phú, khơi dậy bao ước mơ đẹp đẽ.

Ý kiến của em: ……………………………………………………………………………

Trả lời:

- Ý kiến của em: C

Tiết 2 (trang 29, 30)

Bài 1 (trang 29, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Nêu 3 cách liên kết mà em đã học:

Trả lời:

- 3 cách liên kết mà em đã học:

+ Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.

+ Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.

+ Liên kết câu bằng tữ ngữ nối.

Bài 2 (trang 29, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Gạch dưới các từ ngữ được dùng để liên kết câu trong mỗi đoạn văn dưới đây và cho biết đó là cách liên kết nào?

a. Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua, trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng Mười làm nứt nẻ đất ruộng và giòn khô những chiếc lá rơi. Thế mà quê một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

(Theo Thạch Lam)

Đoạn văn trên liên kết câu bằng cách ……………………………………………

b. Đất nước thanh bình, xuồng ba lá lại trở về cuộc sống đời thường. Xuống ngược xuôi miền chợ nổi. Xuồng lướt nhanh trên cánh đồng rì rào sóng lúa. Xuống rộn ràng những đêm giăng câu, thả lưới. Và mỗi sớm mai, trên nhánh sông quê, những chiếc xuồng ba lá theo dòng nước toả đi, chở đầy ước mơ, khát vọng của tình đất, tình người phương Nam.

(Theo Nguyễn Chí Ngoan)

Đoạn văn trên liên kết câu bằng cách ……………………………………………

c. Ơ-gien Pô-chi-ê sinh trưởng trong một gia đình công nhân nghèo ở Pa-ri – thủ đô nước Pháp. Thuở nhỏ, ông không có điều kiện đi học. Năm 15 tuổi, ông theo cha làm thợ đóng gói, rồi chạy việc cho một hiệu bán giày. Mãi về sau, ông mới học đọc, học viết và làm thợ in hoa trên vải.

(Nguyễn Hoàng)

Đoạn văn trên liên kết câu bằng cách ……………………………………………

Trả lời:

a. Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua, trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng Mười làm nứt nẻ đất ruộng và giòn khô những chiếc lá rơi. Thế mà quê một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

(Theo Thạch Lam)

Đoạn văn trên liên kết câu bằng cách dùng từ ngữ nối.

b. Đất nước thanh bình, xuồng ba lá lại trở về cuộc sống đời thường. Xuồng ngược xuôi miền chợ nổi. Xuồng lướt nhanh trên cánh đồng rì rào sóng lúa. Xuồng rộn ràng những đêm giăng câu, thả lưới. Và mỗi sớm mai, trên nhánh sông quê, những chiếc xuồng ba lá theo dòng nước toả đi, chở đầy ước mơ, khát vọng của tình đất, tình người phương Nam.

(Theo Nguyễn Chí Ngoan)

Đoạn văn trên liên kết câu bằng cách lặp từ.

c. Ơ-gien Pô-chi-ê sinh trưởng trong một gia đình công nhân nghèo ở Pa-ri – thủ đô nước Pháp. Thuở nhỏ, ông không có điều kiện đi học. Năm 15 tuổi, ông theo cha làm thợ đóng gói, rồi chạy việc cho một hiệu bán giày. Mãi về sau, ông mới học đọc, học viết và làm thợ in hoa trên vải.

(Nguyễn Hoàng)

Đoạn văn trên liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.

Bài 3 (trang 30, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo sự liên kết câu.

Chiếc mũ nát

        Nhà văn An-đéc-xen – người kể chuyện cổ tích hay nhất thế giới - là - một người say mê làm việc………. thường không chú ý đến ăn mặc. ………..có chiếc mũ dùng nhiều năm, đã cũ nát.

        Một hôm, đang ở ngoài phố, một tay ăn mặc rất bảnh bao gặp An-đéc-xen đội chiếc mũ đó…….. châm chọc hỏi:

        - Thưa ông, cái vật tồi tàn ở trên đầu ông được gọi là…. đấy à?

An-đéc-xen nhẹ nhàng hỏi lại:

        - Thế ông bạn gọi cái vật …………… dưới cái mũ của ông là đầu đấy chứ?

(Theo Tiếng Việt 3, CNGD, NXB Giáo dục Việt Nam, 1998)

Trả lời:

Chiếc mũ nát

        Nhà văn An-đéc-xen – người kể chuyện cổ tích hay nhất thế giới - là - một người say mê làm việc nhưng thường không chú ý đến ăn mặc. Ông có chiếc mũ dùng nhiều năm, đã cũ nát.

        Một hôm, đang ở ngoài phố, một tay ăn mặc rất bảnh bao gặp An-đéc-xen đội chiếc mũ đó hắn châm chọc hỏi:

        - Thưa ông, cái vật tồi tàn ở trên đầu ông được gọi là đấy à?

An-đéc-xen nhẹ nhàng hỏi lại:

        - Thế ông bạn gọi cái vật tồi tàn dưới cái mũ của ông là đầu đấy chứ?

(Theo Tiếng Việt 3, CNGD, NXB Giáo dục Việt Nam, 1998)

Tiết 3 (trang 30)

Đề bài (trang 30, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Viết chương trình hoạt động: Quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng cao.

G: Trước khi viết chương trình hoạt động, em cần:

a. Xác định:

- Mục đích của hoạt động:

+ Giúp các bạn nhỏ vùng cao giảm bớt khó khăn, để các bạn vui đến trường.

+ Nâng cao tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

+ …

- Thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động.

b. Liệt kê các hoạt động cụ tể và phân công người phụ trách:

- Hoạt động 1: Tổ chức phát động phong trào.

- Hoạt động 2: Thực hiện việc quên góp.

- Hoạt động 3: Tổng kết phong trào và rút kinh nghiệm.

c. Dự kiến phương tiện, dụng cụ: sổ sách ghi chép, các vật liệu đóng gói sản phẩm quyên góp,…

Viết chương trình hoạt động theo yêu cầu:

Trả lời:

* Bài mẫu tham khảo:

QUYÊN GÓP, ỦNG HỘ CÁC BẠN HỌC SINH VÙNG CAO

- Mục đích

+ Thể hiện tinh thần sẻ chia, thông cảm với nỗi cơ cực của thiếu nhi và nhân dân vùng cao.

+ Thể hiện tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”.

- Thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động:

+ Lớp 5D, Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám.

- Các việc cụ thể, phân công nhiệm vụ

+ Họp lớp thông báo kế hoạch và thời gian nhận quà ủng hộ: Lớp trưởng chủ trì.

+ Chịu trách nhiệm nhận quà ủng hộ: Tổ trưởng của 4 tổ.

+ Phân loại quà ủng hộ: Bạn Lan, Ngọc Anh, Hạnh

+ Đóng gói, chuyển quà: Các bạn Sơn, Tùng, Mạnh, Ngọc.

- Chương trình cụ thể

+ Họp phổ biến nội dung: Tiết sinh hoạt lớp, thứ 6 ngày 20/12

+ Dự kiến thời gian nhận quà ủng hộ: sáng thứ 2 ngày 23/12

+ Phân loại quà ủng hộ để đóng gói: gồm quần áo, đồ dùng học tập, sách vở, tiền bỏ ống... vào chiều thứ 2 ngày 23/12.

        Tổ trưởng tổ 1: Nhận quần áo, giày dép.

        Tổ trưởng tổ 2: Đồ dùng học tập

        Tổ trưởng tổ 3: Sách báo, truyện

        Tổ trưởng tổ 4: Nhận tiền ủng hộ

+ Sáng thứ 3 ngày 24/12: Nộp danh sách và toàn bộ quà ủng hộ lên Ban chỉ huy liên đội của Trường.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác: