Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 34 trang 58, 59, 60, 61
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 34 trang 58, 59, 60, 61 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 2.
Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 34 trang 58, 59, 60, 61
Bài 1 (trang 58, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Đọc.
ĂNG-CO VÁT
Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia, được xây dựng từ đầu thế kỉ thứ XII.
Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500 mét và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của chạm khắc và kiến trúc cổ đại. Đây, những toà tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẫn. Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
Toàn bộ khu đền quay về tây. Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay toả ra từ các ngách.
(Theo Những kì quan thế giới)
Trả lời:
Em đọc văn bản. Chú ý các tên riêng nước ngoài.
Bài 2 (trang 58, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Đền Ăng-co Vát là công trình kiến trúc và điêu khắc của đất nước nào và có từ bao giờ?
Trả lời:
- Đền Ăng-co Vát là công trình kiến trúc và điêu khắc của đất nước Cam-pu-chia, được xây dựng từ đầu thế kỉ thứ XII.
Bài 3 (trang 59, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Nối ý chính với các chi tiết phù hợp:
Trả lời:
Bài 4 (trang 59, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Lúc hoàng hôn, ngôi đền có vẻ đẹp như thế nào?
Trả lời:
- Lúc hoàng hôn, ngôi đền có cẻ đẹp: Ăng-co Vát thật huy hoàng. Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay toả ra từ các ngách.
Bài 5 (trang 59, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Trước sự kì vĩ của khu đền đã được xây dựng cách đây hàng nghìn năm, em có suy nghĩ gì về khả năng và trí tuệ của con người?
Trả lời:
- Trước sự kì vĩ của khu đền đã được xây dựng cách đây hàng nghìn năm, em thấy khả năng và trí tuệ của con người là vô hạn. Từ hàng ngàn năm trước mà người ta đã nghĩ ra cách xây dựng, vận chuyển cũng như điêu khắc những chi tiết tuyệt vời như vậy quả là điều đáng ngưỡng mộ.
Bài 1 (trang 59, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Gạch dưới những từ ngữ có tác dụng liên kết trong mỗi đoạn văn dưới đây và xếp các từ ngữ đó vào nhóm thích hợp:
a. Một chiều tháng Mười một, sương mù dày đặc bao trùm thành phố. Ra khỏi trường, A-lanh hầu như không nhìn thấy gì xa hơn nửa bước. Thành phố trở nên lạ lùng đến nỗi A-lanh không thể tìm thấy đường về nhà. Cậu bé hi vọng sẽ có người đi qua để hỏi đường. Nhưng không có ai. Cậu đi tiếp, cố đọc tên đường nhưng sương mù dày quá. Cậu đành dừng lại. Đột nhiên cậu nghe thấy tiếng "táp, táp, táp, táp". A-lanh đoán rằng đó là cây gậy của bà Táp-táp nhưng không hiểu sao bà có thể ra đường vào thời tiết như thế này.
(Theo Blai-ton)
b. Đỉnh E-vơ-rét được biết đến là "nóc nhà thế giới" vì nó có độ cao lớn nhất khi so với mực nước biển. Thế nhưng, nếu ta đo độ cao của núi theo cách khác thì có tới hai ngọn núi trở thành "đối thủ" của E-vơ-rét là ngọn Mau-na Ki-a ở Ha-oai và ngọn Chim-bô-ra-dô ở Ê-cu-a-đo.
(Theo tạp chí Văn Tuổi thơ, số tháng 1/2024)
Trả lời:
a. Một chiều tháng Mười một, sương mù dày đặc bao trùm thành phố. Ra khỏi trường, A-lanh hầu như không nhìn thấy gì xa hơn nửa bước. Thành phố trở nên lạ lùng đến nỗi A-lanh không thể tìm thấy đường về nhà. Cậu bé hi vọng sẽ có người đi qua để hỏi đường. Nhưng không có ai. Cậu đi tiếp, cố đọc tên đường nhưng sương mù dày quá. Cậu đành dừng lại. Đột nhiên cậu nghe thấy tiếng "táp, táp, táp, táp". A-lanh đoán rằng đó là cây gậy của bà Táp-táp nhưng không hiểu sao bà có thể ra đường vào thời tiết như thế này.
(Theo Blai-ton)
b. Đỉnh E-vơ-rét được biết đến là "nóc nhà thế giới" vì nó có độ cao lớn nhất khi so với mực nước biển. Thế nhưng, nếu ta đo độ cao của núi theo cách khác thì có tới hai ngọn núi trở thành "đối thủ" của E-vơ-rét là ngọn Mau-na Ki-a ở Ha-oai và ngọn Chim-bô-ra-dô ở Ê-cu-a-đo.
(Theo tạp chí Văn Tuổi thơ, số tháng 1/2024)
Bài 2 (trang 60, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Tìm từ ngữ thích hợp viết vào ô trống để liên kết các câu trong đoạn văn:
a. Lời nói của bà tôi đặc biệt trầm bổng, nghe như tiếng chuông đồng…….. khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, như những đoá hoa, và cũng dịu dàng rực rỡ, đầy nhựa sống.
(Theo Go-rơ-ki)
b. Ngày nay, con người tìm ra nhiều loại vật liệu xây dựng mới………, cây rừng vẫn là một vật liệu quan trọng để làm nhà.
c. Nô-ben sinh ra trong một gia đình trí thức ở Thuỵ Điển. Bố là nhà nghiên cứu khoa học kĩ thuật. Từ nhỏ,………. đặc biệt yêu thích văn học………cha cậu lại muốn………… theo khoa học kĩ thuật………nhận thấy con mình rất có năng khiếu trong lĩnh vực………..
(Theo tạp chí Văn Tuổi thơ)
Trả lời:
a. Lời nói của bà tôi đặc biệt trầm bổng, nghe như tiếng chuông đồn. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, như những đoá hoa, và cũng dịu dàng rực rỡ, đầy nhựa sống.
(Theo Go-rơ-ki)
b. Ngày nay, con người tìm ra nhiều loại vật liệu xây dựng mới. Tuy nhiên, cây rừng vẫn là một vật liệu quan trọng để làm nhà.
c. Nô-ben sinh ra trong một gia đình trí thức ở Thuỵ Điển. Bố là nhà nghiên cứu khoa học kĩ thuật. Từ nhỏ, cậu đặc biệt yêu thích văn học nhưng cha cậu lại muốn cậu theo khoa học kĩ thuật vì nhận thấy con mình rất có năng khiếu trong lĩnh vực này.
(Theo tạp chí Văn Tuổi thơ)
Bài 3 (trang 60, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Viết đoạn văn (3 – 5 câu) nói về một công trình kiến trúc nổi tiếng hoặc một kì quan thiên nhiên, trong đó có sử dụng một số phép liên kết câu đã học.
Trả lời:
Con đường gốm sứ ven sông Hồng là món quà của những tấm lòng dâng lên Thăng Long - Hà Nội nhân dịp ngàn năm tuổi. Con đường gốm sứ ven sông Hồng dài gần 4km với diện tích khoảng 6.500m2, đi qua các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng. Đây chính là bức tranh gốm đa dạng mang dấu ấn của làng gốm Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng. Con đường này được khánh thành ngày 25/9/2010 sau 3 năm xây dựng. Đây là công trình chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
- Phép liên kết câu:
+ Phép lặp: Con đường gốm sứ
+ Phép thế: Đây
Bài 1 (trang 61, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Dựa vào nội dung tìm ý ở bài trước, viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng mua quà ăn vặt ở cổng trường.
Trả lời:
Hiện tượng mua quà vặt ở cổng trường đang là chủ đề tranh luận của các bậc phục huynh, riêng tôi thấy đây là một hiện tượng xấu, cần được lên án và ngăn chặn kịp thời. Việc mua và ăn quà vặt để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trước hể, nó làm mất mĩ quan trường học, khiến cho hình ảnh các bạn học sinh trở nên xấu xí. Nhiều bạn học sinh ý thứ chưa tốt nên xả rác thải làm ô nhiễm môi trường, lâu dần hành động ấy ảnh hưởng và lan rộng không khuôn viên lớp, trường. Bên cạnh đó, việc này cũng tạo ra thói quen xấu cho các bạn, học sinh mất tập trung khi học bài, tiêu tiền sớm và ăn uống thức ăn không lành mạnh. Đã có rất nhiều trường hợp ăn vặt mà bỏ cơm gây đến kiệt sức, ốm và hơn hết ảnh hưởng trực tiếp tới tiêu hóa do đồ ăn không được đảm bảo vệ sinh. Như vậy, việc mua quà vặt ở cổng trường không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh, gia đình mà còn ảnh hưởng đến nhà trường. Vì vậy, mỗi chúng ta phải quyết tâm ngăn chặn, và can thiệp kịp thời trước khi hiện trạng này trở nên phức tạp hơn!
Bài 2 (trang 61, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Đọc rà soát và chỉnh sửa:
a. Đọc lại đoạn văn và phát hiện lỗi.
Lỗi về bố cục bài viết |
|
Lỗi về cách sắp xếp ý trong đoạn văn |
|
Lỗi về cách diễn đạt (tối nghĩa, chưa rõ ý) |
|
Lỗi về cách dùng từ |
|
Lỗi viết câu sai ngữ pháp |
b. Sửa lỗi trong đoạn văn (nếu có)
Trả lời:
- Học sinh rà soát và chỉnh sửa (nếu có).