Đề thi Học kì 1 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (4 đề)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bộ 4 Đề thi Học kì 1 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo năm học 2023 có đáp án, chọn lọc được sưu tầm từ đề thi Sinh học 10 của các trường THPT trên cả nước.
Đề thi Học kì 1 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (4 đề)
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Môn: Sinh học lớp 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Kĩ năng đầu tiên cần có trong tiến trình nghiên cứu môn Sinh học là
A. quan sát.
B. xây dựng giả thuyết.
C. thiết kế và tiến hành thí nghiệm.
D. báo cáo kết quả.
Câu 2: Trong một khu rừng nhiệt đới có các cấp độ tổ chức sống nào sau đây?
A. Cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.
B. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.
C. Tế bào, cơ thể, quần thể, sinh quyển.
D. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.
Câu 3: Nguyên tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trọng với sự sống?
A. H.
B. S.
C. C.
D. O.
Câu 4: Trong tế bào, nước tồn tại ở hai dạng là
A. nước tự do và nước liên kết.
B. nước tự do và nước bán tự do.
C. nước liên kết và nước phân li.
D. nước liên kết và nước đông đặc.
Câu 5: Chất nào sau đây được xếp vào nhóm polysaccharide?
A. Tinh bột.
B. Glycogen.
C. Cellulose.
D. Cả 3 loại trên.
Câu 6: Protein không có đặc điểm nào sau đây?
A. Dễ biến tính khi nhiệt độ tăng cao.
B. Có tính đa dạng.
C. Là đại phân tử có cấu trúc đa phân.
D. Có khả năng tự sao chép.
Câu 7: Vùng nhân của tế bào vi khuẩn có đặc điểm
A. chứa một phân tử ADN dạng vòng, đơn.
B. chứa một phân tử ADN mạch thẳng, xoắn kép.
C. chứa một phân tử ADN dạng vòng, kép.
D. chứa một phân tử ADN liên kết với protein.
Câu 8: Người ta chia vi khuẩn ra hai loại là vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm dựa vào
A. cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào.
B. cấu trúc của nhân tế bào.
C. số lượng plasmid trong tế bào chất của vi khuẩn.
D. khả năng chịu nhiệt của vi khuẩn.
Câu 9: Đặc điểm cấu tạo của tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ là
A. có màng sinh chất.
B. có các bào quan như bộ máy Golgi, lưới nội chất.
C. có màng nhân.
D. B và C đều đúng.
Câu 10: Bào quan ribosome không có đặc điểm nào sau đây?
A. Làm nhiệm vụ tổng hợp protein.
B. Được cấu tạo bởi hai thành phần chính là rRNA và protein.
C. Có cấu tạo gồm một tiểu phần lớn và một tiểu phần bé.
D. Được bao bọc bởi màng kép phospholipid.
Câu 11: Bào quan nào có đặc điểm màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp tạo thành các mào?
A. Lưới nội chất.
B. Ribosome.
C. Ti thể.
D. Trung thể.
Câu 12: Loài nào sau đây là sinh vật nhân sơ?
A. HIV.
B. Ruồi giấm.
C. Trực khuẩn lao.
D. Nấm men.
Câu 13: Đặc điểm không có ở tế bào nhân sơ là
A. thành tế bào cấu tạo chủ yếu là chitin.
B. kích thước nhỏ nên sinh trưởng, sinh sản nhanh.
C. chưa có hệ thống nội màng, chưa có màng nhân.
D. bào quan không có màng bao bọc.
Câu 14: Các bào quan nào sau đây có khả năng tổng hợp ATP cho các hoạt động sống?
A. Ti thể, peroxisome.
B. Lục lạp, nhân.
C. Ti thể, lục lạp.
D. Lưới nội chất, Golgi.
Câu 15: Trong cấu trúc của màng sinh chất loại protein có chức năng nào sau đây chiếm tỉ lệ nhiều nhất?
A. Vận chuyển.
B. Hormone.
C. Enzyme.
D. Thụ thể.
Câu 16: Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường diễn ra theo hình thức
A. vận chuyển thụ động.
B. vận chuyển chủ động.
C. xuất nhập bào.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 17: Vận chuyển thụ động
A. cần tiêu tốn năng lượng.
B. không cần tiêu tốn năng lượng.
C. cần có sự biến dạng của màng sinh chất.
D. cần các bơm đặc biệt trên màng.
Câu 18: Yếu tố nào sau đây không có trong thành phần của phân tử ATP?
A. Adenine.
B. Đường ribose.
C. Nhóm phosphate.
D. Protein.
Câu 19: Enzyme được tổng hợp trong tế bào sống để
A. cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ.
B. làm nguyên liệu tổng hợp các chất.
C. xúc tác các phản ứng sinh hóa.
D. làm chất trung gian chuyển hóa giữa các quá trình.
Câu 20: Quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ thông qua sử dụng năng lượng của ánh sáng gọi là
A. quang tổng hợp.
B. hóa tổng hợp.
C. quang phân li.
D. hóa phân li.
Câu 21: Sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình đường phân?
A. Glucose → acid piruvic + ATP + NADH.
B. Glucose → CO2 + ATP + NADH.
C. Glucose → nước + năng lượng.
D. Glucose → CO2 + nước.
Câu 22: Sự truyền tín hiệu từ tế bào này sang tế bào khác qua phân tử tín hiệu để tạo ra các đáp ứng nhất định gọi là
A. biến đổi thông tin.
B. thông tin giữa các tế bào.
C. đáp ứng tín hiệu.
D. truyền tín hiệu.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng với hình thức vận chuyển chủ động?
A. Cần năng lượng ATP.
B. Cần kênh protein đặc hiệu.
C. Dùng để vận chuyển nước.
D. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
Câu 24: Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP?
A. Sinh trưởng ở cây xanh.
B. Sự khuếch tán chất tan qua màng tế bào.
C. Sự co cơ ở động vật.
D. Sự vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất.
Câu 25: Trong quang hợp, oxygen được tạo ra từ quá trình nào sau đây?
A. Hấp thụ năng lượng ánh sáng của diệp lục.
B. Quang phân li nước.
C. Pha tối.
D. Chuỗi truyền điện tử.
Câu 26: Trong tế bào, các acid pyruvic được oxy hóa để tạo thành chất A. Chất A sau đó đi vào chu trình Krebs, chất A là?
A. Acid lactic.
B. Acetyl - CoA.
C. Acid acetic.
D. Glucose.
Câu 27: Sự giống nhau giữa hóa tổng hợp và quang hợp là?
A. Đều sử dụng nguồn năng lượng ánh sáng.
B. Đều sử dụng nguồn năng lượng hóa học.
C. Đều sử dụng nguồn nguyên liệu CO2.
D. Đều xảy ra ở thực vật.
Câu 28: Giai đoạn đáp ứng tín hiệu có thể diễn ra
A. trong nhân hoặc trong tế bào chất.
B. trong nhân hoặc môi trường bên ngoài tế bào.
C. trong tế bào chất hoặc màng ti thể.
D. trong màng ti thể hoặc môi trường bên ngoài tế bào.
A. Phần tự luận
Câu 1: Tại sao khi bón phân cho cây trồng cần phải kết hợp với việc tưới nước?
Câu 2: Loại bỏ nhân của tế bào trứng thuộc cá thể A, sau đó chuyển nhân từ tế bào soma của cá thể B vào. Nuôi cấy tế bào chuyển nhân cho phát triển thành cơ thể mới. Cơ thể này mang phần lớn điểm của cá thể nào? Tại sao?
Câu 3: Hãy đưa ra các bằng chứng để chứng minh rằng: “Tất cả sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào quang hợp”.
Chủ đề |
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ |
Tổng số câu |
Tổng điểm |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Phần mở đầu |
1 (0,25) |
1 (0,25) |
2 |
0,5 |
|||||||
Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào. |
3 (0,75) |
1 (0,25) |
1 (1) |
1 |
4 |
2 |
|||||
Chương 2: Cấu trúc tế bào. |
5 (1,25) |
4 (1) |
1 (1) |
1 |
9 |
3,25 |
|||||
Chương 3: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào |
7 (1,75) |
6 (1, 5) |
1 (1) |
1 |
13 |
4,25 |
|||||
Số câu |
0 |
16 |
0 |
12 |
2 |
0 |
1 |
0 |
3 |
28 |
10 |
Điểm số |
0 |
4 |
0 |
3 |
2 |
0 |
1 |
0 |
3 |
7 |
10 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Môn: Sinh học lớp 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Để chứng minh cho giả thuyết về vấn đề nghiên cứu được đề ra chúng ta cần làm bước
A. quan sát.
B. xây dựng giả thuyết.
C. thiết kế và tiến hành thí nghiệm.
D. báo cáo kết quả nghiên cứu.
Câu 2: Tất cả các tổ chức sống đều là hệ mở vì
A. thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
B. thường xuyên tiến hóa.
C. có khả năng sinh sản.
D. có khả năng cảm ứng.
Câu 3: Nguyên tố nào sau đây có vai trò tạo ra “bộ khung xương” cho các đại phân tử hữu cơ?
A. H.
B. S.
C. C.
D. O.
Câu 4: Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, có hiện tượng nước bốc hơi khỏi cơ thể. Điều này có ý nghĩa gì?
A. Làm tăng các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
B. Tạo ra sự cân bằng nhiệt cho tế bào và cơ thể.
C. Giảm bớt sự tỏa nhiệt từ cơ thể ra môi trường.
D. Tăng sự sinh nhiệt cho cơ thể.
Câu 5: Phân tử nào sau đây khác so với các phân tử còn lại?
A. Glycogen.
B. Tinh bột.
C. Maltose.
D. Testosterone.
Câu 6: Đặc điểm cấu tạo của phân tử DNA là?
A. Gồm hai mạch polynucleotide song song và ngược chiều.
B. Gồm một mạch polynucleotide.
C. Gồm ba mạch polynucleotide.
D. Gồm một hay nhiều mạch polynucleotide.
Câu 7: Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là:
A. màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.
B. tế bào chất, vùng nhân, các bào quan.
C. nhân, các bào quan, tế bào chất.
D. màng sinh chất, nhân, tế bào chất.
Câu 8: Chức năng di truyền ở vi khuẩn được thực hiện bởi
A. thành tế bào.
B. chất tế bào.
C. màng sinh chất.
D. vùng nhân.
Câu 9: Cấu trúc nào của tế bào động vật có vai trò giúp ổn định hình dạng tế bào và là nơi neo giữ các bào quan?
A. Màng sinh chất.
B. Khung xương tế bào.
C. Lysosome.
D. Bộ máy Golgi.
Câu 10: Ở lớp màng trong của ti thể có chứa nhiều
A. enzyme hô hấp.
B. kháng thể.
C. hormone.
D. sắc tố.
Câu 11: Ý nào dưới đây không phải là chức năng của màng sinh chất?
A. Vận chuyển các chất.
B. Truyền tín hiệu.
C. Chức năng nhận biết tế bào.
D. Tổng hợp protein.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về tế bào nhân sơ?
A. Tỉ lệ S/V lớn giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng.
B. Bên trong màng sinh chất là thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan.
C. Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh.
D. Vật chất di truyền của tế bào nhân sơ là phân tử DNA mạch kép, dạng vòng.
Câu 13: Tế bào chất của tế bào nhân sơ có chứa cấu trúc nào sau đây?
A. Hệ thống nội màng.
B. Các bào quan có màng bao bọc.
C. Bộ khung xương tế bào.
D. Ribosome và các hạt dự trữ.
Câu 14: Trong thành phần của nhân tế bào có
A. acid nitric.
B. acid phosphoric.
C. acid clohydric.
D. acid sunfuric.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về màng sinh chất?
A. Gồm các phân tử phospholipid và protein thường xuyên chuyển động.
B. Thành phần protein gồm protein bám màng và protein xuyên màng.
C. Tính “động” của màng sinh chất là do các phân tử protein luôn luôn chuyển động.
D. Màng sinh chất vừa có tính ổn định vừa có tính linh hoạt.
Câu 16: Quá trình tổng hợp các chất phức tạp từ những chất đơn giản, đồng thời giải phóng năng lượng gọi là
A. đồng hóa.
B. dị hóa.
C. hô hấp.
D. quang hợp.
Câu 17: Hai còn đường vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất là
A. khuếch tán trực tiếp qua lớp kép phospholipid hoặc qua kênh protein vận chuyển.
B. khuếch tán trực tiếp qua lớp kép phospholipid hoặc xuất bào.
C. qua bơm protein đặc hiệu hoặc xuất bào.
D. qua bơm protein đặc hiệu hoặc nhập bào.
Câu 18: Loại liên kết nào trong phân tử ATP khi bị bẻ gãy sẽ giải phóng một lượng lớn năng lượng?
A. Liên kết hydro.
B. Liên kết cao năng.
C. Liên kết ester.
D. Liên kết ion.
Câu 19: Tốc độ phản ứng của enzyme nhanh hay chậm phụ thuộc vào
A. cấu tạo của sản phẩm.
B. hoạt tính của enzyme.
C. các ion kim loại.
D. hình dạng của cơ chất.
Câu 20: Trong pha sáng của quá trình quang hợp, ATP và NADPH được tạo ra từ
A. quang phân li nước.
B. chuỗi truyền điện tử.
C. diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng.
D. hấp thụ năng lượng của nước.
Câu 21: Trong chu trình Krebs, mỗi phân tử Acetyl – CoA được oxy hóa hoàn toàn sẽ tạo ra được bao nhiêu phân tử CO2?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 22: Các tế bào không có kiểu truyền thông tin nào sau đây?
A. Qua các mối nối giữa tế bào.
B. Qua sự di chuyển của các phân tử nước.
C. Truyền tin cục bộ.
D. Truyền tin qua khoảng cách xa.
Câu 23: Để quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh, tại sao lại dùng mẫu vật là củ hành tím mà không dùng củ hành tây?
A. Tế bào củ hành tím có kích thước to hơn tế bào củ hành tây nên dễ quan sát.
B. Tế bào củ hành tím là tế bào nhân thực còn tế bào củ hành tây là tế bào nhân sơ.
C. Tế bào củ hành tím có màu tím sẽ dễ quan sát hơn tế bào củ hành tây.
D. Tế bào củ hành tím dễ tìm hơn tế bào củ hành tây.
Câu 24: Các enzyme ở người hoạt động ở khoảng nhiệt độ nào sau đây?
A. 25 – 40oC.
B. 35 – 40oC.
C. 15 – 40oC.
D. 15 – 30oC.
Câu 25: Kết quả quan trọng nhất của pha sáng quang hợp là
A. các điện tử được giải phóng từ phân li nước.
B. sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng.
C. sự giải phóng oxygen.
D. sự tạo thành ATP và NADPH.
Câu 26: Trong hoạt động hô hấp tế bào, nước được tạo ra từ giai đoạn nào sau đây?
A. Đường phân.
B. Chuỗi truyền điện tử.
C. Chu trình Krebs.
D. Đường phân và chu trình Krebs.
Câu 27: Nội dung nào dưới đây có ở quang tổng hợp mà không có ở hóa tổng hợp?
A. Sử dụng năng lượng ánh sáng.
B. Sản phẩm tạo ra là carbohydrate.
C. Nguồn carbon sử dụng là từ CO2.
D. Xảy ra trong tế bào sống.
Câu 28: Sự tiếp xúc giữa kháng nguyên và kháng thể thuộc kiểu truyền thông tin nào sau đây?
A. Truyền tin cục bộ.
B. Truyền tin qua tiếp xúc trực tiếp.
C. Truyền tin qua khoảng cách xa.
D. Truyền tin qua mối nối giữa các tế bào.
A. Phần tự luận
Câu 1: Một nông dân nói rằng: “Khi nuôi lợn, nếu cho chúng ăn bã đậu hoặc khô dầu đậu tương thì tỉ lệ nạc sẽ cao hơn so với các loại thức ăn thông thường”. Hãy giải thích hiện tượng trên.
Câu 2: Khi người ta uống rượu thì tế bào nào trong cơ thể phải làm việc để cơ thể khỏi bị nhiễm độc? Giải thích.
Câu 3: Khi quảng cáo về bột giặt, một số nhà sản xuất khẳng định bột giặt của họ có khả năng giặt sạch những vết bẩn gây ra do dầu mỡ, thức ăn. Theo em, cơ sở nào để nhà sản xuất đưa ra khẳng định trên? Giải thích.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Môn: Sinh học lớp 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Đâu là hoạt động được tiến hành trong phòng thí nghiệm?
A. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật và các thiết bị an toàn.
B. Tiến hành thí nghiệm theo các bước và thu thập thông tin.
C. Xử lí số liệu và viết báo cáo thí nghiệm.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 2: Cho các nhận định sau, hãy chọn nhận định chính xác?
A. Ribosome thuộc cấp tổ chức tế bào trong cơ thể.
B. Tập hợp nhiều mô cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành tế bào.
C. Hệ sinh thái là cấp tổ chức sống cao nhất của thế giới sống.
D. Quần xã là một trong các cấp tổ chức chính.
Câu 3: Nội dung nào sau đây đúng với học thuyết tế bào?
A. Tế bào được hình thành một cách ngẫu nhiên.
B. Tế bào là đơn vị chức năng của mọi vật.
C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
D. Hầu hết các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
Câu 4: Chất nào sau đây chiếm khối lượng chủ yếu của tế bào?
A. Nước.
B. Lipid.
C. Protein.
D. Carbohydrate..
Câu 5:Carbohydrate được chia thành đường đơn, đường đôi và đường đa dựa vào
A. số lượng nguyên tử carbon có trong phân tử đường đó.
B. số lượng liên kết glycosidic giữa các đơn phân.
C. số lượng đơn phân có trong phân tử đường đó.
D. số lượng phân tử glucose có trong phân tử đường đó.
Câu 6:Các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide tạo thành
A. acid béo.
B.chuỗi polypeptide.
C.polysaccharide.
D.polynucleotide.
Câu 7:Đặc điểm nào sau đây sai khi nói về tế bào nhân sơ?
A. Có kích thước nhỏ.
B. Không có các bào quan như bộ máy Gôngi, lưới nội chất.
C. Không có chứa phân tử AND.
D. Nhân chưa có màng bọc.
Câu 8: Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là
A. giúp vi khuẩn di chuyển.
B. chứa vật chất di truyền.
C. duy trì hình dạng tế bào.
D. dự trữ các chất.
Câu 9: Trong tế bào nhân thực, bào quan nào sau đây không có màng bao bọc?
A. Lysosome.
B.Không bào.
C.Ti thể.
D.Ribosome.
Câu 10:Trên màng lưới nội chất trơn có chứa loại chất nào sau đây?
A. Enzyme.
B.Hormone.
C.Kháng thể.
D. ATP.
Câu 11: Chức năng của bộ máy Golgi trong tế bào là?
A. Tiếp nhận các sản phẩm từ lưới nội chất.
B. Phân phối sản phẩm đến các vị trí khác.
C. Biến đổi và đóng gói các sản phẩm.
D. Tất cả các chức năng trên.
Câu 12: Tế bào vi khuẩn không có thành phần nào sau đây?
A. Vùng nhân.
B. Ti thể.
C. Màng sinh chất.
D. Thành tế bào.
Câu 13: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về vi khuẩn?
A. Nhân được phân cách với các phần còn lại của tế bào bởi màng nhân.
B. Vật chất di truyền là DNA không kết hợp với protein histone.
C. Nhân có chứa phân tử DNA dạng vòng.
D. Vùng nhân không chứa vật chất di truyền.
Câu 14: Bào quan nào sau đây không có ở tế bào thực vật?
A. Bộ máy Golgi.
B. Lysosome.
C. Peroxisome.
D. Ribosome.
Câu 15: Điểm giống nhau giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là?
A. Đều chứa sắc tố quang hợp.
B. Đều chứa nhiều loại enzyme hô hấp.
C. Đều được bao bọc bởi lớp màng kép.
D. Đều chứa nhiều phân tử ATP.
Câu 16:Quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào gồm hai mặt là
A. hấp thụ và bài tiết.
B. đồng hóa và dị hóa.
C. xuất bào và nhập bào.
D. ẩm bào và thực bào.
Câu 17:Hiện tượng thẩm thấu là
A. sự khuếch tán của các chất qua màng.
B. sự khuếch tán của các ion qua màng.
C. sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng.
D. sự khuếch tán của các chất tan qua màng.
Câu 18:Adenosine triphosphate là tên đầy đủ của hợp chất nào sau đây?
A.ADP.
B.AMP.
C.ATP.
D. Cả 3 hợp chất trên.
Câu 19: Khi cơ chất liên kết với trung tâm hoạt động của enzyme sẽ
A.tạo ra các sản phẩm trung gian.
B. tạo ra phức hệ enzyme – cơ chất.
C. tạo ra sản phẩm cuối cùng.
D. giải phóng enzyme khỏi cơ chất.
Câu 20: Năng lượng ánh sáng trong quá trình quang hợp sẽ được tích lũy dưới dạng nào ở trong tế bào?
A. Nhiệt năng.
B. Cơ năng.
C. Hóa năng.
D. Năng lượng ánh sáng đã bị tiêu hao hết.
Câu 21: Quá trình phân giải hiếu khí không có đặc điểm nào sau đây?
A. Là sự phân giải chất hữu cơ khi không có oxygen.
B. Là sự phân giải chất hữu cơ khi có oxygen.
C. Sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.
D. Tạo ra năng lượng ATP.
Câu 22:Tế bào đích phát hiện ra các phân tử tín hiệu từ bên ngoài tế bào là đặc điểm của giai đoạn nào trong quá trình truyền thông tin giữa các tế bào?
A. Giai đoạn tiếp nhận.
B. Giai đoạn truyền tin.
C. Giai đoạn biến đổi.
D. Giai đoạn đáp ứng.
Câu 23:Để gây hiện tượng co nguyên sinh, người ta cho tế bào vào trong môi trường
A. có chứa hàm lượng đường thấp hơn so với tế bào.
B. có chứa hàm lượng muối NaCl thấp hơn so với tế bào.
C. có chứa hàm lượng chất tan cao hơn so với tế bào.
D. có chứa hàm lượng nước cao hơn so với tế bào.
Câu 24:Cho các kí hiệu sau: E – Enzyme, S – Cơ chất, P – Sản phẩm. Sơ đồ nào sau đây là đúng với cơ chế xúc tác của enzyme?
A. S + E → ES → EP → E + P.
B. P + E → PE → ES → E + S.
C. S + E → EP → E + P.
D. P + E → ES → E + S.
Câu 25:Loài nào sau đây là vi khuẩn hóa tổng hợp?
A. Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục.
B. Vi khuẩn lam.
C. Escherichia coli.
D. Nitrosomonas.
Câu 26:Nhận định nào đúng trong các nhận định sau đây?
A. Chuỗi chuyền electron hô hấp diễn ra ở chất nền ti thể.
B. Sau khi hình thành từ quá trình đường phân, hai phân tử pyruvic acid sẽ được chuyển vào chất nền ti thể.
C. Acetyl – CoA là nguyên liệu trực tiếp tham gia vào chuỗi chuyền electron.
D. Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng của phân tử glucose được giải phóng một cách ồ ạt trong các giai đoạn khác nhau.
Câu 27:Ở giai đoạn đường phân, tổng số phân tử ATP thu được khi phân giải 10 phân tử glucose là
A. 40.
B. 28.
C. 20.
D. 36.
Câu 28:Điều nào sau đây là ý nghĩa của quá trình truyền tin giữa các tế bào?
A. Giúp các tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất.
B. Giúp tăng các hoạt động sống trong cơ thể.
C. Giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống một cách chính xác.
D. Giúp tế bào liên tục thực hiện chuyển hóa năng lượng.
A. Phần tự luận
Câu 1: Một bạn học sinh phát biểu rằng: “Nếu không có nước sẽ không có sự sống”. Em có đồng tình với ý kiến của bạn đó không? Tại sao?
Câu 2: Tại sao tế bào chất là nơi diễn ra quá trình tổng hợp nhiều loại protein của tế bào?
Câu 3: Có ý kiến cho rằng: “Quá trình đồng hóa CO2 thành chất hữu cơ bằng phương thức quang hợp ở thực vật có ưu thế hơn so với phương thức hóa tổng hợp ở vi sinh vật”. Theo em, ý kiến này đúng hay sai? Giải thích.
Đáp án đề 3
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1:
Đáp án đúng là: D
Các hoạt động được tiến hành trong phòng thí nghiệm:
- Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật và các thiết bị an toàn.
- Tiến hành thí nghiệm theo các bước và thu thập thông tin.
- Xử lí số liệu và viết báo cáo thí nghiệm.
- Thu dọn và làm sạch phòng thí nghiệm.
Câu 2:
Đáp án đúng là: D
A – Sai. Ribosome là bào quan trong tế bào, không phải là tế bào.
B – Sai. Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành mô.
C – Sai. Sinh quyển là cấp tổ chức sống cao nhất của thế giới sống.
D – Đúng. Quần xã là một trong các cấp độ tổ chức chính.
Câu 3:
Đáp án đúng là: C
Học thuyết tế bào có những nội dung cơ bản như sau:
- Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
- Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.
- Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.
Câu 4:
Đáp án đúng là: A
Trong tế bào, nước chiếm khoảng 75 – 80% khối lượng tế bào.
Câu 5:
Đáp án đúng là: C
Carbohydrate được chia thành đường đơn, đường đôi và đường đa dựa vào số lượng đơn phân có trong phân tử đường đó.
Câu 6:
Đáp án đúng là: B
Các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide tạo thànhchuỗi polypeptide.
Câu 7:
Đáp án đúng là: C
C – Sai. Vùng nhân của tế bào nhân sơ chứa ADN.
Câu 8:
Đáp án đúng là: C
Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.
Câu 9:
Đáp án đúng là: D
Lysosome, không bào, ti thể là những bào quan có màng bao bọc, còn ribosome là bào quan không có màng bao bọc.
Câu 10:
Đáp án đúng là: A
Lưới nội chất trơn có chứa nhiều enzyme tổng hợp lipid, chuyển quá đường và khử độc cho tế bào.
Câu 11:
Đáp án đúng là: D
Bộ máy Golgi có nhiều chức năng quan trọng trong tế bào như: tiếp nhận các sản phẩm từ lưới nội chất; biến đổi, đóng gói và phân phối các sản phẩm này đến các vị trí khác nhau thông qua các túi tiết hay lysosome.
Câu 12:
Đáp án đúng là: B
- Tế bào vi khuẩn có các thành phần chủ yếu như: thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân.
- Ti thể là bào quan có màng kép bao bọc, không được tìm thấy ở tế bào vi khuẩn.
Câu 13:
Đáp án đúng là: B
A – Sai. Vi khuẩn chưa có màng nhân.
B – Đúng. Vật chất di truyền là DNA không kết hợp với protein histone.
C – Sai. Vi khuẩn chỉ có vùng nhân.
D – Sai. Vùng nhân có chứa vật chất di truyền là phân tử DNA kép, dạng vòng.
Câu 14:
Đáp án đúng là: B
- Tế bào thực vật không có bào quan lysosome, bào quan này chỉ có ở tế bào động vật.
- Bộ máy Golgi, peroxisome, ribosome là bào quan có cả ở tế bào động vật và tế bào thực vật.
Câu 15:
Đáp án đúng là: C
Điểm giống nhau giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là đều được bao bọc bởi lớp màng kép.
Câu 16:
Đáp án đúng là: B
Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào là tập hợp tất cả các phản ứng sinh hóa diễn ra bên trong tế bào (sự chuyển hóa vật chất), gồm hai mặt là đồng hóa và dị hóa.
Câu 17:
Đáp án đúng là: C
Sự vận chuyển của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là thẩm thấu.
Câu 18:
Đáp án đúng là: C
Adenosine triphosphate là tên đầy đủ của ATP – là hợp chất mang năng lượng do có các nhóm phosphate chứa liên kết cao năng.
Câu 19:
Đáp án đúng là: B
Khi cơ chất liên kết với trung tâm hoạt động của enzyme bằng các liên kết yếu tạo phức hệ enzyme – cơ chất.
Câu 20:
Đáp án đúng là: C
Trong quá trình quang hợp, năng lượng sẽ được tích lũy trong tế bào dưới dạng hóa năng.
Câu 21:
Đáp án đúng là: A
Phân giải hiếu khí là quá trình phân giải các chất hữu cơ khi có oxygen thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng được tích lũy trong các hợp chất hữu cơ và chuyển thành dạng năng lượng dễ sử dụng cho tế bào chứa trong các phân tử ATP.
Câu 22:
Đáp án đúng là: A
Tế bào đích phát hiện ra các phân tử tín hiệu từ bên ngoài tế bào là đặc điểm của giai đoạn tiếp nhận trong quá trình truyền thông tin giữa các tế bào.
Câu 23:
Đáp án đúng là: C
Trong môi trường có chứa hàm lượng chất tan cao hơn so với tế bào (môi trường ưu trương), nước từ trong tế bào sẽ đi ra ngoài môi trường gây hiện tượng co nguyên sinh.
Câu 24:
Đáp án đúng là: A
Sơ đồ cơ chế xúc tác của enzyme: S + E → ES → EP → E + P.
Enzyme (E) kết hợp với cơ chất (S) tại trung tâm hoạt động tạo thành phức hợp enzyme – cơ chất (ES). Sau đó, enzyme xúc tác cho phản ứng biến đổi cơ chất thành sản phẩm (P). Cuối cùng, sản phẩm (P) được giải phóng khỏi enzyme (E).
Câu 25:
Đáp án đúng là: D
- Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục là vi khuẩn quang khử.
- Vi khuẩn lam là vi khuẩn quang hợp.
- Escherichia coli là vi khuẩn dị dưỡng.
- Nitrosomonas là vi khuẩn hóa tổng hợp.
Câu 26:
Đáp án đúng là: B
A - Sai. Chuỗi chuyền electron hô hấp diễn ra ở màng trong ti thể.
B - Đúng. Sau khi hình thành từ quá trình đường phân, hai phân tử pyruvic acid sẽ được chuyển vào chất nền ti thể.
C - Sai. Acetyl – CoA là nguyên liệu trực tiếp tham gia vào chu trình Krebs, nguyên liệu trực tiếp của chuỗi chuyền electron là NADH và FADH2.
D - Sai. Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng của phân tử glucose được giải phóng từ từ, từng phần trong các giai đoạn khác nhau.
Câu 27:
Đáp án đúng là: C
Ở giai đoạn đường phân, mỗi phân tử glucose giải phóng 2 ATP (Thực tế đã tạo ra 4 ATP nhưng do 2 ATP đã được sử dụng để hoạt hóa glucose nên chỉ thu được 2 ATP) → Ở giai đoạn đường phân, tổng số phân tử ATP thu được khi phân giải 10 phân tử glucose là 2 × 10 = 20.
Câu 28:
Đáp án đúng là: C
Thông tin giữa các tế bào với nhau có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của các loài sinh vật đa bào, nhờ đó mà cơ thể thực hiện các hoạt động sống một cách chính xác.
B. Phần tự luận
Câu 1:
Đồng ý với ý kiến của bạn. Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống vì: Nước là thành phần chính cấu tạo nên tế bào, là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết, là nguyên liệu vừa là môi trường cho nhiều phản ứng sinh hóa xảy ra trong tế bào để duy trì sự sống, nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể. Nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
→ Nếu thiếu nước, mọi quá trình sinh lí trong tế bào sẽ bị trì trệ khiến cho cơ thể không thể hoạt động bình thường và dẫn đến cái chết. Bởi vậy, có thể nói rằng “Nếu không có nước sẽ không có sự sống”.
Câu 2:
Tế bào chất chứa 65 – 90 % nước cùng các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau, trong đó tế bào chất chứa các nguyên liệu cho quá trình tổng hợp protein và có chứa nhiều ribosome là nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein, nên tế bào chất là nơi diễn ra quá trình tổng hợp nhiều loại protein của tế bào.
Câu 3:
- Ý kiến trên là đúng.
- Giải thích:
+ Quang hợp ở thực vật sử dụng nước làm nguyên liệu để cung cấp electron và H+; trong môi trường đất có hàm lượng nước rất dồi dào. Còn hóa tổng hợp ở vi sinh vật sử dụng electron và H+ từ chất vô cơ có H+; các chất này có hàm lượng nhất định.
+ Quang hợp ở thực vật nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng vô tận còn hóa tổng hợp ở vi sinh vật nhận năng lượng ít ỏi từ các phản ứng oxi hóa.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Môn: Sinh học lớp 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của sinh học là
A. các vật trong cuộc sống.
B. các sinh vật nhân tạo.
C. tất cả những vấn đề trong cuộc sống.
D. các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống.
Câu 2: Trong cơ thể đa bào các tế bào được tổ chức hoạt động với nhau như thế nào?
A. Hoạt động độc lập sau đó tích lũy kết quả hoạt động lại cung cấp cho cơ thể.
B. Phối hợp hoạt động theo từng nhóm tế bào cùng hình dạng.
C. Phối hợp hoạt động theo từng nhóm tế bào cùng kích thước.
D. Phối hợp hoạt động theo một số cấp tổ chức lớn trên cấp tế bào.
Câu 3: Schleiden và Schwann đã đưa ra học thuyết tế bào dựa trên cơ sở
A. những quan sát thực tế.
B. công trình nghiên cứu của mình và những kết quả nghiên cứu trước đó.
C. quan sát nghiên cứu của nhà khoa học khác.
D. những giả thuyết phỏng đoán.
Câu 4: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là
A. liên kết cộng hóa trị.
B. liên kết hydro.
C. liên kết ion.
D. liên kết phosphodiester.
Câu 5: Các nguyên tố hóa học nào là thành phần bắt buộc của phân tử protein?
A. C, N, O.
B. H, C, P.
C. N, P, H, O.
D. C, H, O, N.
Câu 6: Trong cấu tạo tế bào thực vật, cellulose tập trung chủ yếu ở cấu trúc là
A. chất nguyên sinh.
B.nhân tế bào.
C. màng nhân.
D. thành tế bào.
Câu 7: Thành phần nào sau đây không nằm trong cấu tạo của vi khuẩn?
A. Màng sinh chất.
B.Vỏ nhầy.
C. Mạng lưới nội chất.
D. Lông roi.
Câu 8: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về Plasmid?
A. Phân tử DNA mạch đơn.
B. Phân tử DNA mạch vòng.
C. Vật chất di truyền quan trọng không thể thiếu của vi khuẩn.
D. Có ở vùng nhân của vi khuẩn.
Câu 9: Cấu trúc nào dưới đây không có trong nhân của tế bào?
A. Chất dịch nhân.
B. Nhân con.
C. Bộ máy Golgi.
D. Chất nhiễm sắc.
Câu 10: Thành phần cấu tạo của ribosome gồm
A. RNA, DNA và lipid.
B.RNA và protein.
C.lipid và protein.
D.nhiễm sắc thể và protein.
Câu 11: Những bộ phận nào của tế bào tham gia vào việc vận chuyển protein ra khỏi tế bào?
A. Lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào.
B. Bộ máy Golgi, túi tiết, thành tế bào.
C. Lưới nội chất trơn, bộ máy Golgi, túi tiết, thành tế bào.
D. Ribosome, bộ máy Golgi, túi tiết, thành tế bào.
Câu 12: Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ vì
A. vi khuẩn xuất hiện rất sớm.
B. vi khuẩn chứa trong nhân một phân tử ADN dạng vòng.
C. vi khuẩn có cấu trúc đơn bào.
D. vi khuẩn chưa có màng nhân.
Câu 13: Tế bào vi khuẩn có các hạt ribosome làm nhiệm vụ
A. bảo vệ cho tế bào.
B. chứa chất dự trữ cho tế bào.
C. tham gia vào quá trình phân bào.
D. tổng hợp protein cho tế bào.
Câu 14: Ở tế bào động vật, DNA có trong
A. nhân tế bào.
B. nhân tế bào, ti thể và lục lạp.
C. nhân tế bào và ti thể.
D. ti thể và lục lạp.
Câu 15: Lục lạp là bào quan
A. chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa năng.
B. đóng gói, vận chuyển các sản phẩm hữu cơ ra ngoài tế bào.
C. có ở tất cả các tế bào nhân thực.
D. có màng thylakoid bao bọc.
Câu 16: Hình thức vận chuyển nào sau đây không thuộc vận chuyển thụ động?
A. Thẩm thấu.
B. Khuếch tán đơn giản.
C. Khuếch tán qua kênh protein.
D. Ẩm bào
Câu 17: Nguyên lí của hiện tượng co và phản co nguyên sinh là
A. chất tan đi từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp.
B. chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.
C. nước đi từ nơi có thế nước thấp sang nơi có thế nước cao.
D. nước đi từ nơi có thế nước cao sang nơi có thế nước thấp.
Câu 18: Phần lớn các hoạt động sống trong tế bào đều được cung cấp năng lượng từ
A. ATP.
B. enzyme.
C. năng lượng ánh sáng.
D. protein.
Câu 19: Đâu không phải là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme?
A. Nhiệt độ.
B. Độ pH.
C. Nồng độ cơ chất.
D. Ánh sáng.
Câu 20: Trong quá trình tổng hợp các chất, năng lượng được tích lũy ở
A. trong các nguyên tố cấu tạo nên chất tham gia phản ứng.
B. trong các nguyên tố cấu tạo nên sản phẩm.
C. trong các liên kết hóa học của sản phẩm.
D. trong các liên kết hóa học của chất tham gia phản ứng.
Câu 21: Kết thúc quá trình phân giải kị khí, tế bào thu được bao nhiêu phân tử ATP?
A. 2.
B. 4.
C. 6.
D. 8.
Câu 22: Thành phần nào của tế bào có vai trò tiếp nhận phân tử tín hiệu?
A. Thụ thể.
B. Màng tế bào.
C. Tế bào chất.
D. Nhân tế bào.
Câu 23: Trong môi trường nhược trương, tế bào có nhiều khả năng sẽ bị vỡ ra là
A. tế bào hồng cầu.
B. tế bào nấm men.
C. tế bào thực vật.
D. tế bào vi khuẩn.
Câu 24: Khi tiến hành thí nghiệm kiểm tra hoạt tính của enzyme amylase, nếu không sử dụng mẫu vật là khoai tây, ta có thể thay thế bằng
A. các loại củ có hàm lượng lipid cao.
B. các loại thịt có hàm lượng protein cao.
C. các loại thịt có hàm lượng lipid cao.
D. các loại củ có hàm lượng tinh bột cao.
Câu 25: Điều nào không xảy ra trong pha sáng của quá trình quang hợp?
A. Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng.
B. Nước được phân li và giải phóng điện tử.
C. Carbohydrate được tạo ra.
D. Hình thành ATP.
Câu 26: Bản chất của quá trình hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng
A. thủy phân.
B. oxi hóa – khử.
C. tổng hợp.
D. phân giải.
Câu 27: Trong quá trình phân giải hiếu khí, một phần năng lượng bị mất đi dưới dạng
A. hóa năng.
B. nhiệt năng.
C. điện năng.
D. cơ năng.
Câu 28: Hoạt động nào sau đây của tế bào khởi động cho quá trình truyền tín hiệu?
A. Phân tử tín hiệu này liên kết với protein thụ thể.
B. Phân tử tín hiệu hoạt hóa chuỗi các phân tử truyền tin.
C. Tế bào thực hiện phiên mã và dịch mã.
D. Sự thay đổi hình dạng của thụ thể.
A. Phần tự luận
Câu 1: Vào mùa lạnh, thời tiết hanh khô, người ta thường bôi kem chống nẻ vào môi và gót chân để tránh bị nứt nẻ. Hãy giải thích cơ sở cho hiện tượng trên.
Câu 2: Vì sao peroxysome lại được xem là bào quan giúp bảo vệ tế bào?
Câu 3: Sau khi kết thúc tiết học về enzyme, một bạn đã đặt ra câu hỏi: “Tại sao chúng ta không sử dụng nhiệt độ để làm tăng tốc độ phản ứng trao đổi chất mà phải dùng đến enzyme?”. Em sẽ trả lời câu hỏi của bạn này như thế nào?
Đáp án đề 4
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1:
Đáp án đúng là: D
Đối tượng nghiên cứu của sinh học là các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống.
Câu 2:
Đáp án đúng là: D
Trong cơ thể đa bào, các tế bào được tổ chức và phối hợp qua một số cấp tổ chức lớn trên cấp tế bào (tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan) để tạo thành cơ thể.
Câu 3:
Đáp án đúng là: B
Schleiden và Schwann đã đưa ra học thuyết tế bào dựa trên cơ sở công trình nghiên cứu của mình và những kết quả nghiên cứu trước đó.
Câu 4:
Đáp án đúng là: A
Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là liên kết cộng hóa trị.
Câu 5:
Đáp án đúng là: D
Protein là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố C, H, O, N.
Câu 6:
Đáp án đúng là: D
Trong cấu tạo tế bào thực vật, cellulose tập trung chủ yếu ở cấu trúc là thành tế bào.
Câu 7:
Đáp án đúng là: C
Vi khuẩn có cấu tạo tế bào nhân sơ, gồm có các thành phần là: màng sinh chất, thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân, một số còn có thêm vỏ nhầy, lông, roi.
Vi khuẩn không có cấu tạo mạng lưới nội chất.
Câu 8:
Đáp án đúng là: B
Plasmid là phân tử DNA mạch vòng nhỏ ở tế bào chất. Plasmid không phải vật chất di truyền không thể thiếu ở tế bào nhân sơ vì thiếu chúng tế bào vẫn tồn tại bình thường.
Câu 9:
Đáp án đúng là: C
Nhân tế bào được bao bọc bởi màng kép, bên trong là dịch nhân chứa nhân con và chất nhiễm sắc.
Bộ máy Golgi là cấu trúc không nằm trong nhân tế bào.
Câu 10:
Đáp án đúng là: B
Ribosome có thành phần cấu tạo bởi một số loại RNA kết hợp với protein.
Câu 11:
Đáp án đúng là: A
Những bộ phận của tế bào tham gia vào việc vận chuyển protein ra khỏi tế bào là lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào.
Câu 12:
Đáp án đúng là: D
Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ vì vi khuẩn chưa có màng nhân.
Câu 13:
Đáp án đúng là: D
Trong tế bào vi khuẩn, các hạt ribosome là bào quan không có màng bao bọc, có chức năng tổng hợp nên protein cho tế bào.
Câu 14:
Đáp án đúng là: C
Ở tế bào động vật, DNA có trong ti thể và nhân tế bào.
Câu 15:
Đáp án đúng là: A
Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật và tảo, được bao bọc bởi hai lớp màng, có chức năng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa năng.
Câu 16:
Đáp án đúng là: D
Ẩm bào là hình thức vận chuyển tiêu tốn năng lượng, không thuộc vận chuyển thụ động.
Câu 17:
Đáp án đúng là: D
Nguyên lí của hiện tượng co và phản co nguyên sinh là nước đi từ nơi có thế nước cao (nồng độ chất tan thấp) sang nơi có thế nước thấp (nồng độ chất tan cao):
- Khi cho tế bào vào môi trường ưu trương (môi trường có thế nước thấp hơn), nước đi từ tế bào ra môi trường gây hiện tượng co nguyên sinh.
- Khi cho tế bào đang bị co nguyên sinh vào môi trường nhược (môi trường có thế nước cao hơn), nước đi từ môi trường đi vào trong tế bào gây hiện tượng phản co nguyên sinh.
Câu 18:
Đáp án đúng là: A
Phần lớn các hoạt động sống trong tế bào đều được cung cấp năng lượng từ ATP. ATP là hợp chất mang năng lượng do có các nhóm phosphate chứa liên kết cao năng.
Câu 19:
Đáp án đúng là: D
Ánh sáng không ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme.
Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim là nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ cơ chất, độ pH.
Câu 20:
Đáp án đúng là: C
Trong quá trình tổng hợp các chất có sự hình thành liên kết hóa học giữa các chất phản ứng với nhau để tạo thành sản phẩm. Bởi vậy, trong quá trình tổng hợp các chất, năng lượng được tích lũy ở trong các liên kết hóa học của sản phẩm.
Câu 21:
Đáp án đúng là: A
Quá trình phân giải kị khí gồm 2 giai đoạn là đường phân và lên men. Trong đó, ATP chỉ được tạo ra ở giai đoạn đường phân. Kết quả của quá trình phân giải kị khí, 1 phân tử glucose chỉ tạo ra 2 phân tử ATP, ít hơn rất nhiều so với hô hấp hiếu khí.
Câu 22:
Đáp án đúng là: A
Thành phần của tế bào có vai trò tiếp nhận phân tử tín hiệu là thụ thể. Phân tử tín hiệu sẽ liên kết với thụ thể của tế bào, làm thụ thể thay đổi hình dạng khởi đầu cho quá trình truyền tin.
Câu 23:
Đáp án đúng là: A
Tế bào hồng cầu không có lớp thành cellulose bảo vệ như tế bào thực vật, nấm men và vi khuẩn, nên dễ bị vỡ khi ở môi trường nhược trương.
Câu 24:
Đáp án đúng là: D
Enzyme amylase là enzyme xúc tác cho phản ứng phân giải tinh bột → Khi tiến hành thí nghiệm kiểm tra hoạt tính của enzyme amylase, nếu không sử dụng mẫu vật là khoai tây, ta có thể thay thế bằng các loại củ có hàm lượng tinh bột cao.
Câu 25:
Đáp án đúng là: C
Ở pha sáng: Năng lượng ánh sáng được các sắc tố quang hợp (diệp lục) hấp thu, thực hiện quang phân li nước qua chuỗi truyền electron quang hợp để tổng hợp ATP, NADPH đồng thời giải phóng O2 (có nguồn gốc từ nước).
Carbohydrate được hình thành ở pha tối ở pha tối.
Câu 26:
Đáp án đúng là: B
Bản chất của quá trình hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng oxi hóa – khử. Thông qua chuỗi phản ứng oxi hóa – khử này, năng lượng trong các hợp chất hữu cơ được giải phóng từng phần.
Câu 27:
Đáp án đúng là: B
Trong quá trình phân giải hiếu khí, năng lượng được tích lũy trong các hợp chất hữu cơ phần lớn được chuyển thành năng lượng dễ sử dụng là ATP, còn một phần năng lượng bị mất đi dưới dạng nhiệt năng.
Câu 28:
Đáp án đúng là: D
Phân tử tín hiệu kết hợp với protein thụ thể của tế bào đích, làm thụ thể thay đổi hình dạng. Sự thay đổi hình dạng của thụ thể là khởi đầu cho quá trình truyền tín hiệu.
B. Phần tự luận
Câu 1:
Vào mùa lạnh, thời tiết hanh, khô, cơ thể chúng ta dễ bị mất nước và bị nứt nẻ, đặc biệt là ở môi, gót chân. Để hạn chế trường hợp trên, chúng ta sử dụng kem chống nẻ. Nguyên nhân là do kem chống nẻ có bản chất là lipid, có tính kị nước (không thấm nước) nên có thể hạn chế được sự thoát hơi nước ra ngoài. Nhờ đó, tình trạng da khô, nứt nẻ được cải thiện.
Câu 2:
Peroxysome lại được xem là bào quan giúp bảo vệ tế bào, bởi vì:
- Peroxysome chứa enzyme phân giải H2O2 – một loại chất dễ phân giải thành các gốc oxy tự do làm tổn thương tế bào, được sản sinh ra từ một số phản ứng hóa học trong tế bào.
- Các tế bào gan, thận của người có peroxysome chứa các enzyme khử các chất độc từ máu đưa tới.
- Một số peroxysome có enzyme phân giải các chất béo thành cholesterol và các dạng lipid khác, tránh gây hiện tượng tích tụ lipid nguy hiểm đến tế bào và cơ thể.
Câu 3:
Không dùng nhiệt độ để tăng tốc độ phản ứng trao đổi chất mà phải dùng đến enzyme vì:
- Khi nhiệt độ tăng cao sẽ gây biến tính protein trong cơ thể và làm chết tế bào.
- Nhiệt độ không có tính đặc hiệu, vì vậy nếu tăng nhiệt độ thì tất cả các phản ứng trong cơ thể đều diễn ra nhanh chóng; trong khi đó, enzyme chỉ làm tăng tốc độ của các phản ứng nhất định.