Đề thi Học kì 2 Công nghệ 11 Cánh diều có đáp án (3 đề) - Công nghệ Cơ khí


Haylamdo biên soạn và sưu tầm bộ 3 đề thi Công nghệ 11 Học kì 2 Cánh diều năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc bám sát chương trình sách mới từ đề thi Công nghệ 11 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Công nghệ 11.

Đề thi Học kì 2 Công nghệ 11 Cánh diều có đáp án (3 đề) - Công nghệ Cơ khí

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Học kì 2 Công nghệ 11 Công nghệ Cơ khí Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Công nghệ 11 - Công nghệ Cơ khí

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Nguồn động lực được sử dụng phổ biến nhất đó là:

A. Động cơ hơi nước

B. Động cơ đốt trong

C. Động cơ phản lực

D. Động cơ hơi nước, động cơ đốt trong, động cơ phản lực

Câu 2. Đâu là phương tiện giao thông đường sắt?

A. Ô tô

B. Tàu thủy

C. Tàu hỏa

D. Máy bay

Câu 3. Yêu cầu đối với người làm nghề thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực là:

A. Có chuyên môn về cơ khí, máy động lực.

B. Có kiến thức về CAD, CAE.

C. Qua đào tạo chuyên ngành theo quy định

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4. Theo nhiên liệu, người ta chia động cơ đốt trong thành mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 5. Nhiệm vụ của cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền là gì?

A. Tạo mô men quay để dẫn động đến máy công tác.

B. Đóng mở cửa nạp, cửa thải đúng thời điểm để nạp khí nạp mới vào xilanh và thải khí đã cháy ra ngoài.

C. Duy trì hoạt động của động cơ.

D. Khởi động để động cơ tự làm việc

Câu 6. Công thức tính thể tích công tác là:

A. Vh=πD24S

B. Vh=πD22S

C. Vh=π2D4S

D. Vh=πD4S2

Câu 7. Thể tích công tác tính bằng đơn vị nào?

A. cm3

B. cm

C. cm2

D. cm, cm2, cm3.

Câu 8. Thể tích công tác càng lớn thì công suất của động cơ:

A. Càng lớn

B. Càng nhỏ

C. Trung bình

D. Không có mối liên hệ

Câu 9. Kì là một phần của chu trình công tác khi pít tông di chuyển được mấy hành trình?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 10. Ở kì nén của động cơ Diesel 4 kì, pít tông chuyển động như thế nào?

A. Đi lên

B. Đi xuống

C. Đứng yên

D. Đi lên hoặc đi xuống

Câu 11. Ở kì nào của động cơ Diesel 4 kì, xu páp nạp mở?

A. Kì nạp

B. Kì nén

C. Kì cháy – giãn nở

D. Kì thải

Câu 12. Ở kì nào của động cơ Diesel 4 kì, xu páp thải đóng?

A. Kì nén, kì cháy – giãn nở, kì nạp

B. Kì nén

C. Kì cháy – giãn nở

D. Kì thải

Câu 13. Ở kì 1 của động cơ xăng 2 kì, có thể chia thành mấy giai đoạn?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 14. Tốc độ quay của động cơ là chỉ số vòng quay của:

A. Pít tông

B. Trục khuỷu

C. Thanh truyền

D. Các te

Câu 15. Đơn vị mô men xoắn của động cơ là:

A. Mã lực

B. kW

C. Mã lực hoặc kW

D. N.m

Câu 16. Ô tô là phương tiện giao thông đường bộ có:

A. 2 bánh

B. 4 bánh

C. 4 bánh trở lên

D. 3 bánh

Câu 17. Ô tô dùng để:

A. Chở người

B. Chở hàng hóa

C. Thực hiện nhiệm vụ riêng

D. Chở người, hàng hóa hoặc thực hiện nhiệm vụ riêng.

Câu 18. Theo nguồn động lực làm ô tô chuyển động, ô tô được chia thành loại nào?

A. Ô tô sử dụng ĐCĐT

B. Ô tô sử dụng động cơ điện

C. Ô tô sử dụng kết hợp ĐCĐT và nguồn động lực khác.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 19. Hệ thống truyền lực nào sau đây phân loại theo cách truyền và biến đổi mô men?

A. Động cơ đặt trước – cầu chủ động đặt sau.

B. Động cơ đặt trước – cầu chủ động đặt trước.

C. Cơ khí

D. Động cơ đặt trước – cầu chủ động đặt sau, cơ khí

Câu 20. Nhiệm vụ của li hợp là:

A. Truyền hoặc ngắt dòng truyền mô men trong những trường hợp cần thiết.

B. Thay đổi mô men và tốc độ phù hợp với chuyển động của ô tô.

C. Truyền mô men từ hộp số đến truyền lực chính của cầu chủ động hoặc từ hộp số đến các bánh xe chủ động.

D. Truyền, tăng mô men và phân phối mô men đến hai bánh xe chủ động trong các trường hợp chuyển động khác nhau.

Câu 21. Loại li hợp nào được sử dụng phổ biến trên ô tô?

A. Li hợp ma sát

B. Li hợp thủy lực

C. Li hợp điện từ

D. Li hợp ma sát, li hợp thủy lực, li hợp điện từ.

Câu 22. Cấu tạo li hợp ma sát gồm mấy phần?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 23. Bộ phận nào sau đây thuộc phần chủ động của li hợp ma sát?

A. Trục li hợp

B. Bánh đà

C. Đĩa ma sát

D. Đòn dẫn động

Câu 24. Phanh guốc được phân loại căn cứ vào:

A. Mục đích sử dụng

B. Cơ cấu phanh

C. Dạng dẫn động

D. Mục đích sử dụng, cơ cấu phanh, dạng dẫn động

Câu 25. Hệ thống lái bên phải được phân loại căn cứ vào:

A. Cách bố trí vành tay lái

B. Vị trí cầu dẫn hướng

C. Dạng trợ lực và điều khiển

D. Cả 3 đáp án trên

u 26. Trước khi khởi động động cơ, cần:

A. Kiểm tra áp suất lớp

B. Kiểm tra nước rửa kính

C. Điều chỉnh ghế

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 27. Trước khi khởi động động cơ cần:

A. Kiểm tra sự làm việc của phanh chính.

B. Kiểm tra sự làm việc của phanh dừng.

C. Kiểm tra tình trạng của đèn chiếu sáng.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 28. Có mấy chế độ bảo dưỡng ô tô?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Tại sao phải định kì thay dầu bôi trơn và bổ sung nước làm mát cho động cơ?

Câu 2 (1 điểm). Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông thì người lái xe cần phải nghiêm túc thực hiện những công việc nào khi điều khiển xe trên đường?

…………………HẾT…………………

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

B

C

D

C

A

A

A

A

A

A

A

A

C

B

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

Câu 25

Câu 26

Câu 27

Câu 28

D

C

D

D

C

A

A

C

B

B

A

D

D

B

II. Phần tự luận

Câu 1.

Định kì phải thay dầu bôi trơn và bổ sung nước làm mát cho động cơ vì:

- Dầu nhờn sau một thời gian sử dụng trong điều kiện khắc nghiệt, nhiệt độ cao trong động cơ sẽ bẻ gãy các phân tử dầu, dầu dễ bị oxy hóa dẫn đến giảm chất lượng dầu, khả năng bôi trơn giảm.

- Ngoài ra trong quá trình hoạt động của động cơ, ma sát giữa các chi tiết kim loại tạo ra muội và bụi kim loại li ti sẽ khiến dầu đặc dần trở thành lực cản khiến các chi tiết trong động cơ không thể chuyển động gây tình trạng bó máy hoặc nóng máy.

→ Vì vậy cần phải chú ý thay dầu định kỳ để bảo vệ động cơ, tăng hiệu suất động cơ và giảm chi phí bảo dưỡng.

Câu 2.

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông thì người lái xe cần phải nghiêm túc thực hiện những công việc sau đây khi điều khiển xe trên đường:

- Quan sát và chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo giao thông, vạch kẻ đường, …

- Không chạy xe quá tốc độ quy định, không phóng nhanh, vượt ẩu. Nhường đường cho xe ưu tiên.

- Giữ khoảng cách an toàn với xe chạy phía trước theo đúng quy định.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Công nghệ 11 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm đề thi lớp 11 Cánh diều có đáp án hay khác: