Top 100 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tuyển chọn 100 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Học kì 1, Học kì 2 năm học 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 4 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Tiếng Việt lớp 4.
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Xem thử Đề thi GK1 Tiếng Việt lớp 4 Xem thử Đề thi CK1 Tiếng Việt lớp 4 Xem thử Đề thi GK2 Tiếng Việt lớp 4
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 1 Chân trời sáng tạo
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 Chân trời sáng tạo
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)
Thời gian làm bài: .... phút
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Về thăm bà” (Trang 41 – SGK Tiếng Việt 4 tập 1 – Chân trời sáng tạo). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao mỗi lần trở về với bà, Thanh luôn cảm thấy thong thả và bình yên?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
SẦU RIÊNG
Sầu riêng là loại trái quý hiếm của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xin, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét nữa mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chính quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa là một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư tháng năm ta.
Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn... Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.
Câu 1 (0,5 điểm). Sầu riêng là loại quả đặc sản của miền nào? (0,5 điểm)
A. Miền Bắc.
B. Miền Trung.
C. Miền Nam.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Mùa trái sầu riêng rộ vào tháng mấy?
A. Tháng 2, 3
B. Tháng 3, 4
C. Tháng 4, 5
D. Tháng 3, 4, 5
Câu 3 (0,5 điểm). Những cụm từ miêu tả hương vị đặc biệt của trái sầu riêng là:
A. Thân nó khẳng khiu, cao vút; hương tỏa ngọt ngào, vị ngọt đến đam mê.
B. Mùi thơm đậm, bay rất xa; thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn; hương vị quyến rũ đến kì lạ.
C. Hoa đậu từng chùm, hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi; hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.
D. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà.
Câu 4 (0,5 điểm). Những từ ngữ tả hoa của cây sầu riêng là:
A. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như héo.
B. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cảnh ngang thẳng đuột….
C. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.
D. Cả A và B
Câu 5 (1,0 điểm). Em hãy ghi lại câu văn miêu tả nét đặc sắc của dáng cây sầu riêng, sau đó hãy đưa ra nhận xét:
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
Câu 6 (1,0 điểm). Xác định danh từ (DT), động từ (ĐT), tính từ (TT) trong câu sau:
a) Những trò chơi của tuổi thơ đã cho chúng tôi bao nhiêu phút sung sướng, có khi còn quý hơn những món quà ăn được.
b) Pháo của ai nổ to, đáy vỡ rộng là người ấy được cuộc.
Câu 7 (1,0 điểm). Tìm 2 tính từ thuộc các trường từ vừng sau:
a) Đặc điểm của em bé:................................................................................................
b) Đặc điểm của cây cối:................................................................................................
Câu 8 (1,5 điểm). Cho đoạn thơ sau:
Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe mát
Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình, ngỡ ai
Bò chào: - “Kìa anh bạn!
Lại gặp anh ở đây!”
(trích Chú bò tìm bạn)
a. Em hãy tìm các danh từ có trong khổ thơ trên.
b. Em hãy tìm các động từ có trong khổ thơ trên.
Câu 9 (0,5 điểm). Cho các danh từ sau: đỏ, xanh. Hãy bổ sung thêm tiếng ở trước hoặc ở sau danh từ đã cho để tạo thành các tính từ.
................................................................................................
................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (2 điểm)
Cánh diều tuổi thơ
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiêng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sao kép, sáo bè,…như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
2. Tập làm văn (8 điểm)
Viết bài văn kể lại câu chuyện em đã được học (đã đọc) ca ngợi về lòng dũng cảm của con người.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)
Thời gian làm bài: .... phút
(Đề 1)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Yết Kiêu” - trang 82 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 (Chân trời sáng tạo). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao nhà vua cho rằng Yết Kiêu là “Người dân thường mà phi thường."?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
TÀN NHANG
Trong một góc công viên, rất nhiều trẻ con đang xếp hàng chờ đợi một họa sĩ trang trí lên trên mặt để trở thành những “người da đỏ” hay “người ngoài hành tinh”,.... Một cậu bé cũng nắm tay bà chờ đến lượt mình. Mặt cậu bé rất nhiều đốm tàn nhang nhỏ, nhưng đôi mắt thì sáng lên vì háo hức.
- Cậu lắm tàn nhang thế, làm gì còn chỗ nào trên mặt mà vẽ! - Cô bé xếp hàng sau cậu bé nói to.
Ngượng ngập, cậu bé cúi gầm mặt xuống. Thấy vậy, bà cậu cũng ngồi xuống bên cạnh: “Sao cháu buồn thế? Bà yêu những đốm tàn nhang của cháu mà! Hồi còn nhỏ, lúc nào bà cũng mong có tàn nhang đây".
Rồi bà cụ đưa những ngón tay nhăn nheo vuốt má cậu bé: Tàn nhang cũng xinh lắm, chắc chắn chú họa sĩ sẽ thích những vệt tàn nhang của cháu!".
Cậu bé mỉm cười.
- Thật không bà?
Thật chứ! - Bà cậu đáp.. Đây, cháu thử tìm xem thứ gì đẹp hơn những đốm tàn nhang.
Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm:
- Những nếp nhăn, bà ạ!
(Sưu tầm)
Câu 1. Khuân mặt của cậu bé có điều gì đặc biệt (0,5 điểm)
A. Khuân mặt rất trắng.
B. Khuân mặt của cậu bé có rất nhiều mụn.
C. Có một vết sẹo lớn trên mặt.
D. Khuân mặt có nhiều đốm tàn nhang nhỏ.
Câu 2. Bà cụ đã nói gì về những đốm tàn nhang nhỏ của cậu bé (0,5 điểm)
A. Bà cụ rất yêu những đốm tàn nhang này của cậu bé.
B. Bà cụ khen tàn nhang của cậu bé xinh và bà rất yêu những đốm tàn nhang đó.
C. Những đốm tàn nhang nhỏ đã tạo nên nét đẹp riêng của cậu bé.
D. Bà cụ chê những đốm tàn nhang nhỏ của cậu bé rất xấu xí.
Câu 3. Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì? (1 điểm)
A. Không nên xấu hổ, cần tự tin và có suy nghĩ tích cực hơn.
B. Không nên chê bai và chế giễu ngoại hình của người khác.
C. Hãy luôn nói những lời tốt đẹp để an ủi người khác
D. Cả A và B
Câu 4. Hãy gạch chân vào từ không cùng nhóm với các từ còn lại (1 điểm)
Gầy gò/ dong dỏng/ hồi hộp/ mập mạp/ lênh khênh
Câu 5. Tìm và ghi lại hai động từ và hai tính từ có trong bài học trên: (1 điểm)
Hai động từ chỉ hoạt động |
Hai tính từ chỉ trạng thái |
|
|
Câu 6. Em hãy gạch chân dưới bộ phận chủ ngữ trong câu văn sau và cho biết chủ ngữ đó được dùng để làm gì? (1 điểm)
Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.
Câu 7. Cho câu chủ đề sau “Cô bé bán diêm là một cô bé có hoàn cảnh thật đáng thương tâm”, viết đoạn văn (từ 3-4 câu) cho chủ đề trên: (1 điểm)
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
NHỮNG CÁNH BƯỚM BÊN BỜ SÔNG
Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn bên bờ sông bắt bướm. Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang loáng.
Vú Tú Nam
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn tả cây hoa đào mà em yêu thích.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)
Thời gian làm bài: .... phút
(Đề 1)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Bác sĩ của nhân dân” (trang 13) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Chân trời sáng tạo)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS thực hiện yêu cầu: Tìm những chi tiết cho thấy bác sĩ Phạm Ngọc Thạch hết lòng với công việc.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
CÂU CHUYỆN VỀ TÚI KHOAI TÂY
Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên của người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.
Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.
Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết chỗ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.
Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.”
Lại Thế Luyện
Câu 1. Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì? (0,5 điểm)
A. Để cho cả lớp liên hoan.
B. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha.
C. Để cho cả lớp học môn sinh học.
D. Để cho cả lớp mang về trồng.
Câu 2. Cách giáo dục của thầy giáo có điều gì thú vị? (0,5 điểm)
A. Thầy tự mang khoai tây đến lớp mà không bắt bạn nào phải mua.
B. Thầy không cho làm bài vào vở mà viết lên khoai tây.
C. Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác.
D. Thầy dạy học sinh phải biết quý trọng đồ ăn qua những củ khoai tây.
Câu 3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0,5 điểm)
A. Con người sống phải biết cảm thông và tha thứ cho lỗi lầm của người khác.
B. Con người sống phải biết thương yêu nhau.
C. Con người sống phải biết chia sẻ cho nhau.
D. Con người không nên lừa dối nhau.
Câu 4. Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn dưới đây: (1 điểm)
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khỏe mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.
................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................
Câu 5. Em hãy gạch chân vào thành phần chính của câu: (1 điểm)
Trưa hôm đó, dế còm sang chơi nhà cụ giáo cóc. Loay hoay mãi anh chàng mới dám đọc cho cụ nghe bài thơ mới làm có nhan đề “Nàng từ đâu tới”:
(Trích “Hoa cúc áo – Trần Đức Tiến)
................................................................................................ ................................................................................................
Câu 6. Nối từ ở cột A với nhận xét ở cột B cho phù hợp: (1 điểm)
Câu 7. Viết đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) có sử dụng biện pháp nhân hóa: (1,5 điểm)
................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
TRONG ÁNH BÌNH MÌNH
(Trích)
Ánh nắng mới lên nhuộm hồng làn sương vương trên những ngọn cây. Sau một đêm ngủ bình yên, bầy chim tỉnh dậy hót vang lừng. Một vài con nai rời bến nước, lững thững tìm về nơi ở khuất đâu đó dưới lùm cây. Bình minh diễn ra chỉ trong khoảnh khắc.
Vũ Hùng
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết.
Tham khảo đề thi Tiếng Việt lớp 4 bộ sách khác có đáp án hay khác: