Top 100 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức (có đáp án)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tuyển chọn 100 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Học kì 1, Học kì 2 năm học 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 4 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Tiếng Việt lớp 4.
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức (có đáp án)
Xem thử Đề thi GK1 Tiếng Việt lớp 4 Xem thử Đề thi CK1 Tiếng Việt lớp 4 Xem thử Đề thi GK2 Tiếng Việt lớp 4
TẠM NGỪNG BÁN - mua trọn bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 2 Kết nối tri thức
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 Kết nối tri thức
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Chân trời cuối phố” (Trang 59, 60 – SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Em hãy tìm những từ ngữ chỉ cảm xúc của cún và giải thích vì sao cún có những cảm xúc đó?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
BUỔI CHỢ TRUNG THU
Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương, từ từ nhô lên nhành cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt. Bầu trời dần dần tươi sáng. Hương vị thôn quê đầy quyến rũ ngọt ngào mùi lúa chín.
Từ các làng xóm, các ấp trại, từ các ấp nhà linh tinh trên sườn đồi, người gồng gánh, thúng mủng vì bị quay, tay nải và ba lô nữa, lũ dài, lũ ngắn dồn lên mấy con đường lớn. Vai kĩu, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng vịt cạp cạp, tiếng người nói léo xéo. Thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi xích sắt, mặt buồn rầu, sợ sệt.
Khoảng bảy giờ sáng, trên đồi đã đông nghìn nghịt. Màu nâu, màu chàm, màu kaki, các thứ quần áo trà trộn dưới bóng cây. Không ai nói to, cũng không ai nói nhiều. Những luồng phát âm của hàng nghìn cái miệng cũng đủ làm cả khu rừng ầm ầm.
(Theo Tạ Duy Anh)
Câu 1 (0,5 điểm). Cảnh chợ được miêu tả vào thời gian nào trong ngày?
A. Đêm muộn
B. Hoàng hôn
C. Bình minh
D. Giữa trưa
Câu 2 (0,5 điểm). Không phí buổi chợ trung du như thế nào?
A. Nhộn nhịp
B. Yên tĩnh.
C. Êm đềm
D. Vắng lặng
Câu 3 (0,5 điểm). Từ ngữ nào thể hiện cảnh chợ nhộn nhịp?
A. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp.
B. Buổi chợ dần dần tươi sáng.
C. Chân bước thoăn thoắt.
D. Không ai nói to, cũng không ai nói nhiều.
Câu 4 (0,5 điểm). Trong câu “Màu nâu, màu chàm, màu kaki, các thứ quần áo trà trộn với bóng cây.” tác giả muốn gợi nhớ và thể hiện điều gì?
A. Chợ rất phong phú người và đồ dùng.
B. Có nhiều quần áo, vải vóc bán trong chợ.
C. Có nhiều người đến dự phiên chợ.
D. Có nhiều màu sắc trong buổi chợ.
Câu 5 (1,0 điểm). Khung cảnh buổi chợ trung thu gợi cho em những suy nghĩ gì về cảnh vật và con người nơi đây?
................................................................................................
................................................................................................
Câu 6 (1,0 điểm). Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sâu vào đúng bảng dưới đây:
Nhiều người vẫn nghĩ loài cây Bao Báp kì diệu chỉ có ở châu Phi. Nhưng thực ra tại châu lục đen chỉ có duy nhất một loài bao báp. Còn trên đảo Ma-đa-ga-xca ở Ấn Độ Dương có tới tận bảy loài. Một loài trong số đó còn được trồng thành đồn điền, vì từ hạt của nó có thể chế được loại bơ rất ngon và bổ dưỡng.
Danh từ chung |
Danh từ riêng |
|
|
Câu 7 (1,0 điểm). Xác định danh từ (DT), động từ (DT) dưới từ gạch chân trong câu sau:
Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất.
Câu 8 (1,5 điểm). Đoạn văn sau có những danh từ riêng viết chưa đúng. Em hãy gạch chân vào những từ sai đó và chữa lại cho đúng:
Trường tiểu học xã cổ loa (đông anh, hà nội) đã có hơn 15 năm xây dựng và phát triển. Liên tục trong nhiều năm qua liên đội nhà trường đều nhận danh hiệu liên đội vững mạnh, xuất sắc và vinh dự được trung ương đoàn tặng bằng khen.
Câu 9 (0,5 điểm). Em hãy đặt câu miêu tả hành động bắt chuột của con mèo, trong đó có sử dụng 2 động từ.
................................................................................................ ................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (2 điểm)
Biển đẹp
Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những núi xa màu lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió, mà sóng vẫn đổ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót. Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh chai. Núi xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.
2. Tập làm văn (8 điểm)
Em hãy viết một bài văn thuật lại hoạt động ở trường em mà em có dịp tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống)
Thời gian làm bài: .... phút
(Đề 1)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản bài “Bét-tô-ven và Bản xô-nát Ánh trăng” (trang 101) Tiếng Việt 4 Tập 1 - (Kết nối tri thức với cuộc sống) ?
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao bản nhạc Bét-tô-ven dành tặng cô gái mù lại có tên là “Bản xô-nát Ánh trăng”?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ
Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật. Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn, sáng tạo của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc. Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.
Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi.
Theo Lâm Ngũ Đường
Câu 1. Lúc nhàn rỗi Trương Bạch đã làm gì? (0,5 điểm)
A. Nặn những con giống bằng đất sét.
B. Tạc những pho tượng.
C. Nặn những con giống bằng đất màu.
D. Làm các đồ thủ công.
Câu 2. Điều không thể tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì? (0,5 điểm)
A. Đôi mắt tượng Quan Âm như biết nhìn theo.
B. Đôi mắt pho tượng nhìn long lanh như mắt người.
C. Pho tượng toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ.
D. Pho tượng sống động đến lạ lùng giống như một người sống vậy.
Câu 3. Qua câu chuyện, em thấy Trương Bạch là người như thế nào? (0,5 điểm)
A. Là một người chăm chỉ, chịu khó và sáng tạo.
B. Là một người hiền lành và nhiệt huyết với công việc làm gốm.
C. Là một người yêu thích sự hoàn hảo.
D. Là một người say mê nghệ thuật có tính kiên nhẫn và sáng tạo.
Câu 4. Đánh số thứ tự để tả độ cao tăng dần của các con vật sau: (1 điểm)
Câu 5. Viết một câu hội thoại có sử dụng biện pháp nhân hóa: (1 điểm)
……………………………………………………………………………………….
Câu 6. Dựa vào bức tranh sau em hãy tìm hai danh từ: (1 điểm)
Chỉ thời gian |
Chỉ vật |
Câu 7. Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại những câu văn sau cho sinh động, gợi cảm: (1,5 điểm)
a) Những cơn gió thổi nhè nhẹ trên mặt hồ nước trong xanh.
………………………………………………………………………………………
b) Mặt trời mọc từ phía đông, chiếu ánh nắng xuống cánh đồng lúa xanh rờn.
………………………………………………………………………………………
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
CÓ NHỮNG MÙA ĐÔNG (trích)
Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng.
Trần Dân Tiên
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy đóng vai nhân vật Tin-tin trong vở kịch “Ở Vương quốc Tương viết đoạn văn về vương quốc đó theo tưởng tượng của em.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu tên câu chuyện mà em muốn tưởng tượng.
Triển khai:
- Đến thăm Vương quốc Tương lai: Được sự giúp đỡ của bà tiên, em và Mi-tin đã đến được Vương quốc Tương lai.
- Gặp các em bé: (1) Em bé thứ nhất: sáng chế ra một vật làm con người hạnh phúc. (2) Em bé thứ hai: sáng chế ra thuốc trường sinh. (3) Em bé thứ ba: mang đến một thứ ánh sáng lạ. (4) Em bé thứ tư: Khoe một thứ máy biết bay như chim. (5) Em bé thứ năm: cho xem một cái máy biết dò tìm kho báu giấu trên Mặt Trăng.
Kết thúc
- Nêu cảm nghĩ của em về điều đã tưởng tượng ra.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Kết nối tri thức)
Thời gian làm bài: .... phút
(Đề 1)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Hải Thượng Lãn Ông” (trang 8) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao Hải Thượng Lãn Ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
QUÊ HƯƠNG NGHĨA NẶNG
Từ lúc thoát li gia đình cho đến ngày về yên nghỉ trên đất mẹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn tâm niệm: “Quảng Bình là nhà tôi, khi nào rảnh việc nước thì tôi về nhà.”.
Lần đầu tiên Đại tướng về thăm nhà sau chiến thắng Điện Biên Phủ là mùa hạ năm 1959. Hình ảnh oai phong mà gần gũi của ông đã được ghi tạc trong tâm trí người dân An Xá. Ông mặc lễ phục quân nhân, đứng thẳng trên một chiếc xe com-măng-ca được tháo bạt. Tay trái ông nắm thanh sắt khung xe, tay phải giơ ngang vành mũ, mắt nhìn thẳng nghiêm cẩn chào người dân quê đang háo hức nồng nhiệt chờ đón. Mặc những dòng mô hội chảy từ gáy xuống cổ, tay phải ông vẫn giữ nghiêm trên vành mũ.
Những lần ông về quê nhằm ngày lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang luôn khiến bầu không khí thêm đặc biệt. Ngày hội năm 1986, nhân dân khắp nơi tụ về đứng chật hai bờ sông. Bất ngờ, một giọng nói vang lên trên loa phóng thanh: “Kính thưa bà con nhân dân huyện nhà, hôm nay tôi về quê...”. Cả hai bờ sông im bặt vì xúc động, rồi nhiều người mừng rỡ kêu lên: “Ông Giáp! Ông Giáp về!”. Ai cũng nhận ra đó là giọng nói của ông, giọng Lệ Thuỷ của một người dù gót chân bám bụi trăm miền vẫn vẹn nguyên âm sắc mộc mạc mà ấm áp. Trong buổi giao lưu hôm đó, mọi người đều ấn tượng với lời ông nói: “Chưa bao giờ tôi quên quê hương và gia đình đã hun đúc nên nhân cách của tôi, quyết định con đường đi của tôi...”.
Lần cuối cùng, năm 2013, Đại tướng đã thực sự về với quê hương Vũng Chùa – Đảo Yến. Kể từ đó, người dân cả nước thường xuyên đến viếng thăm nơi này.
(Tường Vy tổng hợp)
Từ ngữ
Xe com-măng-ca: xe quân sự loại nhỏ, nóc xe được làm bằng vải bạt.
Câu 1. Bài đọc cho em biết điều gì về Đại tướng Võ Nguyên Giáp? (0,5 điểm)
A. Chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng.
B. Dành tình cảm sâu nặng cho quê hương.
C. Được tôn vinh là “vị tướng của nhân dân”.
D. Là học trò giỏi của Bác Hồ.
Câu 2. Điều gì khiến bà con dự lễ hội đua thuyền năm 1986 xúc động? (0,5 điểm)
A. Lễ hội năm đó được tổ chức long trọng nhất.
B. Bà con được biết trước là Đại tướng sẽ về.
C. Chưa bao giờ mọi người đi xem hội đông như vậy.
D. Được nghe giọng Lệ Thuỷ mộc mạc mà ấm áp của Đại tướng.
Câu 3. Theo em, câu: “Chưa bao giờ tôi quên quê hương và gia đình đã hun đúc nên nhân cách của tôi, quyết định con đường đi của tôi...” ý nói gì? (0,5 điểm)
A. Lòng biết ơn quê hương và gia đình của Đại tướng.
B. Nỗi nhớ quê hương sâu nặng của Đại tướng.
C. Niềm thương mến với người dân quê hương của Đại tướng.
D. Niềm tin vào sự phát triển của quê hương của Đại tướng.
Câu 4. Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn dưới đây: (1 điểm)
a. Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.
(Nguyễn Kiên)
................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................
b. Rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ đầu lá rủ phất phơ. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu vàng úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang ra vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng.
(Đoàn Giỏi)
................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................
Câu 5. Gạch chân vào trạng ngữ của câu văn sau và cho biết trạng ngữ đó bổ thông tin gì cho câu: (1 điểm)
Suốt thời gian sống xa quê nhà, Đại tướng luôn nhớ những món ăn của miền quê sông nước.
................................................................................................ ................................................................................................
Câu 6. Đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ mục đích hoặc nguyên nhân và gạch chân dưới trạng ngữ đó: (1 điểm)
................................................................................................ ................................................................................................
Câu 7. Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1,5 điểm)
a. Con sông Kiến Giang chảy qua làng An Xá, quê hương của Đại tướng.
b. Hội đua thuyền là lễ hội nổi tiếng của vùng quê ven sông Kiến Giang.
c. Bà con đi xem hội đua thuyền vô cùng mừng rỡ khi biết tin Đại tướng về quê.
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
(Trích)
Bên cạnh việc làm thuốc, chữa bệnh, Hải Thượng Lãn Ông cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, viết sách, để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử. Ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam.
Nguyễn Liêm
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về bố
ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Hải Thượng Lãn Ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam vì bên cạnh việc làm thuốc, chữa bệnh, Hải Thượng Lãn Ông cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, viết sách, để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm)
B. Dành tình cảm sâu nặng cho quê hương.
Câu 2. (0,5 điểm)
D. Được nghe giọng Lệ Thuỷ mộc mạc mà ấm áp của Đại tướng.
Câu 3. (1 điểm)
A. Lòng biết ơn quê hương và gia đình của Đại tướng.
Câu 4. (1 điểm)
a) Câu chủ đề: Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến.
b) Câu chủ đề: Rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng.
Câu 5. (1 điểm)
Suốt thời gian sống xa quê nhà, Đại tướng luôn nhớ những món ăn của miền quê sông nước.
- Trạng ngữ trong câu trên bổ sung thông tin về thời gian.
Câu 6. (1 điểm)
Vì xe bị hỏng, Hoa đã đi bộ đến trường.
Câu 7. (1,5 điểm)
a. Con sông Kiến Giang / chảy qua làng An Xá, quê hương của Đại tướng.
CN VN
b. Hội đua thuyền / là lễ hội nổi tiếng của vùng quê ven sông Kiến Giang.
CN VN
c. Bà con đi xem hội đua thuyền / vô cùng mừng rỡ khi biết tin Đại tướng về quê.
CN VN
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, nêu tình cảm, cảm xúc của em về bố, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu về người em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
Triển khai:
- Ấn tượng của em về bố: (1) Lúc nào bố cũng cố gắng làm việc chăm chỉ, để hai anh em em có thể được học hành đến nơi đến chốn. (2) Bố làm việc quần quật sớm hôm để lo cho gia đình được đầy đủ. Vì vậy, mà trông bố có vẻ già dặn hơn so với tuổi thật khá nhiều.
- Tình cảm bố dành cho em: (1) Tuy là một người đàn ông cục mịch, ít nói nhưng tình yêu bố dành cho em và anh trai thì chan chứa vô cùng. (2) Có cái gì đẹp, cái gì ngon bố cũng nhường cho chúng em.
- Tình cảm, cảm xúc của em đối với bố: Thật tự hào và yêu quý biết bao người bố tuyệt vời của em.
Kết thúc
- Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em dành cho bố.
Bài làm tham khảo
Người mà em biết ơn và kính trọng nhất, chính là bố của em. Bố là một người thợ xây bình thường, không có gì quá nổi bật. Nhà bà nội nghèo, lại đông con, nên bố phải nghỉ học từ lớp 9 để bước ra đời bươn chải. Vì vậy, lúc nào bố cũng cố gắng làm việc chăm chỉ, để hai anh em em có thể được học hành đến nơi đến chốn. Ngoài việc đi xây theo đoàn, thì những ngày nghỉ và thời gian rảnh còn lại, bố sẽ chăm sóc cho vườn cam ở trên đồi của gia đình. Bố cũng nhận làm thuê bốc vác cho bãi xe khách ở gần nhà. Bố làm việc quần quật sớm hôm để lo cho gia đình được đầy đủ. Vì vậy, mà trông bố có vẻ già dặn hơn so với tuổi thật khá nhiều. Tuy là một người đàn ông cục mịch, ít nói nhưng tình yêu bố dành cho em và anh trai thì chan chứa vô cùng. Có cái gì đẹp, cái gì ngon bố cũng nhường cho chúng em. Tuy không giỏi chữ nghĩa, nhưng bố vẫn là một người thầy tuyệt vời, dạy cho em cách sống tốt và những kĩ năng trong cuộc sống. Có bố ở bên, em như được đứng dưới mái nhà vững chãi nhất. Thật tự hào và yêu quý biết bao người bố tuyệt vời của em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Kết nối tri thức)
Thời gian làm bài: .... phút
(Đề 1)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Đường đi Sa Pa” (trang 106) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả khẳng định: “Sa Pa là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.”?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
NGƯỜI ĂN XIN
Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!
Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.
Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.
Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của lão.
Theo Tuốc-ghê-nhép
Câu 1. Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào? (0,5 điểm)
A. Một người ăn xin già lọm khọm.
B. Đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt.
C. Đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi thảm hại...
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2. Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào? (0,5 điểm)
A. Cậu bé chân thành thương xót ông lão ăn xin và muốn giúp đỡ ông lão.
B. Cậu bé chán ghét ông lão.
C. Cậu bé coi thường người ăn xin già lọm khọm, bẩn thỉu.
D. Cậu bé chỉ thương hại ông lão.
Câu 3. Cậu bé lục tìm hết túi nọ đến túi kia không thấy có gì để cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi.”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? (0,5 điểm)
A. Cậu bé cho ông lão cái bánh.
B. Cậu bé đã cho ông lão cái khăn tay.
C. Cậu bé đã cho ông lão tình thương, sự thông cảm và tôn trọng.
D. Cậu bé đã xin mẹ một ít tiền và đưa cho ông lão.
Câu 4. Em hãy sửa lại câu văn sau cho đúng chính tả: (1 điểm)
đào Gia minh là học sinh lớp 4A, trường tiểu học xuân Hòa. |
........................................................................................................................
Câu 5. Em hãy chọn từ phù hợp và viết lại câu hoàn chỉnh: (1 điểm)
a) Để đạt học sinh giỏi, Quân luôn ........... (kiên quyết/ kiên trì/ kiên cường) làm các bài tập khó.
........................................................................................................................
b) Trong vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội, anh shipper Nguyễn Đăng Văn đã ........... (dũng cảm/ dũng mãnh/ dũng khí) cứu 10 người mắc kẹt trong đám cháy.
........................................................................................................................
Câu 6. Em hãy xác định trạng ngữ trong các câu dưới đây và cho biết trạng ngữ đó bổ sung thêm thông tin gì cho câu: (1 điểm)
a) Trên cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.
........................................................................................................................
b) Mùng 1 Tết, Lan cùng bố mẹ về quê nội.
........................................................................................................................
Câu 7. Viết đoạn văn ngắn (từ 3 – 4 câu) về một tác phẩm, trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép đánh dấu tên tác phẩm: (1,5 điểm)
........................................................................................................................ ........................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
VIỆT BẮC
(trích)
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sau ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...
Tố Hữu
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết bài văn miêu tả cây hoa giấy mà em yêu thích.
Tham khảo đề thi Tiếng Việt lớp 4 bộ sách khác có đáp án hay khác: