Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí lớp 8 Học kì 2 có đáp án (4 đề)
Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí lớp 8 Học kì 2 có đáp án (4 đề)
Với Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí lớp 8 Học kì 2 có đáp án (4 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Vật Lí 8 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Vật Lí lớp 8.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học 2024
Môn: Vật Lí 8
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề thi số 1)
Phần tự luận
Câu 1: Máy xúc thứ nhất thực hiện công lớn gấp 2 lần trong thời gian dài gấp 4 lần so với máy xúc thứ hai. Nếu gọi P1 là công suất của máy thứ nhất, P2 là công suất của máy thứ hai thì P2 bằng bao nhiêu so với P1?
Câu 2: Ngựa kéo xe chuyển động đều. Lực ngựa kéo xe là 400N. Trong 10 phút xe đã nhận được một công do ngựa sinh ra là 600kJ.
a) Tính vận tốc chuyển động của xe.
b) Công suất của con ngựa sinh ra là bao nhiêu?
Câu 3: Một máy khi hoạt động với công suất 1600W thì nâng được một vật nặng 70kg lên độ cao l0m trong 36 giây.
a) Tính công mà máy đã thực hiện được trong thời gian nâng vật.
b) Tính hiệu suất cùa máy trong quá trình làm việc.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1:
Công suất P = A/t. Khi máy 1 thực hiện công lớn gấp 2 lần trong thời gian dài gấp 4 lần thì rõ ràng công suất nhỏ hơn 2 lần so với máy 2: P2 = 2P1
Câu 2:
a) Quãng đường xe đi được là: s = A/F = 600.103/400 = 1500m
Vận tốc chuyển động của xe: v = s/t = 1500/600 = 2,5m/s
b) Công suất của con ngựa sinh ra là: N = A/t = 600.103/600 = 103W = 1000W
Câu 3:
a) Áp dụng công thức P = A/t => A = P.t = 1600.36 = 57600J
b) Công có ích : A1 = 70.10.10 = 7000J
Hiệu suất: H = A1/A = 0,1215 hay H = 12,15%
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học 2024
Môn: Vật Lí 8
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề thi số 2)
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Người nào sau đây khi hoạt động có công suất lớn nhất?
A. Một người thợ rèn sinh ra một công 5000J trong 10 giây.
B. Một người thợ mỏ đẩy xe goòng trong thời gian 5 giây đã thực hiện một công 2000J.
C. Một vận động viên điền kinh trong cuộc đua đã thực hiện một công 7000J trong thời gian 10 giây.
D. Một công nhân bốc vác đã tiêu tốn một công 30kJ trong một phút.
Câu 2: Trong trường hợp nào sau đây vật có thế năng đàn hồi?
A. Viên bi đang lăn trên mặt phăng nghiêng.
B. Cái tên nằm trong cái cung đã được giương lên.
C. Quả nặng đang làm việc trong cái búa máy.
D. Viên đạn đang nằm trong khẩu súng.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây vật không có cả động năng và thế năng?
A. Một cái ô tô đang leo dốc.
B. Ô tô đang chạy trên đường nằm ngang.
C. Vận động viên xe đạp đang xuống đèo.
D. Quả tạ đang rơi từ trên cao xuống.
Câu 4: Một vận động viên điền kinh với công suất 700W đã chạy quãng đường 100m hết 10 giây. Một công nhân xây dựng đã sử dụng ròng rọc động để nâng một khối vật liệu nặng 650N lên cao 10m.
A. Vận động viên thực hiện công lớn hơn người công nhân.
B. Vận động viên thực hiện công nhỏ hơn người công nhân.
C. Vận động viên thực hiện công bằng người công nhân.
D. Cả A, B đều sai.
Câu 5: Cần cẩu (A) nâng được l000kg lên cao 7m trong 1 phút, cần cẩu (B) nâng được 800kg lên cao 5m trong 30 giây. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu.
A. Công suất của (A) lớn hơn.
B. Công suất của (B) lớn hơn.
C. Công suất của (A) và của (B) bằng nhau.
D. Chưa đủ dữ liệu để so sánh hai công suất này.
Phần tự luận
Câu 6: Khi hành khách ngồi yên ữên xe ô tô đang chuyển động, cơ năng của hành khách đó tồn tại ở dạng nào?
Câu 7: Để đưa một vật lên độ cao 20m người ta dùng một ròng rọc cố định. Công của lực kéo tối thiểu F là 30kJ. Khối lượng của vật nặng là bao nhiêu?
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1: C
+ Công suất người thợ rèn P1 = 5000/10 = 500W
+ Công suất người thợ mỏ: P2 = 2000/5 = 400W
+ Công suất vận động viên: P3 = 7000/10 = 700W
+ Công suất công nhân bốc vác: P4 = 30000/60 = 500W
Vậy công suất vận động viên P3 = 700W là lớn nhất.
Câu 2: B
Cái tên nằm trong cái cung đã được giưomg lên là vật có thế năng đàn hồi
Câu 3: B
Ô tô đang chạy trên đường nằm ngang chỉ có động năng nên không có đồng thời 2 dạng năng lượng vừa động năng và thế năng.
Câu 4: A
Vận động viên thực hiện công A1 = P.t = 700.10 = 7000J.
Người công nhân thực hiện công A2 = P.t = 650.10 = 6500J.
Vậy vận động viên thực hiện công lớn hơn người công nhân.
Câu 5: B
Công cần cẩu (A) thực hiện A1 = p.h = 10000.7 = 70000J.
Công suất của (A) là P1 = 70000/60 = 1167W
Công cần cẩu (B) thực hiện A2 = P.h = 8000.5 = 40000J.
Công suất của (B) là P2 = 40000/30 = 1333W.
Vậy P2 > P1
Câu 6:
Hành khách ngồi trên xe, chuyển động cùng với xe nên có động năng, đồng thời ở độ cao h so với mặt đất nên có cả thế năng hấp dẫn.
Câu 7:
Lực kéo cần thiết là: F = A/s = 30000/20 = 1500N
Khối lượng của vật m = P/10 = F/10 = 150kg.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học 2024
Môn: Vật Lí 8
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề thi số 3)
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Trường hợp nào sau đây không có động năng?
A. Con lắc đang dao động.
B. Máy bay đang bay.
C. Không khí đang chứa trong quả bóng.
D. Luồng gió đang thổi qua cánh đồng.
Câu 2: Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Khối lượng của vật B. Độ biến dạng đàn hồi của vật
C. Vận tốc của vật D. Chất làm vật
Câu 3: Một chiếc ô tô chuyển động đều đi được đoạn đường 24km trong 25 phút. Lực cản của mặt đường là 500N. Công suất của ô tô là:
A.800W B. 8kW C. 80kW. D. 800kW
Câu 4: Một chiếc ô tô cùng chuyển động đều đi được đoạn đường 27km trong 30 phút Công suất của ô tô là 12kW. Lực kéo của động cơ là:
A. 80N. B. 800N. C. 8000N. D.1200N.
Câu 5: Một người thợ kéo đều một bao xi măng trọng lượng 500N lên cao 3m. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là bao nhiêu?
A. 15W B. 300W C. 50W D.72W
Phần tự luận
Câu 6: Mũi tên được bán đi từ một cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cánh cung? Đó là dạng năng lượng nào?
Câu 7: Để đưa một vật khối lượng 300kg lên sàn xe tải có độ cao 1,25m người ta dùng một tấm ván nghiêng dài 5m. Biết lực ma sát của tấm ván có độ lớn là 100N. Lực kéo vật là bao nhiêu?
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1: C
Trường hợp không khí đang chứa trong quả bóng là không có động năng.
Câu 2: B
Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật.
Câu 3: B
Công ô tô thực hiện để chống lực cản A = F.s. F = 500.24.103 = 12.106 J.
Công suất của lực kéo là P = 12.106/(25.60) = 8000W = 8kW
Câu 4: B
Công của ô tô A = P.t = 12000.30.60 = 21,6.106 (J).
Lực kéo của động cơ là: F = A/s = 21,6.106/ (27.103) = 800N
Câu 5: C
Công suất của lực kéo là: P = A/t = 500.3/30 = 50W
Câu 6:
Mũi tên được bắn đi từ cung tên là nhờ năng lượng của cánh cung vì khi giương cung làm cho cả dây cung và cánh cung bị biến dạng do để dự trữ một năng lượng dưới dạng thế năng, năng lượng này làm cho mũi tên chuyển động.
Câu 7:
Công để đưa vật lên xe là: A = P.h = 300.10.1,25 = 3750J
Nếu không có ma sát, lực kéo vật là: Fo = A/l = 3750 / 5 = 750N
Khi có thêm ma sát, lực kéo vật là: F = 750 + 100 = 850N
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học 2024
Môn: Vật Lí 8
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề thi số 4)
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Trường hợp nào sau đây có công suất lớn nhất?
A. Một máy bom nước có công suất 2kW.
B. Một con bò kéo cày trong một phút thực hiện được một công là 42kJ.
C. Một vận động viên điền kinh trong cuộc đua đã thực hiện một công 6200J trong thời gian 10 giây.
D. Một chiếc xe tải thực hiện được một công 5000J trong 6 giây.
Câu 2: Các trường hợp nào sau đây vật không có thế năng hấp dẫn (nếu chọn mốc tính thế năng tại mặt đất)?
A. Quả nặng của búa máy được treo trên cần cẩu của búa máy.
B. Một chiếc ô tô đang chạy trên đường nằm ngang.
C. Nước nằm trong hồ chứa của nhà máy thuỷ điện.
D. Một cái lò xo đang bị nén.
Câu 3: Tìm phát biểu sai.
A. Vật có công suất càng lớn nếu thực hiện công trong thời gian càng ngắn.
B. Thời gian vật thực hiện công càng dài thì công suất của nó càng nhỏ.
C. Vật nào thực hiện công lớn hơn thì vật đó có công suất lớn hơn.
D. Trong cùng một thời gian, vật nào có khả năng sinh ra một công lớn hơn thì vật đỏ có công suất lớn hơn.
Câu 4: Một ô tô tải và một xe mô tô chạy trên một đoạn đường với cùng một vận tốc. Công suất của:
A. mô tô lớn hơn của xe tải. B. mô tô bằng của xe tải.
C. mô tô nhỏ hơn của xe tải. D. A, B đều sai.
Câu 5: Một viên đạn đang bay có dạng năng lượng nào dưới đây?
A. Chi có động năng
B. Chỉ có thế năng
C. Chỉ cỏ nhiệt năng
D. Có cả động năng, thế năng và nhiệt năng
Câu 6: Một viên đạn được bắn lên từ mặt đất. Trong quá trình bay lên thì viên đạn cỏ
A. động năng tăng dần.
B. thế năng tăng dần.
C. động năng giảm dần.
D. động năng giảm dần, thế năng tăng dần.
Câu 7: Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có động năng, vừa có thế năng?
A. Khí vật đang đi lên hoặc đang rơi xuống.
B. Chỉ khi vật đang đi lên.
C. Chỉ khi vật đang rơi xuống.
D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.
Câu 8: Một học sinh kéo đều một gầu nước trọng lượng 60N từ giếng sâu 6m lên. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là
A. 360W B. 720W C. 180W D. 12W
Câu 9: Một máy đóng cọc có quả nặng khối lượng l00kg rơi từ độ cao 5m đến đập vào cọc móng, sau đổ cọc bị đóng sâu vào đất 40cm. Cho biết khi va chạm búa máy đã truyền 80% công của nó cho cọc. Lực cản của đất đối với cọc là:
A. 1000N. B. 10000N. C. 1562,5N. D. 15625N.
Câu 10: Cần cẩu (A) nâng được 1100kg lên cao 6m trong 1 phút, cần cẩu (B) nâng được 800kg lên cao 5m trong 30s. Hãy so sánh công suất cùa hai cần cẩu.
A. Công suất của cần cẩu (A) lớn hơn.
B. Công suất của cần cẩu (B) lớn hơn.
C. Công suất của hai cần cẩu bằng nhau.
D. Chưa đù dữ liệu để so sánh.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1: A
+ Máy bơm nước có công suất P1 = 2kW = 2000w
+ Con bỏ kéo cày có P2 = 4200/60 = 700W
+ Vận động viên điền kinh có P3 = 6200/10 = 620w
+ Chiếc xe tải có P4 = 5000/6 = 833W
Vậy P1 lớn nhất
Câu 2: B
Một chiếc ô tô đang chạy trên đường nằm ngang là trường hợp vật không có thế năng hấp dẫn (nếu chọn mốc thế năng tại mặt đất).
Câu 3: C
Vật nào thực hiện công lớn hơn thì chưa hẳn vật đó có công suất lớn hơn vì còn phụ thuộc vào thời gian thực hiện công ấy.
Câu 4: C
Một ô tô tải và một xe mô tô chạy trên một đoạn đường với cùng một vận tốc nhưng công suất của mô tô vẫn nhỏ hơn công suất của xe tải.
Câu 5: D
Một viên đạn đang bay có cả động năng, thế năng và nhiệt năng.
Câu 6: D
Trong quá trình bay lên thì viên đạn có vận tốc giảm nên động năng giảm dần, độ cao tăng dần nên thế năng tăng dần.
Câu 7: A
Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng khi vật đang đi lên hoặc đang rơi xuống thì vật vừa có động năng, vừa có thế năng.
Câu 8: D
Công thực hiện A = F.s = 60.6 = 360J.
Công suất cùa lực kéo là P = 360/30=12W
Câu 9: B
Cơ năng của quả nặng trước khi chạm cọc: W = Ph = 10mh = 1000.5 = 5000J.
Cơ năng máy đã truyền cho cọc: A = 0,8W = 0,8.5000 = 4000J
Lực cản của đât đổi với cọc là F= A/s = 4000/0,4 = 10000N
Câu 10: B
Công cần cẩu (A) thực hiện A1 = P.h = 11000.6 = 66000J.
Công suất của (A) là P1 = 66000/60=1100W
Công cần cẩu (B) thực hiện A2 = P.h = 8000.5 = 40000J
Công suất của (B) là P2 = 44000/30 = 1333W
Vậy P2 > P1